Tình hình phát triển thị trường HK khu vực châu Âu của VNA

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường hàng không khu vực Châu Âu của Vietnam Airlines (Trang 51)

Thị trường hàng không Việt Nam - Châu Âu là thị trường rộng lớn, tăng trưởng ổn định và có nhiều tiềm năng phát triển. Hiện tại trên thị trường Châu Âu, VNA đang khai thác ba đường bay tới các quốc gia Pháp, Đức, Nga và cũng chỉ có các Hãng hàng không của ba quốc gia này khai thác đường bay

49

của quốc gia mình trực tiếp tới Việt Nam, còn các thành viên khác của Châu Âu khai thác bằng cách nối chặng bay, transit qua nước thứ hai.

2.2.2.1 Tình hình khai thác thị trường hành khách khu vực châu Âu của VNA

Châu Âu là thị trường đầy tiềm năng của Vietnam Airlines. Trên đường bay Việt Nam - châu Âu, lượng khách đi lại giữa hai nước thông qua chuyến bay của các hãng hàng không Việt Nam, Pháp, Đức, Nga. Đối tượng khách chủ yếu là khách thương quyền 3, 4 giữa Châu Âu và Việt Nam, khách thương quyền 6 qua Việt Nam. Máy bay sử dụng là B777 hiện đại nhất của Vietnam Airlines với tần suất chuyến bay cao và ổn định theo lịch bay mùa, tuần và lịch bay ngày.

Bảng 2.1: Nguồn khách trên đường bay Châu Âu

Đơn vị tính: người

Đƣờng bay

Tổng lƣợng khách theo các năm Tăng trƣởng

năm sau so với năm trước

2005 2006 2007 2008 06/05 07/06 08/07

Châu Âu - Việt Nam 77.540 97.060 126.653 135.898 125% 131% 107%

Pháp 28.826 36.116 46.991 45.946 125% 130% 98%

Đức 23.135 28.105 39.162 40.883 121% 139% 104%

Nga 25.579 32.839 40.500 49.070 128% 123% 135%

(Nguồn trích: “Kế hoạch tiếp thị năm 2009 - Ban tiếp thị hàng khách”)

Trước thời điểm mở đường bay thẳng giữa Việt Nam và châu Âu, cụ thể là đường bay thẳng từ Việt Nam tới Pháp, Đức và Nga, khách đi lại giữa hai nước đã khá lớn và liên tục phát triển (năm 2001, số lượng người châu Âu vào Việt Nam là 30.440 khách, tăng 47%/năm với cơ cấu khách như sau: Du lịch chiếm 40%, thương mại 42%, Việt kiều về thăm thân nhân 9%, người Việt Nam Nam đi Châu Âu khoảng 4200 khách, chủ yếu là mục đích công vụ và học tập.

50

Vào thời điểm mở đường bay thẳng Việt Nam - châu Âu, nguồn khách chỉ đạt con số 60.000 khách/năm, đến nay lượng khách châu Âu vào Việt Nam đã đạt đến khoảng 136.000 khách/năm, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 25% năm. Dự kiến sẽ đạt 150.000 khách trong năm 2009, tăng trưởng 10% (do sự suy giảm kinh tế toàn cầu). Thị trường châu Âu là thị trường khách du lịch và Việt kiều về thăm thân nhân, vì vậy khi có đường bay thẳng lượng khách du lịch và Việt kiều, du học sinh châu Âu vào Việt Nam tăng mạnh, do đó cơ cấu khách vận chuyển của đường bay đã thay đổi theo hướng tỷ trọng khách du lịch, thăm thân tăng, khách thương nhân giảm. Trong năm 2008, do có đường bay thẳng đi và đến Đức, bên cạnh đó VNA đã có những hoạt động thị trường thâm nhập tích cực vào đối tượng khách thương nhân có thu nhập cao nên tỷ trọng khách thương nhân tăng với cơ cấu như sau: 103.000 khách du lịch, chiếm 65% và 26.000 khách thương nhân, chiếm 32%. Phân tích theo mục đích chuyến đi của khách từ châu Âu vào Việt Nam chủ yếu là khách du lịch, sau đó và khách công vụ và khách thăm thân nhân.

Cơ cấu khách cụ thể theo từng đƣờng bay nhƣ sau: A. Đƣờng bay Pháp

Phân tích thị trường - Thuận lợi:

+ Việt Nam và Pháp có tình hình chính trị, an ninh ổn định, đều là thành viên WTO tạo điều kiện cho số lượng các công ty Pháp đầu tư vào Việt Nam tăng. + Quan hệ Việt Pháp về chính trị, hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật phát triển tích cực. Cộng đồng người Việt Nam sinh sống tại Pháp và các nước Đông Âu khá lớn. Việt Nam và Đông Dương là điểm đến yêu thích của người Pháp.

51

- Khó khăn:

+ Việt Nam: Cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện. Kinh tế thế giới cũng như Việt Nam suy giảm. Bên cạnh đó là sự bùng phát của dịch bệnh H1N1 tại Việt Nam và trên thế giới cũng làm ảnh hưởng đến lượng khách đi lại giữa hai nước. + Pháp: Kinh tế thế giới suy thoái khiến thị trường khác du lịch suy giảm và khả năng phục hồi chậm. Việc quảng bá điểm đến Việt Nam còn thiếu và yếu.

VNA hiện là hãng bay thẳng duy nhất giữa Pháp và Việt Nam. Thực hiện 06 chuyến/tuần cụ thể 3 chuyến từ Hà Nội và 3 chuyến từ thành phố Hồ Chí Minh bằng tàu bay B777.

Các hãng bay vòng:

+ Qua Thái Lan: Thai Airway 14 chuyến/tuần từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

+ Qua Singapore: Qantas Airways 07 chuyến/tuần từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; Singapore Airlines 14 chuyến/tuần từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

+ Qua Hồng Kông: Cathay Pacific 14 chuyến/tuần từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

+ Qua Đài Loan: China Airlines 03 chuyến/tuần

Đánh giá khả năng cạnh tranh

Loại

khách Mạnh/ Cơ hội Yếu/ Đe doạ

Đánh giá khả năng bán Thương gia + Đường bay thẳng 06 chuyến/tuần; (07 chuyến/ tuần giai đoạn cao điểm). Nối chuyến tốt tới các nước Châu Âu khác.

+ + + Chất lượng sản phẩm suy giảm Dịch vụ không ổn định Cạnh tranh trực tiếp bởi Air France và các hãng hàng không bay vòng như Cathay Pacific, Singapore Airlines, v.v.

Khả năng bán tốt

52

+

+

Hợp tác khá tốt với các hệ thống bán khách kinh doanh, công vụ. WTO thu hút nhiều doanh nghiệp Pháp đầu tư vào Việt Nam. Du lịch + + + + + Đường bay thẳng. Các chương trình quảng cáo được thực hiện đúng tiến độ. Mạng bay nội địa và nối chuyến hợp lý để làm các chương trình du lịch.

Hợp tác tốt với các công ty du lịch.

Việt Nam và Đông Dương là điểm đến yêu thích của người Pháp. + + + + Khách du lịch chuyển sang giai đoạn chững theo chu kỳ

Thiếu khách sạn.

Thủ tục phức tạp, chưa thuận tiện cho khách du lịch so với các nước khác trong khu vực. Tải không tăng kịp nhu cầu. Khả năng bán tốt Thăm thân nhân + + + Đường bay thẳng. Tăng chuyến chống lệch đầu. Hợp tác tốt với các đại lý. + +

Giá vé thăm thân của các hãng bay vòng thấp. Tải không tăng kịp nhu cầu.

Khả năng bán tốt

Qua bảng phân tích trên cho thấy trên đường bay Pháp ưu điểm nổi bật của VNA là đường bay thẳng nối liền hai quốc gia. Điều này giúp giảm thời gian đi lại đáng kể cho hành khách. Thời gian đi lại xấp xỉ 13 giờ thấp hơn rất nhiều so với việc sử dụng các hãng bay vòng với thời gian bay lâu như 18 giờ bay vòng qua Sinapore của Singapore Airlines, 16 giờ bay vòng qua Hồng Công của Cathay Pacific, v.v. Đó là một ưu thế giúp VNA có thể mở rộng thị trường. Tuy nhiên một điểm đáng lưu ý là việc tải phục vụ cho đường bay này lại không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của hành khách. Hiện tại VNA mới chỉ có 02 tàu bay B777 có khả nằng năng bay đường dài, hạn chế này làm giảm số lượng hành khách có thể vận chuyển và là một nguy cơ trong trường

53

hợp các đối thủ cạnh tranh tăng tải cung ứng, hạn chế khả năng phát triển thị trường tăng số lượng vận chuyển.

Kết quả vận chuyển hành khách và thị phần

Bảng 2.2: Dung lượng thị trường Pháp

Đơn vị tính: người Tháng Năm T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 TỔNG 2005 5,020 5,406 8,011 5,454 5,159 5,159 3,723 3,321 5,269 6,684 6,729 5,540 67,037 2006 5,906 6,360 9,425 6,417 6,069 6,069 4,380 3,907 6,199 7,863 7,916 6,518 78,514 2007 9,263 9,385 11,834 8,865 6,868 6,868 6,382 5,871 7,924 10,45 10,528 8,669 104,42 2008 10,18 10,324 13,017 9,752 7,555 7,555 7,020 6,458 8,716 11,51 11,581 9,536 114,86

(Nguồn: Số liệu Ban tiếp thị hành khách )

Bảng 2.3: Tăng trưởng thị trường Pháp

Năm 2006/2005 2007/2006 2008/2007

Tăng trƣởng 117% 133% 110%

(Nguồn: Số liệu Ban tiếp thị hành khách)

Biểu đồ 2.1: Dung lượng thị trường Pháp

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 2005 2006 2007 2008

Dung lượng thị trường

khach

54

Đơn vị tính: người

Năm 2005 2006 2007 2008

Khách 28.826 36.116 46.991 45.946

(Nguồn: Số liệu Ban tiếp thị hành khách)

Bảng 2.5: Thị phần của Việt Nam trên đường bay Pháp

Năm 2005 2006 2007 2008

Thị

phần 43% 46% 45% 40%

(Nguồn: Số liệu Ban tiếp thị hành khách)

Biểu đồ 2.2: Lượng khách Pháp VNA khai thác

0 10000 20000 30000 40000 50000 2005 2006 2007 2008 lượng khách của VN khách

55 Thị phần của VN 36% 38% 40% 42% 44% 46% 48% 2005 2006 2007 2008 FR-VN

Trong năm 2008, tổng lượng khách trên đường bay Pháp tăng 11% tuy nhiên khách VNA chuyên chở giảm 3%, thị phần VNA giảm 5% chiếm 40% dung lượng thị trường. Nguyên nhân một phần do Air france (AF) tăng tải cung ứng trong khi tải cung ứng của VNA không đổi.

Kết quả khai thác của VNA theo từng đường bay:

Đường bay Hà Nội - Chạc-đờ-gôn - Hà Nội (HAN-CDG-HAN)

Tổng khách vận chuyển năm 2008 tăng 1.9% so với năm 2007 trong khi ghế cung ứng không tăng, do vậy ghế suất tăng 0.8 điểm.

Thị phần của VNA giảm 2.6 điểm do Air France tăng tải cung ứng bằng việc đưa máy bay B747/390 ghế khai thác trở lại thay máy bay A340/252 ghế. VNA chiếm thị phần gần tương đương với Air France mặc dù khai thác ít hơn một tần suất.

Ghế suất trung bình của đường bay HAN-CDG-HAN hiện nay đạt mức cao, khoảng 81% (tính cả khách đi/đến), việc tiếp tục tăng ghế suất trên đường bay này là hết sức khó khăn, đặc biệt là trong công tác quản lý chỗ.

Cơ cấu khách: Năm 2008, trên chuyến bay từ Pháp về Hà Nội, khách Pháp đến Việt Nam chiếm 59%, khách Việt Nam đến Pháp chiếm 4%, khách Tây Âu đến Việt Nam chiếm: 18%, khách từ Tiệp Khắc là 3% và các phân thị khác chiếm 16%.

56

Tính mùa vụ: Lượng hành khách đi/đến cao điểm vào các tháng 1, 2, 3, 4, 7, 8 và thấp điểm vào các tháng 5, 6, 9.

Đường bay Hồ Chí Minh - Chạc-đờ-gôn - Hồ Chí Minh (SGN-CDG-SGN)

Tổng khách vận chuyển của VNA giảm 10% trong khi tải cung ứng có giảm chút ít, do 3 tháng đầu năm 2008 VNA khai thác bằng tàu bay B767/245 ghế.

Thị phần của VNA giảm 2.4 điểm do Air France tăng tải và khai thác tốt luồng khách về thành phố Hồ Chí Minh (có ưu thế về mạng bay Tây Âu).Ghế suất trung bình của đường bay SGN-CDG-SGN đạt mức 72% (tính cả khách đi/đến).

Cơ cấu khách: Năm 2008, trên chuyến bay từ Pháp về thành phố Hồ Chí Minh, khách Pháp đến Việt Nam chiếm 64%, khách Việt Nam tới Pháp là 5%, khách Tây Âu đến Việt Nam chiếm10%, các phân thị khác là 21%.

Tính mùa vụ: Tương đối trùng với đường bay đi/đến Hà Nội, nhưng mức độ thấp hơn.

Doanh thu đạt được trên đường bay Pháp

Bảng 2.6: Doanh thu đạt được trên đường bay Pháp Đơn vị : 1000 đồng

Năm Doanh thu và tăng trưởng

2004 40.284. 683 2005 24.277.685 2006 28.037.879 2007 39.238.607 2008 43.071.254 2005/2004 60.3% 2006/2005 115.5% 2007/2006 139.9% 2008/2007 109.8%

57

Doanh thu đạt được trên đường bay Pháp có xu hướng tăng, tuy nhiên năm 2008 so với 2007 tuy doanh thu có tăng nhưng tốc độ giảm. Đó cũng là xu thế chung khi nền kinh tế đang rơi vào tình trạng suy thoái toàn cầu. Sự tăng doanh thu trong khi số lượng hành khách giảm là do VNA đã`tập trung phát triển mạng bán cho khách hạng thương gia.

Để đạt được kết quả như trên, VNA đã thực hiện một số biện pháp như: + Duy trì tốt mạng bán, các đại lý lớn đều bán và có thị phần tốt, tăng số

lượng vé bán hạng thương gia.

+ Các kênh bán hoạt động tốt cả về số lượng và chất lượng. + Phát triển mạnh kênh bán vé qua internet.

+ Chủ động ra chương trình khuyến mại để khai thác tối đa chỗ trên các chuyến bay trong giai đoạn thấp điểm.

+ Phối hợp rà soát tốt các chuyến bay mùa cao điểm (hè) giữa Văn phòng chi nhánh và Ban tiếp thị hành khách.

+ Bảng giá mùa đã được đơn giản hóa và cải tiến phù hợp hơn với nhu cầu thị trường.

Tuy nhiên, cũng còn một số tồn tại như: + Giảm thị phần trong các tháng cao điểm.

+ Thiếu chỗ chiều đi và đến cho khách giai đoạn trước và sau Tết cổ truyền Việt Nam, có thể dẫn đến nguy cơ giảm doanh thu mùa cao điểm. + Hệ thống giá vẫn còn khá phức tạp và cao.

Tóm lại, sau khi phân tích số liệu hành khách và doanh thu trên đường bay Pháp ta thấy tổng số lượng khách đi lại giữa hai nước vẫn tăng năm sau cao hơn năm trước, kể cả trong giai đoạn suy thoái kinh tế năm 2008 tuy tốc độ tăng có giảm so với mọi năm. Điều đó cho thấy nhu cầu đi lại thực tế là có tăng, thị trường đường bay Pháp có xu hướng phát triển, nhu cầu đi lại có. Tuy nhiên VNA mới chỉ dừng lại ở mức khai thác chiếm lĩnh 40% thị phần,

58

giảm so với 45% thị phần so với năm 2007. Như vậy khả năng mở rộng và phát triển thị trường là hoàn toàn có khả năng, nhưng VNA chưa khái thác tốt thể hiện qua khối lượng vận chuyển của hãng giảm trong khi tổng nhu cầu thị trường tăng. Vấn đề đặt ra là VNA cần làm những biện pháp như thế nào để phát huy tối đa khả năng sẵn có và khắc phục những mặt tồn tại để phát triển được thị trường đầy tiềm năng này.

B. Đƣờng bay Đức

Phân tích thị trường - Thuận lợi

+ Việt Nam và Đức có nền kinh tế và chính trị ổn định. Việt Nam vừa trở thành thành viên của WTO nên khách kinh doanh công vụ tăng do có nhiều công ty Đức đầu tư tại Việt Nam.

+ Cộng đồng người Việt Nam sinh sống tại Đức và các nước Đông Âu khá lớn do vậy nhu cầu đi lại giữa hai nước cao.

+ Nước Đức nằm ở trung tâm châu Âu, là một điểm trung chuyển thuận tiện.

- Khó khăn

+ Các dịch vụ du lịch tại Việt Nam còn nghèo nàn, cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn.

+ Quảng bá về du lịch Việt Nam tại các nước châu Âu còn thiếu và yếu. + Khách Đức rất kỹ tính, đòi hỏi cao trong khi VNA còn cung cấp sản

phẩm chưa ổn định như chậm, hủy chuyến, chất lượng phục vụ trên chuyến bay chưa cao, chưa có phát thanh và giải trí bằng tiếng Đức trên máy bay.

+ Nguy cơ bùng phát các dịch bệnh như H1N1, bệnh cúm gà, tiêu chảy cấp, v.v.

59

VNA hiện là Hãng bay thẳng duy nhất giữa Đức và Việt Nam khai thác 05 chuyến/ tuần cụ thể: 3 chuyến từ Hà Nội và 2 chuyến từ thành phố Hồ Chí Minh bằng tàu bay B777.

Các hãng bay vòng:

+ Qua Thái Lan: Thai Airway 14 chuyến/tuần từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

+ Qua Singapore: Qantas Airways 07 chuyến/tuần từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; Singapore Airline 14 chuyến/tuần từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

+ Qua Hồng Kông: Cathay Pacific 10 chuyến/tuần từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

+ Qua Đài Loan: China Airlines 05 chuyến/tuần từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Nguồn khách chủ yếu trên đường bay này là khách thương quyền 3/4 (khách đi lại trực tiếp giữa hai nước), khách du lịch Đức, khách người Việt Nam sinh sống tại Đức, khách công vụ và khách bổ trợ.

Đánh giá khả năng cạnh tranh

Loại

khách Mạnh/ Cơ hội Yếu/ Đe doạ

Đánh giá khả năng bán Thương gia + + +

Đường bay thẳng (Non Stop) 05 chuyến/tuần bằng B777. Là hãng bay thẳng duy nhất. 25 ghế hạng thương gia và 45 ghế hạng sang. + + + + Chất lượng sản phẩm hạng thương gia chưa ổn định.

Chất lượng dịch vụ trên chuyến bay chưa cao. Cạnh tranh trực tiếp bởi Lufthansa (LH). Tần suất thấp so với các hãng hàng không khác. Khả năng bán tốt

60 Du lịch +

+

+

Đường bay thẳng. Điểm đến Việt nam

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường hàng không khu vực Châu Âu của Vietnam Airlines (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)