Nguyên nhân chủ quan
- Về chất lượng dịch vụ của VNA cung cấp cho khách hàng ít có sự biến đổi để tạo nên sự đột phá trong chất lượng, gây giảm sự hứng thú trong chuyến đi của khách. Các dịch vụ miễn phí cung cấp cho khách hàng còn ít và không đa dạng.
81
- Dễ nhận thấy thông tin quảng cáo du lịch về Việt Nam ở châu Âu rất hạn chế. Du lịch và Hàng không cùng khai thác một loại khách hàng song sự phối hợp, hợp tác giữa hai ngành còn thiếu chặt chẽ. Một số hoạt động xúc tiến tại châu Âu vẫn được mỗi ngành tiến hành riêng rẽ, thiếu thông tin và thiếu sự thống nhất về quan điểm và kế hoạch triển khai.
- Uy tín của Hàng không Việt Nam chưa cao trên thị trường châu Âu. Các Hãng hàng không châu Âu là các Hãng hàng không tầm cỡ quốc tế. Họ có khả năng tự làm chủ được trên các chuyến bay của mình. Trong khi đó trên các chuyến bay quốc tế yêu cầu về chất lượng phục vụ là rất cao mà khả năng đáp ứng của VNA còn hạn chế. Đối với nguồn khách chính mà VNA có thể phát động là khách du lịch và khách có thu nhập thấp nhưng VNA vẫn chưa phải là điểm đến du lịch hấp dẫn.
- Phải cạnh tranh với các đối thủ tầm cỡ là trở ngại lớn cho các Hãng hàng không nhỏ, ít vốn như VNA và VNA sẽ gặp không ít khó khăn để khỏi bị hụt hơi trên đường đua vận tải hàng không. Do đó, ngoài biện pháp tiếp cận bằng hợp tác, liên minh, VNA cần nghiên cứu ứng dụng chiến lược marketing phù hợp với quan điểm kinh doanh hiện đại thì mới có khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng phát triển thị trường.
- Tình trạng chậm chuyến, huỷ chuyến bay của VNA vẫn xảy ra nhiều, làm giảm lòng tin và uy tín của khách hàng. Các chuyến bay bị chậm, huỷ ngày càng tăng do nhiều nguyên nhân như: thời tiết, việc điều hành bay, kỹ thuật tàu bay, sắp xếp lịch bay chưa hợp lý, trong đó “thủ phạm” chính là thiếu máy bay dự bị. Vì vậy khi một máy bay nào đó bị trục trặc thì chuyến bay bị chậm chuyến hoặc huỷ chuyến và kéo theo là hàng loạt các chuyến bay thuộc chặng bay kế tiếp (hoặc nối chặng) bị chạm chuyến hoặc hủy chuyến theo.
82
- Đối mặt với tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực châu Á là sự suy thoái kinh tế toàn cầu vào cuối năm 2007 và kéo dài tới hiện nay. Bên cạnh đó các vụ tai nạn máy bay liên tiếp xảy ra của một số Hãng hàng không trên thế giới phần nào ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng chung của ngành vận tải hàng không do lưu lượng khách châu Âu đi và đến Việt Nam cũng giảm mạnh.
- Thủ tục xin Visa vào Việt Nam mất nhiều thời gian, thủ tục rườm rà và tốn kém, là những điều mà người Châu Âu ngại khi muốn đi du lịch thoải mái nhanh chóng.
- Cơ sở hạ tầng tại các sân bay của Việt Nam còn chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời Việt Nam chưa thực sự có một môi trường làm ăn hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài.
- Phải cạnh tranh với các phương tiện vận tải khác ngày càng phát triển. Trong sự phát triển chung của kinh tế thị trường, các phương tiện vận tải khác ngày càng phát triển. Trong lĩnh vực vận tải hàng hóa, đường biển rất thích hợp với khối lượng hàng hóa lớn, giá cả rẻ. Mặc dù vận tải đường hàng không nhanh chóng, thuận tiện, an toàn nhưng bị giới hạn bởi trọng tải chuyến bay và cước phí vận chuyển cao.
- Giảm dần sự hậu thuẫn của Nhà nước
Từ năm 1994 Chính phủ đã dừng việc hậu thuẫn về tài chính. Hoạt động của VNA chủ yếu dựa vào vốn tự có. Đây thực sự là khó khăn đối với một Hãng hàng không còn non trẻ như VNA, đặc biệt khi phải đối đầu cạnh tranh với các Hãng hàng không hùng mạnh.
83
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG HÀNG KHÔNG KHU VỰC CHÂU ÂU CỦA VIETNAM AIRLINES
3.1 Phƣơng hƣớng phát triển thị trƣờng của VNA đến năm 2015 và kế hoạch khai thác thị trƣờng của VNA