Phân tích về Bất bình đẳng

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN II QUA LĂNG KÍNH HAI CUỘC ĐIỀU TRA ĐẦU KỲ VÀ CUỐI KỲ (Trang 54)

H s Gini

Chỉ số khoảng cách nghèo và mức độ trầm trọng của nghèo đói đánh giá các nhân tố về bất bình đẳng ở người nghèo. Tuy nhiên, những chỉ số này không phản ánh được sự khác biệt về mức độ trầm trọng về nghèo đói ở người nghèo. Chính vì vậy, hệ số Gini10và chỉ số Entropy tổng quát hóa được sử dụng trong phần này để đo lường mức độ bất bình đẳng ở các hộ gia đình mục tiêu. Bảng 4 đưa ra ước lượng hệ số Gini và các tỷ số phân vị của phân bố thu nhập bình quân đầu người. Hệ số Gini (theo thang điểm 100) tăng từ 43,0 năm 2007 lên 47,0 năm 2012. Khoảng cách từ đường cong Lorenz đến đường chéo 450 (đường bình đẳng) của năm 2012 lớn hơn nhiều so với năm 2007 (Hình 4.2). Tỷ lệ phân vị thu nhập 90th/10th tăng từ 7,2 đến 10,3. Điều này cho thấy sự gia tăng bất bình đẳng rất lớn giữa các hộ gia đình trong các xã thuộc CT135- II trong năm 2012. Bởi chỉ số Gini tăng ở tất cả các nhóm dân tộc cho nên mức độ bất bình đẳng của dân tộc Kinh cũng như dân tộc thiểu số đều tăng lên trong giai đoạn 2007-2012.

Bảng 4. 4: Bất bình đẳng trong phân bố thu nhập bình quân đầu người

Nửa dưới của phân bố Nửa trên của phân bố Các vùng giữa Đuôi

p25/p10 p50/p25 p75/p50 p90/p75 p75/p25 p90/p10 Gini Chung 2007 1.51 1.64 1.64 1.78 2.68 7.22 43.00 0.04 0.03 0.04 0.08 0.09 0.43 1.45 2012 1.76 1.88 1.81 1.73 3.40 10.34 47.03 0.07 0.05 0.05 0.06 0.12 0.59 1.21 Dân tc Kinh 2007 1.79 1.37 1.93 1.78 2.64 8.38 42.77 0.11 0.10 0.14 0.14 0.28 1.04 3.07 2012 1.89 1.82 1.90 1.73 3.45 11.25 45.43 0.24 0.20 0.15 0.14 0.35 2.11 2.93 Các dân tc thiu s 2007 1.46 1.60 1.62 1.55 2.58 5.84 40.30 0.04 0.03 0.04 0.04 0.08 0.23 1.38 2012 1.72 1.83 1.72 1.68 3.16 9.14 44.91 0.06 0.05 0.05 0.05 0.11 0.46 1.30

Chú ý: Độ lệch chuẩn ở dòng thứ hai dưới hệ sốước lượng

Nguồn: Tính toán của Nhóm phân tích dựa trên số liệu điều tra ĐK 2007 và CK 2012.

Hình 4. 2: Đường cong Lorenz

Hình 4.3 cung cấp bức tranh tổng quan về tình hình tăng trưởng thu nhập chung của các hộ gia đình. Bức tranh này cho thấy mức gia tăng thu nhập hàng năm của hộ gia đình ứng với từng mức phân vị của thu nhập bình quân đầu người. Hộ với mức thu nhập thấp hơn có mức gia tăng thấp hơn so với hộ gia đình có thu nhập cao hơn. Kết quả cho thấy sự bất bình đẳng thu nhập giữa các hộ gia đình thuộc CT 135-II tăng theo thời gian.

Hình 4. 3: Đường cong tăng trưởng thu nhập chung

Chú ý: Trục hoành là phân vị của thu nhập bình quân đầu người

Nguồn: Tính toán của Nhóm phân tích dựa trên số liệu điều tra ĐK 2007 và CK 2012.

Ch s Entropy tng quát

Bên cạnh hệ số Gini, bộ ba chỉ số Entropy tổng quan được sử dụng trong nghiên cứu này để đo lường bất bình đẳng thu nhập. Một ưu điểm của chỉ số Entropy tổng quát đó là ước lượng bất bình đẳng chung có thể được phân tách thành bất bình đẳng trong nội bộ nhóm và bất bình đẳng do chênh lệch thu nhập giữa các nhóm. Tương tự như hệ số Gini, các chỉ số Entropy tổng quát này tăng trong giai đoạn 2007 -2012 đối với toàn bộ mẫu cũng như nhóm hộ dân tộc. Bảng 4.5 phân tách bất bình đẳng trong nhóm hộ dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số và bất bình đẳng giữa nhóm dân tộc Kinh với các hộ dân tộc thiểu số. Bất bình đẳng trong nội bộ nhóm chiếm tỉ lệ lớn trong tỷ lệ bất bình đẳng chung. Bất bình đẳng giữa các nhóm chỉ chiếm ít hơn 10% bất bình đẳng chung. Hiện tượng này phản ánh mức độ bất bình đẳng nội bộ nhóm dân tộc Kinh và các dân

tộc thiểu số khá cao trong khi bất bình đẳng giữa nhóm dân tộc Kinh và các nhóm dân tộc thiểu số ở các xã khó khăn thuộc CT135-II khá thấp.

Bảng 4. 5: Phân tách tình trạng bất bình đẳng của dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số

2007 2012

GE(0) GE(1) GE(2) GE(0) GE(1) GE(2)

Chung 31.1 32.8 46.6 40.0 38.6 53.8 Các dân tộc thiểu số 27.2 28.9 41.2 36.5 35.2 48.7 Kinh 31.4 30.7 38.4 37.8 34.7 42.8 Bất bình đẳng trong nhóm 28.1 29.5 42.9 36.7 35.0 49.8 Bất bình đẳng giữa các nhóm 3.0 3.3 3.7 3.3 3.6 4.1 Tỷ lệ bất bình đẳng giữa các nhóm trong tổng số Bất bình đẳng 9.7 10.1 7.9 8.1 9.3 7.5

Nguồn: Tính toán của Nhóm phân tích dựa trên số liệu điều tra ĐK 2007 và CK 2012.

Bảng 4.6 phân tách bất bình đẳng chung thành bất bình đẳng nội bộ trong khu vực và bất bình đẳng giữa các khu vực. Tỷ lệ bất bình đẳng trong khu vực chiếm tỉ lệ lớn trong tỉ lệ bất bình đẳng chung, trong khi đó, thành phần bất bình đẳng giữa các khu vực chỉ chiếm phần rất nhỏ trong bất bình đẳng chung.

Bảng 4. 6: Phân tách bất bình đẳng theo vùng

2007 2012

GE(0) GE(1) GE(2) GE(0) GE(1) GE(2)

Chung 31.1 32.8 46.6 40.0 38.6 53.8 Bắc 26.8 29.0 41.8 33.8 33.2 45.8 Trung 31.1 32.1 45.7 50.6 47.7 69.5 Nam 31.6 31.1 39.3 38.2 35.6 44.3 Bất bình đẳng trong nhóm 28.8 30.4 44.0 38.7 37.3 52.4 Bất bình đẳng giữa các nhóm 2.3 2.4 2.6 1.3 1.3 1.4 Tỷ lệ bất bình đẳng giữa các nhóm trong tổng số Bất bình đẳng 7.3 7.4 5.6 3.2 3.5 2.7

Nguồn: Tính toán của Nhóm phân tích dựa trên số liệu điều tra ĐK 2007 và CK 2012.

Phân tách nhng thay đổi ca đói nghèo

Do bất bình đẳng có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2007-2012, tác động của tăng trưởng thu nhập tới xóa đói giảm nghèo bị suy giảm. Việc phân tách những thay đổi của đói nghèo thành các thành phần “tăng trưởng” và “tái phân phối” có thể làm sáng tỏ mối

quan hệ giữa nghèo đói và các nhân tố quan trọng góp phần đáng kể vào xóa đói giảm nghèo như tăng trưởng và tái phân phối. Bảng 4.7 phân tích thay đổi của tình trạng đói nghèo trong thời gian qua theo ba yếu tố: do tăng trưởng thu nhập trung bình, do phân bố thu nhập và do các yếu tố khác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4. 7: Tăng trưởng và tái phân phối trong thay đổi đói nghèo

Tỷ lệ nghèo (%) Thay đổi tỷ lệ nghèo (%) 2007 2012 Thay đổi trTưởăng ng Phân blại Các ykhác ếu tố

Chung 57.50 49.25 -8.25 -10.56 0.49 1.83

Các dân tộc thiểu số 63.45 53.48 -9.96 -10.38 -1.02 1.44

Kinh 34.29 31.98 -2.31 -12.04 5.77 3.96

Nguồn: Tính toán của Nhóm phân tích dựa trên số liệu điều tra ĐK 2007 và CK 2012.

Kết quả cho thấy nguyên nhân giảm nghèo ở khu vực CT135-II chủ yếu nhờ vào tăng trưởng từ thu nhập. Trong nhóm đồng bào dân tộc thiểu số và trong nhóm dân tộc Kinh, tăng thu nhập đã góp phần rất lớn vào kết quả giảm nghèo, tuy nhiên tái phân phối thu nhập có tác động ngược lại đối với đói nghèo. Bởi bất bình đẳng trong nội bộ nhóm dân tộc thiểu số tăng lên (xem bảng ở 4.5 và 4.6), tái phân phối thu nhập có ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ lệ đói nghèo. Tuy nhiên ảnh hưởng này không đáng kể. Đối với các hộ người Kinh, phân bố thu nhập trở nên bất bình đẳng hơn, khiến cho tỷ lệ đói nghèo tăng lên.

S co giãn ca t lđói nghèo

Bảng 4.8 và 4.9 ước tính hệ số co giãn của tỷ lệ đói nghèo đối với thu nhập trung bình và bất bình đẳng (được đo bằng hệ số Gini). Bảng 4.8 cho thấy tình trạng nghèo có tính co giãn cao theo mức tăng trưởng thu nhập. Tuy nhiên, độ co giãn có xu hướng giảm theo thời gian. Điều này có nghĩa là để giảm tỷ lệ nghèo với cùng một mức, thu nhập cần phải được tăng lên nhiều hơn so với trước. Trong năm 2012, độ co giãn của khoảng cách nghèo và mức độ nghiêm trọng của nghèo lớn hơn độ co giãn của tỷ lệ đói nghèo. Nghĩa là thu hẹp khoảng cách nghèo và giảm mức độ nghiêm trọng của người nghèo đòi hỏi mức tăng trưởng thu nhập cao hơn so với tỷ lệ giảm nghèo.

Bảng 4. 8: Độ co giãn của nghèo đói theo thu nhập

Tỷ lệ nghèo (P0) Khoảng cách nghèo (P1) Khoảng cách nghèo bình phương (P2) 2007 2012 Thay đổi 2007 2012 Thay đổi 2007 2012 Thay đổi

Các dân tộc

thiểu số -0.79 -0.89 -0.10 -1.30 -1.08 0.22 -1.58 -1.22 0.36

Kinh -2.56 -0.81 1.74 -1.62 -1.28 0.35 -1.69 -1.16 0.53

Chung -1.00 -0.88 0.12 -1.33 -1.10 0.23 -1.59 -1.22 0.37

Nguồn: Tính toán của Nhóm phân tích dựa trên số liệu điều tra ĐK 2007 và CK 2012.

Độ co giãn của tỷ lệ nghèo đói theo bất bình đẳng là khá nhỏ, nhưng tăng với tốc độ nhanh từ 0,27 năm 2007 đến 0,61 năm 2012. Độ co giãn của khoảng cách nghèo và mức độ nghiêm trọng của người nghèo theo bất bình đẳng rất cao. Năm 2012, hệ số Gini giảm 1% kéo theo giảm 2,1% chỉ số khoảng cách nghèo và giảm 3,3% chỉ số mức độ nghiêm trọng của người nghèo. Phát hiện này cho thấy việc phân bố lại thu nhập đóng vai trò rất quan trọng trong việc giảm khoảng cách nghèo và mức độ nghiêm trọng của người nghèo. Nói cách khác, để tăng mức sống của người nghèo cần có các chính sách giúp người nghèo có được mức tăng thu nhập cao hơn so với các hộ không nghèo.

Bảng 4. 9: Độ co giãn của nghèo đói theo bất bình đẳng

Tỷ lệđói nghèo (P0) Khoảng cách nghèo (P1) Khoảng cách nghèo bình phương (P2)

2007 2012 Thay đổi 2007 2012 Thay đổi 2007 2012 Thay đổi Các dân tộc thiểu số 0.05 0.31 0.27 1.18 1.64 0.46 2.14 2.76 0.62 Kinh 2.65 2.80 0.15 3.32 3.80 0.49 4.65 5.21 0.56 Chung 0.27 0.61 0.33 1.59 2.08 0.49 2.70 3.32 0.62

Nguồn: Tính toán của Nhóm phân tích dựa trên số liệu điều tra ĐK 2007 và CK 2012.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN II QUA LĂNG KÍNH HAI CUỘC ĐIỀU TRA ĐẦU KỲ VÀ CUỐI KỲ (Trang 54)