Cách thực hiện và kết quả mô phỏng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tương tác với mạng thực của bộ mô phỏng NS-2 (Trang 86 - 88)

Cách thực hiện: Giả sử chúng ta đã lưu kịch bản mô phỏng ở trên với tên là emping.tcl, khi đó, máy tính A (thực hiện tương tự đối với máy tính B và C) muốn ping đến Agent PingResponder, được cài trên máy tính D có địa chỉ IP là IP_D), cần thực hiện theo thứ tự như sau:

– Tại máy D: thực hiện kịch bản mô phỏng: nse emping.tcl.

– Tại máy A: thêm lệnh định tuyến đến Agent PingResponder và thực hiện Ping:

+ route add 206.190.60.37 IP_D + ping 206.190.60.37

Kết quả:

Bất kỳ một máy tính nào trên mạng thực cũng có thể sử dụng lệnh Ping để ping đến địa chỉ 206.190.60.37 và sau đó sẽ nhận được trả lời từ Agent PingResponder.

Với cách thực hiện tại máy A như trên, chúng tôi nhận kết quả như hình sau:

Hình 5.4 Kết quả mô phỏng thực nghiệm 1

Các nhận xét:

1. Agent PingResponder có khả năng phản hồi lệnh Ping như một máy tính trên mạng thực. Thực hiện ping đến một máy thật với ping đến Agent PingResponder cho kết quả hoàn toàn giống nhau.

2. Kết quả Round Trip Time của thực nghiệm 1 là 317 ms, giá trị này hoàn toàn hợp lý. Bởi vì, theo kịch bản mô phỏng, độ trễ của gói tin truyền từ node1 đến node0 là 316 ms nên tổng 2 lần độ trễ đường truyền từ máy A đến máy D cộng với độ trễ xử lý gói tin của Agent PingResponder là 1 ms. Để

khẳng định lại giá trị độ trễ này, chúng tôi làm thực nghiệm như trên với độ trễ của 2 đường truyền giữa Node1-Node2 và Node2-Node0 là 0 ms, kết quả giá trị Round Trip Time nhận được là 1 ms.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tương tác với mạng thực của bộ mô phỏng NS-2 (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)