Điều khiển truy nhập xác định

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tương tác với mạng thực của bộ mô phỏng NS-2 (Trang 28 - 30)

Điều khiển truy nhập xác định quy định rõ thứ tự truy nhập bằng các cơ chế chọn (polling) và “giữ chỗ trước” (reservation), và vì vậy không có khả năng xảy ra xung đột truy nhập. Cơ chế chọn chỉ ra thiết bị tiếp theo có quyền truy nhập kênh truyền chung. Còn cơ chế Reservation: dùng cửa sổ thời gian trong phương pháp đa truy cập phân chia theo thời gian TDMA (Time Division Multiple Access); hoặc cửa sổ tần số trong phương pháp đa truy cập phân chia theo tần số FDMA (Frequency Division Multiple Access); hoặc phương pháp sử dụng thẻ bài – Token.

Phƣơng pháp chọn:

Là phương pháp điều khiển truy nhập sử dụng một thiết bị trung tâm để điều khiển toàn bộ việc truy nhập mạng. Trong phương pháp điều khiển truy

nhập này, có một thiết bị điều khiển chung (Master) cho tất cả các thiết bị kết nối khác (Slaves). Thiết bị master sẽ dò hỏi tất cả các thiết bị slaves và quy định thứ tự ưu tiên sử dụng kênh truyền chung để trao đổi số liệu. Khi có nhu cầu trao đổi số liệu, các thiết bị slaves phải thông báo yêu cầu của mình cho thiết bị master biết. Mọi sự trao đổi số liệu giữa các thiết bị cuối đều được thực hiện thông qua thiết bị điều khiển chung.

Phƣơng pháp “giữ chỗ trƣớc”:

Một trong các phương pháp giữ chỗ trước là phương pháp sử dụng thẻ bài (Token), được sử dụng cho các mạng LAN có cấu trúc vòng. Thẻ bài là một gói số liệu đặc biệt di chuyển quanh mạng theo một chiều xác định. Một trạm muốn truyền phải đợi cho đến khi nhận được thẻ bài. Khi một trạm đang chiếm thẻ bài thì nó có thể phát đi một số gói dữ liệu. Khi đã phát hết gói số liệu cho phép hoặc không còn gì để phát nữa thì nó chuyển thẻ bài cho một trạm tiếp theo trên mạng.

Phƣơng pháp dồn tách kênh theo thời gian:

Phương pháp dồn/tách kênh theo thời gian cho phép chia dải thông của một hệ thống truyền dẫn nhất định ứng với các “cửa sổ thời gian” (time slots) có độ dài cố định và gán quyền truy nhập cho các thiết bị cuối kết nối trong hệ thống truyền dẫn đó theo cửa sổ thời gian đã xác định. Thứ tự truy nhập của các thiết bị được xác định bởi thứ tự khe thời gian được phép truyền trong cửa sổ thời gian truy nhập.

Có hai phương pháp dồn/tách kênh theo thời gian, đó là dồn/tách kênh theo thời gian đồng bộ và dồn/tách kênh theo thời gian không đồng bộ. Dồn/tách kênh theo thời gian đồng bộ gán quyền truy nhập kênh truyền chung ở các khe thời gian cố định, không cần quan tâm đến nhu cầu trao đổi số liệu của từng trạm. Điều này gây lãng phí kênh truyền vì không phải lúc nào các trạm cũng có nhu cầu phát gói số liệu. Phương pháp dồn/tách kênh theo thời gian không đồng bộ khắc phục nhược điểm trên, trong đó các trạm được sử dụng kênh truyền theo nhu cầu trao đổi số liệu của mình.

Hình 2.6 Phương pháp dồn/tách kênh theo thời gian

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tương tác với mạng thực của bộ mô phỏng NS-2 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)