Thiết lập cấu hình mạng mô phỏng 1

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tương tác với mạng thực của bộ mô phỏng NS-2 (Trang 84 - 85)

Hình 5.2 Topo mạng mô phỏng 1

Mạng mô phỏng bao gồm 4 máy tính có địa chỉ IP như Hình 5.2, các máy A, B, C chạy hệ điều hành WindowXP (có thể sử dụng các hệ điều hành khác), máy D chạy hệ điều hành Linux Fedora core 4, là máy được cài đặt NSE (NS-Emulation). Kịch bản mô phỏng được chạy trên máy D, nhằm tạo tạo ra sơ đồ mạng mô phỏng như Hình 5.3, trong sơ đồ này, có một Agent PingResponder (có địa chỉ IP là 206.190.60.37, giống địa chỉ IP của máy chủ Yahoo) có nhiệm vụ phản hồi lệnh ping từ các máy tính khác (các máy A, B, C).

Tổng độ trễ của 2 đường truyền giữa Node1-Node2 và Node2-Node0 được thiết lập bằng ½ giá trị Round Trip Time nhận được bằng lệnh Ping trên mạng thực, là 158 ms (316/2 ms). Như vậy, kết quả Round Trip Time ping đến Agent PingResponder sẽ là: 158ms x 2 + (2 lần độ trễ đường truyền từ máy A đến máy D + độ trễ xử lý gói tin của Agent PingResponder).

Hình sau minh họa cách thức hoạt động của Agent PingResponder trả lời lệnh Ping từ một máy tính bất kỳ trên mạng thực.

D Modem NSE LAN A C B 192.168.0.1 192.168.0.3 192.168.0.4 192.168.0.5 192.168.0.2

Hình 5.3 Sơ đồ minh họa cách NS-2 phản hồi lệnh Ping

Đối tượng mạng Pcap/BPF sẽ được gắn với Node1 làm nhiệm vụ nhận tất cả các gói tin ICMP có địa chỉ đích là 206.190.60.37 (đây là địa chỉ của Agent PingResponder) rồi chuyển cho Agent PingResponder, được gắn trên Node2. Sau khi nhận gói tin ICMP từ một máy tính khác trên mạng thực, Agent PingResponder sẽ tạo gói tin ICMP phản hồi và trả lời cho máy yêu cầu thông qua đối tượng mạng Raw IP, được gắn trên Node0.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tương tác với mạng thực của bộ mô phỏng NS-2 (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)