Tệp vết có tên mở rộng tr

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tương tác với mạng thực của bộ mô phỏng NS-2 (Trang 56 - 58)

Mỗi dòng trong tệp tin vết gồm 12 trường, mô tả một sự kiện xảy ra trong mạng và các thông tin liên quan đến sự kiện.

Ý nghĩa của từng trƣờng nhƣ sau:

− Trường event: nhận các giá trị +, -, d, r trong đó: + là sự kiện gói tin tới hàng đợi, - là sự kiện ra khỏi hàng đợi, d (drop) là sự kiện loại bỏ gói tin tại hàng đợi, r (receive) là sự kiện gói tin tới nút đích ( “to node”).

− Trường time: thời điểm xảy ra sự kiện (chú ý: time là giá trị thực, trong trường hợp mô phỏng mạng có dây, có tối đa 6 chữ số sau dấu chấm thập phân).

− Trường from node: số của node mạng gửi gói tin.

− Trường to node: số của node mạng nhận gói tin. Hai trường from node và to node xác định đường truyền (link) trên đó xảy ra sự kiện. (Chú ý: số của node mạng do NS sinh ra theo thứ tự tạo ra node – “create node_”, bắt đầu từ số 0).

− Trường pkt type (packet type): cho biết kiểu của gói tin, với mô phỏng tương tác với mạng thực thì tất cả các gói tin đến từ mạng thực đều có kiểu là “live”.

− Trường pkt size: kích thước của gói tin, đơn vị là byte.

− Trường flags: trường cờ, gồm 6 cờ, mỗi cờ tương ứng với 1 bit trong header của gói tin. Giá trị 0 của mỗi cờ được thể hiện bằng ký tự „-‟. Hiện tại, đối với mạng có dây, NS mới chỉ sử dụng 4 cờ sau để thông báo ECN (Explicit Congestion Notification):

+ “E” để báo có tắc nghẽn (CE - Congestion Experienced).

+ “N” để thông báo tầng Giao vận có khả năng xử lý báo hiệu ECT (ECN - Capable-Transport) trong IP header.

+ “C” (ECN-Echo): gói tin chứa thông báo tắc nghẽn, do bên nhận gửi cho bên gửi sau khi nó nhận được gói tin có cờ “E”.

+ “A” để báo giảm cửa sổ tắt nghẽn (CWR - Congestion Window Reduced).

− Trường fid (flow id): Chứa giá trị fid của IPv6, người lập trình có thể thiết lập giá trị fid cho các gói tin thuộc mỗi kết nối khi viết chương trình mô phỏng bằng OTcl script để phục vụ cho việc phân tích tệp vết của mình và để chương trình NAM có thể hiển thị màu của các gói tin căn cứ theo giá trị của fid.

− Trường src addr (source address): địa chỉ nguồn gửi gói tin, có dạng “node.port".

− Trường dst addr (destination address): địa chỉ đích nhận gói tin, có dạng “node.port".

− Trường seq number (sequence number): số thứ tự của gói tin của giao thức tầng Mạng (và tầng Giao vận). Nếu một gói tin bị loại, gói phát lại sẽ có cùng giá trị của trường sequence number. Khi mô phỏng tương tác với mạng thực, gói tin PT_LIVE chưa được xử lý. Để thêm seq number cho gói tin PT_LIVE ta cần sửa mã nguồn hàm Trace::get_seqno(Packet*p) của tệp ~ns\trace\trace.cc.

− Trường pkt id (packet id): chứa số định danh của gói tin. Mỗi gói tin được sinh ra sẽ có giá trị định danh riêng (kể cả các gói tin phát lại), nhằm hỗ trợ việc phân tích kết quả.

Mặc định NS sinh ra 12 trường trong tệp vết. Tuy nhiên, chúng ta có thể thay đổi số trường hoặc nội dung từng trường ở hàm Trace::format của tệp tin ~ns\trace\trace.cc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tương tác với mạng thực của bộ mô phỏng NS-2 (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)