Các đặc điểm nổi bật và các chức năng mô phỏng chính của NS-2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tương tác với mạng thực của bộ mô phỏng NS-2 (Trang 44 - 46)

Hiện nay, cộng đồng sử dụng NS bao gồm trên một nghìn trường đại học, viện nghiên cứu, công ty... với hơn 10 nghìn người sử dụng trên toàn thế giới. Cộng đồng sử dụng NS có một diễn đàn chung để trao đổi các vấn đề có liên quan [8].

Ba chủ đề chính thường được nghiên cứu bằng NS là: lựa chọn một trong một số cơ chế, nghiên cứu tỉ mỉ các hành vi phức tạp và điều tra các tương tác còn chưa biết giữa các giao thức.

Nhìn chung, bộ mô hỏng NS có các đặc điểm nổi bật sau [3]:

– Khả năng trừu tượng hoá: có thể thay đổi độ mịn của mô phỏng cho phù hợp với cả các mô phỏng chi tiết lẫn các mô phỏng mức cao.

– Khả năng phát sinh ra kịch bản: NS có khả năng tạo ra một cách tự động các mẫu lưu lượng, các hình trạng mạng, các sự kiện thay đổi động và phức tạp, kể cả việc mô phỏng các nút mạng và đường truyền bị hỏng.

– Khả năng mô phỏng tương tác với mạng thực: NS có một giao diện đặc biệt, cho phép lưu lượng thực đi qua nút mạng tương tác với bộ mô phỏng chạy trên nút mạng đó. Nghiên cứu và áp dụng khả năng tương tác

với mạng thực của NS là một nội dung quan trọng của bản luận văn này, tôi sẽ trình bày riêng ở Chương 4.

– Khả năng hiển thị trực quan: Công cụ hiển thị NAM giúp chúng ta thấy được hình ảnh hoạt động của mạng bằng trực giác và trợ giúp cho việc gỡ rối giao thức cần nghiên cứu.

– Khả năng mở rộng được: Bộ mô phỏng NS có khả năng mở rộng được dễ dàng khi người nghiên cứu muốn bổ sung các chức năng mới, thử nghiệm các kịch bản khác nhau và nghiên cứu các giao thức mới.

NS là bộ chương trình mô phỏng về mạng khá mạnh và ngày đang được cộng đồng người sử dụng tiếp tục phát triển, hoàn thiện. Nó hỗ trợ hầu hết các loại giao thức trong mạng có dây cũng như không dây với hầu hết các ứng dụng thông dụng và chuyên biệt. Các khả năng mô phỏng chính của NS là [3][8] là:

Đối với mạng có dây:

– Các đường truyền điểm-điểm đơn công, song công, mạng cục bộ LAN

– Các chính sách phục vụ hàng đợi – Các mô hình phát sinh lỗi.

– Định tuyến Unicast/Multicast.

– Các giao thức tầng Giao vận: TCP/Tahoe/Reno…, UDP, điều khiển lưu lượng và điều khiển tắc nghẽn.

– Các giao thức tầng Ứng dụng, truyền dữ liệu đa phương tiện.

Đối với mạng không dây:

– Kênh truyền.

– Mạng LAN không dây (WLAN) 802.11 và các mở rộng của 802.11. – Mobile IP.

– Các thuật toán định tuyến trong mạng không dây đặc biệt (Adhoc network): DSDV, DSR, AODV…

Mạng hỗn hợp:

– Trạm cơ sở (Base station) đóng vai trò gateway giữa mạng có dây và mạng không dây.

– Snoop TCP.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tương tác với mạng thực của bộ mô phỏng NS-2 (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)