2.1.2.1 Đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội châu Âu
Lịch sử khu vực Châu Âu
Lịch sử Châu Âu mô tả những sự kiện của con người đã diễn ra trên lục địa châu Âu từ thời tiền sử tới thời hiện đại. Châu Âu có một quá trình lịch sử dài, nhiều biến động và đậm nét văn hóa.
Châu Âu có một quá trình lịch sử xây dựng văn hóa và kinh tế tương đối lâu đời, có thể xét từ thời Đá Cũ (Paleolithic). Việc khám phá ra những viên đá hình bàn tay có độ tuổi cách đây 800.000 năm theo phương Pháp định
tuổi cácbon mới đây tại Monte Poggiolo - Ý có thể có những ý nghĩa đặc biệt.
Khái niệm dân chủ và văn hóa cá nhân của phương Tây thường được coi là có nguồn gốc từ Hy Lạp cổ đại, cùng với nhiều nguồn ảnh hưởng khác, đặc biệt là đạo Cơ Đốc, cũng có thể được coi là đã mang lại những khái niệm
như tư tưởng bình quyền và phổ cập luật Pháp.
Đế quốc La Mã đã từng chia lục địa này dọc theo sông Rein và sông
Danube qua hàng thế kỷ. Tiếp theo sự suy tàn của Đế chế La Mã, châu Âu đã
bước vào một thời kỳ dài đầy biến động thường được biết đến dưới tên gọi
Thời kỳ Di cư. Thời kỳ đó còn gọi là "Thời kỳ Đen tối" theo các nhà tư tưởng
Phục Hưng và là "Thời kỳ Trung cổ" theo các nhà sử học đương đại và những
43
Ireland và các nơi khác đã gìn giữ cẩn thận những kiến thức đã được ghi chép
và thu thập trước đó. Thời kỳ Phục Hưng và Quốc vương Mới đánh dấu khởi đầu của một giai đoạn khai phá và tăng cường kiến thức khoa học. Vào thế kỷ
thứ 15, Thổ Nhĩ Kỳ đã mở ra thời kỳ khai phá thuộc địa, Tây Ban Nha tiếp
bước Ngay sau đó. Tiếp theo là các nước Pháp, Hà Lan và Anh đã hình thành nên các đế chế thực dân với bạt ngàn đất đai và tài sản tại châu Phi, châu Mỹ,
và châu Á.
Sau thời kỳ khai phá, các ý niệm về dân chủ bắt rễ tại châu Âu. Các cuộc đấu tranh cách mạng liên tục nổ ra, đặc biệt là tại Pháp trong giai đoạn
Cách mạng Pháp. Kết quả đã dẫn đến những biến động to lớn tại châu Âu khi
các tư tưởng cách mạng này truyền bá khắp lục địa. Việc hình thành tư tưởng dân chủ gây căng thẳng tại châu Âu không ngừng gia tăng, ngoài những căng thẳng đã có sẵn do tranh giành tài nguyên tại Tân Thế giới. Một trong những căng thẳng tiêu biểu trong thời kỳ này là khi Napoléon Bonaparte lên nắm giữ quyền lực đã tiến hành các cuộc chinh phục nhằm hình thành một đế quốc Pháp mới, tuy nhiên đế quốc này nhanh chóng sụp đổ. Sau các cuộc chinh phục này, châu Âu dần ổn định.
Cuộc cách mạng Công nghiệp khởi nguồn từ nước Anh vào cuối thế kỷ 18 đã mang lại thịnh vượng chung đồng thời gia tăng số dân. Biên giới các nước Châu Âu vẫn trong tình trạng hiện nay khi Thế Chiến I kết thúc. Kể từ
sau Thế Chiến II đến khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, châu Âu đã từng bị chia
thành hai khối chính trị và kinh tế lớn: các nước cộng sản ở Đông Âu và các nước tư bản ở Tây Âu. Vào khoảng những năm 90, với sự sụp đổ của Bức
tường Berlin, khối Đông Âu dần dần tan rã.
Hiện nay, châu Âu đang trên đà phát triển để trở thành khối liên kết thống nhất chung.
44
Kinh tế châu Âu là nền kinh tế của hơn 710 triệu người sống trong 48
quốc gia khác nhau. Giống như các lục địa khác, tài sản của các quốc gia châu
Âu không đều nhau, nhưng mức sống của người nghèo nhất lục địa này vẫn cao hơn nhiều so với những người nghèo ở các lục địa khác. Sự khác nhau về tài sản của các quốc gia có thể nhận thấy rõ nét giữa các nước Đông Âu và Tây Âu. Trong khi các quốc gia Tây Âu có GDP và mức sống cao thì nền kinh tế Đông Âu vẫn bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng của Liên Xô và
Yugoslavia trước đây. Thuật ngữ Châu Âu ở đây không chỉ các nước ở Châu
Âu mà còn tính cho một số nước mặc dù về mặt địa lý thuộc Châu Á, hoặc một phần thuộc Châu Á, nhưng tính chất chính trị và kinh tế, văn hóa thuộc Châu Âu như Azerbaijan và Cyprus.
Nền kinh tế lớn nhất Châu Âu là Đức, có GDP danh nghĩa đứng thứ 3 toàn cầu, và đứng thứ 5 nếu tính theo sức mua tương đương; nền kinh tế đứng thứ 2 là Vương quốc Anh, xếp thứ 5 toàn cầu theo GDP danh nghĩa và xếp thứ 6 theo sức mua tương đương. Liên minh Châu Âu giống như một quốc gia riêng rẽ, có nền kinh tế lớn nhất thế giới (theo xác định của IMF và WB-2006) hoặc đứng thứ 2 trên thế giới (theo CIA World Factbook-2007).
Chính trị - Xã hội
Châu Âu là khu vực có tình hình chính trị tương đối ổn định trong giai đoạn hiện nay. Trước năm 1990, thể chế chính trị của châu Âu chủ yếu chia theo hai thái cực: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Sau khi mô hình xã hội chủ nghĩa của Liên Xô cũ và các nước Đông Âu bị sụp đổ thì Châu Âu đa phần là các nước tư bản chủ nghĩa. Cùng với nó là sự tồn tại của thượng nghị viện (Hội đồng liên bang) và hạ viện (Nghị viện liên bang). Hạ viện được bầu bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu theo nguyên tắc kết hợp giữa chế độ cử tri duy nhất và cử tri theo đại diện tỷ lệ. Quyền hành Pháp thuộc về Chính phủ liên bang do Thủ tướng đại diện. Thủ tướng do Nghị viện liên bang bầu ra.
45
Tổng thống do Hội đồng liên bang và số đại cử tri bằng nhau của các bang bầu ra. Mỗi bang đều có nghị viện và chính quyền riêng.
Pháp luật
Châu Âu có hệ thống Pháp luật tương đối chặt chẽ và phức tạp. Ngoài hệ thống Pháp luật riêng của mỗi quốc gia còn có hệ thống Pháp luật chung của cộng đồng châu Âu đề ra cho Liên minh châu Âu.
Giao thông vận tải
Châu Âu là châu lục phát triển nhất trên thế giới hiện nay về kinh tế - xã hội và khoa học kỹ thuật. Đời sống con người luôn được Chính phủ các nước quan tâm đầy đủ.
Có thể nói giao thông khu vực này phát triển mạnh nhờ áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến vào chế tạo và lắp ráp các phương tiện hiện đại như: máy bay, tàu điện, xe bus, v.v.
Cộng đồng người Việt Nam tại châu Âu
Khu vực châu Âu cũng tập trung khá đông cộng đồng người Việt Nam. Phần lớn là công nhân xuất khẩu lao động, họ sống và làm việc ở châu Âu đã lâu và du học sinh sang nghiên cứu, học tập.
Có thể nói rằng cộng đồng người Việt Nam Nam tại châu Âu tập trung chủ yếu tại Nga, các nước SNG (do lịch sử để lại), tại Pháp và tại Đức (ở Đức, cộng đồng Việt Nam là cộng đồng người nước ngoài phát triển nhanh nhất cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay, cộng đồng Việt Nam có khoảng trên 100 ngàn người, trong đó có khoảng 84 ngàn người mang quốc tịch Việt Nam. Số người mang quốc tịch Việt Nam chủ yếu tập trung ở các bang phía đông như Béc-lin, Bran-đen-buốc, Sa-xô-ni, An-ha, v.v. Số Việt kiều cũ phần nhiều gốc từ miền Nam Việt Nam đều đã nhập quốc tịch Đức, có nghề nghiệp và thu nhập ổn định, chủ yếu sinh sống ở các thành phố lớn phía tây như Phrăng-phuốc, Ha-nô-vơ...).
46
Trong quan hệ hợp tác kinh tế với Việt Nam thì Châu Âu chiếm một tỷ trọng khá lớn về xuất nhập khẩu hàng hóa.
Quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu đã phát triển mạnh mẽ trong thập niên qua và đặc biệt là trong những năm gần đây. Liên minh châu Âu là đối tác viện trợ không hoàn lại lớn nhất của Việt Nam và hiện đang rất tích cực hỗ trợ Việt Nam trong các lĩnh vực như phát triển nguồn nhân lực tổng hợp, hỗ trợ tiến trình cải cách kinh tế xã hội, giúp đỡ Việt Nam hội nhập với nền kinh tế Thế giới. Là thị trường lớn nhất trên thế giới, liên minh Châu Âu cũng là đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam.
Về tổng thể, châu Âu là một trong những đối tác viện trợ song phương lớn nhất cho Việt Nam. Các nước Châu Âu đang nỗ lực thực hiện hài hòa thủ tục ODA giữa các nước thành viên và với các nhà tài trợ khác với mục đích phân công và phối hợp trong từng lĩnh vực và nâng cao hiệu quả tốc độ giải ngân.
Các dự án hợp tác của châu Âu tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam là:
1) Phát triển nông thôn nhằm giảm khoảng cách giàu - nghèo, hỗ trợ vùng sâu vùng xa, miền núi;
2) Phát triển nguồn nhân lực; 3) Phát triển y tế giáo dục;
4) Hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực quản lý đặc biệt trong các lĩnh vực kế toán, kiểm toán, quản lý chất lượng, sở hữu trí tuệ, v.v;
5) Hỗ trợ cải cách hành chính, tư pháp, ngân hàng, tài chính và hội nhập kinh tế quốc tế.
Kết luận: Thị trường châu Âu là một trong những thị trường tiềm năng của VNA hiện nay. Châu Âu có đầy đủ khả năng để trở thành một thị trường lớn. Tuy nhiên, lưu lượng khách hiện nay lựa chọn VNA như một phượng tiện vận tải thường xuyên chưa cao. So với khu vực Đông Bắc Á thì lượng
47
khách ở đây chưa đạt được tần suất khai thác ghế tối đa. Trong khi đó, việc mở rộng quan hệ hợp tác giữa châu Âu và Việt Nam là điều kiện thuận lợi để VNA có thể khai thác tối đa lượng khách tại khu vực này.
2.2 Thực trạng phát triển thị trƣờng HK khu vực châu Âu của VNA
2.2.1 Tình hình hoạt động của các hãng hàng không trong khu vực châu Âu
Ngành HKDD các nước thành viên liên minh châu Âu đều có lịch sử phát triển mạnh mẽ mà đại diện cụ thể là Hãng hàng không Pháp, Hãng hàng không Đức, và Hãng hàng không Nga. Hiện nay các quốc gia Pháp, Đức, Nga tồn tại một đội ngũ các Hãng hàng không hùng mạnh có tầm cỡ quốc tế như Air France (AF) của Pháp, Lufthansa (LH) của Đức, Airoflot (SU) của Nga…
Đại diện nổi bật cho khu vực châu Âu có hãng hàng không quốc gia Pháp Air France (AF) là một Hãng nổi tiếng trên thế giới với đội bay gồm 204 chiếc nối mạng đường bay tới tất cả các châu lục. Air France phát hành 1.783 triệu cổ phiếu. Tổng số cổ đông của Hãng là 249.338, tính đến năm 2001, tổng số lao động là 16.619 người. Air France có 92 văn phòng đại diện trên toàn thế giới (30 văn phòng tại Pháp và 62 văn phòng ở nước ngoài). Hiện nay, Hãng khai thác đến 111 thành phố của 31 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có đến 39 thành phố của Mỹ. Về vận chuyển hành khách, Air France đang khai thác thường lệ 191 đường bay quốc tế (79 đường bay do chính Hãng khai thác, 112 đường bay hợp tác liên doanh) với 1280 chuyến bay/tuần (tính cả hai chiều đi và về). Về chuyên chở hàng hóa, Air France đang khai thác 35 đường bay với 56 chuyến bay/tuần. Trên đường bay nội địa, hãng khai thác 37 đường bay với 238 chuyến bay/tuần (tính một chiều). Đội máy bay của Air France có 204 chiếc gồm các máy bay hiện đại như B747, B767SD, MC-DC1, B737, B767, MD-11, B777... Năm 2006, trên đường bay quốc tế Air France vận chuyển được 23,6 triệu hành khách và 857.832 tấn hàng hóa, ghế suất trung bình là 75,6%. Trên đường bay nội địa, Air France
48
chuyên chở 22 triệu hành khách và 341.041 tấn hàng hóa, ghế suất trung bình là 66,5%. Tổng cộng, Hãng đã vận chuyển được 46,5 triệu hành khách/năm và 1.198.873 tấn hàng hóa, ghế suất trung bình toàn mạng đường bay đạt 73,7%.
Hãng hàng không Đức có lịch sử phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế. Hiện tại Đức có 3 hãng hàng không hùng mạnh tầm cỡ quốc tế là: Lufthansa, Hamburg International, XL airway Germany.
Ngành hàng không Đức hiện nay có một mạng đường bay rộng khắp toàn thế giới với các loại máy bay hiện đại như B777, B747, A300… Chính phủ Đức chú trọng đầu tư vào lĩnh vực hàng không, đặc biệt là vấn đề phát triển mạng lưới đường bay và đào tạo đội ngũ nhân viên. Lufthansa là một trong những hãng hàng không lớn nhất và có uy tín trong khu vực. Hãng được biết với đội ngũ máy bay hiện đại, cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến, khả năng vận chuyển cao, tần suất lớn, dịch vụ hoàn hảo đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, tạo được uy tín và ấn tượng tốt đẹp với khách hàng nên có doanh thu cao nhất so với các hãng hàng không khác tại Đức.
Để phục vụ nhu cầu đi lại bằng đường hàng không, Pháp, Đức và Nga đã có hệ thống các sân bay hiện đại trải rộng khắp đất nước như sân bay Chạc-đờ-gôn (CDG) của Pháp, sân bay Phờ-phăng-phuốc (FRA) của Đức, sân bay Đờ-me (DME) của Nga. Các sân bay này có thời gian mở cửa 24/24 giờ để phục vụ hành khách ra vào sân bay, tạo điều kiện thuận lợi và thu hút khách đi máy bay.
2.2.2 Tình hình phát triển thị trường HK khu vực châu Âu của VNA
Thị trường hàng không Việt Nam - Châu Âu là thị trường rộng lớn, tăng trưởng ổn định và có nhiều tiềm năng phát triển. Hiện tại trên thị trường Châu Âu, VNA đang khai thác ba đường bay tới các quốc gia Pháp, Đức, Nga và cũng chỉ có các Hãng hàng không của ba quốc gia này khai thác đường bay
49
của quốc gia mình trực tiếp tới Việt Nam, còn các thành viên khác của Châu Âu khai thác bằng cách nối chặng bay, transit qua nước thứ hai.
2.2.2.1 Tình hình khai thác thị trường hành khách khu vực châu Âu của VNA
Châu Âu là thị trường đầy tiềm năng của Vietnam Airlines. Trên đường bay Việt Nam - châu Âu, lượng khách đi lại giữa hai nước thông qua chuyến bay của các hãng hàng không Việt Nam, Pháp, Đức, Nga. Đối tượng khách chủ yếu là khách thương quyền 3, 4 giữa Châu Âu và Việt Nam, khách thương quyền 6 qua Việt Nam. Máy bay sử dụng là B777 hiện đại nhất của Vietnam Airlines với tần suất chuyến bay cao và ổn định theo lịch bay mùa, tuần và lịch bay ngày.
Bảng 2.1: Nguồn khách trên đường bay Châu Âu
Đơn vị tính: người
Đƣờng bay
Tổng lƣợng khách theo các năm Tăng trƣởng
năm sau so với năm trước
2005 2006 2007 2008 06/05 07/06 08/07
Châu Âu - Việt Nam 77.540 97.060 126.653 135.898 125% 131% 107%
Pháp 28.826 36.116 46.991 45.946 125% 130% 98%
Đức 23.135 28.105 39.162 40.883 121% 139% 104%
Nga 25.579 32.839 40.500 49.070 128% 123% 135%
(Nguồn trích: “Kế hoạch tiếp thị năm 2009 - Ban tiếp thị hàng khách”)
Trước thời điểm mở đường bay thẳng giữa Việt Nam và châu Âu, cụ thể là đường bay thẳng từ Việt Nam tới Pháp, Đức và Nga, khách đi lại giữa hai nước đã khá lớn và liên tục phát triển (năm 2001, số lượng người châu Âu vào Việt Nam là 30.440 khách, tăng 47%/năm với cơ cấu khách như sau: Du lịch chiếm 40%, thương mại 42%, Việt kiều về thăm thân nhân 9%, người Việt Nam Nam đi Châu Âu khoảng 4200 khách, chủ yếu là mục đích công vụ và học tập.
50
Vào thời điểm mở đường bay thẳng Việt Nam - châu Âu, nguồn khách chỉ đạt con số 60.000 khách/năm, đến nay lượng khách châu Âu vào Việt Nam đã đạt đến khoảng 136.000 khách/năm, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 25% năm. Dự kiến sẽ đạt 150.000 khách trong năm 2009, tăng trưởng 10% (do sự suy giảm kinh tế toàn cầu). Thị trường châu Âu là thị trường khách du lịch và Việt kiều về thăm thân nhân, vì vậy khi có đường bay thẳng lượng khách du lịch và Việt kiều, du học sinh châu Âu vào Việt Nam tăng mạnh, do