* Nhà cung ứng
Sản phẩm trọng tâm của Hãng hàng không là vận chuyển hành khách và hàng hóa theo đường hàng không bằng máy bay, từ đó tạo ra nguồn thu thương mại dưới dạng cước vận chuyển hành khách và hàng hóa. Tuy nhiên để thực hiện được nhiệm vụ trọng tâm này thì không thể không kể đến những hoạt động của các nhà cung ứng khách phục vụ hãng hàng không thực hiện nhiệm vụ đó cụ thể đơn cử các Cảng hàng không cung ứng các sản phẩm dịch vụ trực tiếp phục vụ cho hoạt động bay, dịch vụ cất/ hạ cánh máy bay, dịch vụ phục vụ khách hàng, dịch vụ hàng hoá, phục vụ việc tiếp nhận thông qua máy bay, hành khách, hàng hóa, nội địa. Công ty Đảm bảo hoạt động bay cung cấp các dịch vụ thông tin, dẫn đường điều hành bay, giám sát và quản lý không lưu đảm bảo an toàn, điều hòa các hoạt động bay trong vùng trời trách nhiệm.
* Các trung gian marketing
Trung gian marketing bao gồm các tổ chức dịch vụ, các doanh nghiệp khác và các cá nhân hỗ trợ cho doanh nghiệp tổ chức tốt việc đưa sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình tới tay người tiêu thụ cuối cùng.
Giới trung gian có thể là nhà môi giới Marketing, người giúp công ty tìm thị trường, tìm khách hàng, giới thiệu, tư vấn các cách thức đi vào thị trường, v.v, có thể là các nhà bán buôn, đại lý, bán lẻ. Các trung gian phân phối này có thể đảm bảo cho người mua hàng những điều kiện thuận tiện về thời gian, địa điểm và thủ tục mua hàng với chi phí thấp hơn so với doanh nghiệp tự làm. Ngoài ra trung gian marketing cũng bao gồm các đơn vị vận chuyển, các trung gian tài chính (ngân hàng, bảo hiểm), các công ty quảng cáo, các Hãng tuyên truyền, v.v.
Đối với doanh nghiệp hàng không vấn đề quan tâm chính là việc phân phối vé bán của các đại lý trên toàn quốc cũng như các đại lý bán vé đặt tại các nước có đường bay tới Việt Nam. Đồng thời việc sử dụng các trung gian
26
marketing làm tăng sự gần gũi, thân thiện về hình ảnh Hãng hàng không quốc gia Việt Nam trong tiềm thức của hành khách. Đó cũng là một vấn đề cần quan tâm hàng đầu.
* Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh bao gồm cả các doanh nghiệp hoạt động trong ngành hàng không cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong ngành khác nhưng tạo ra sản phẩm thay thế.
Nếu nói rằng HKDD là ngành độc quyền thì hoàn toàn không đúng. Lượng hành khách và hàng hóa được vận chuyển bằng tàu bay chiếm vị trí trọng tâm trong ngành HKDD, mà việc giành được lượng hành khách, hàng hóa cho mình là một vấn đề mang tính chiến lược của bất kỳ một Hãng hàng không nào, đặc biệt là Hãng hàng không hoạt động quốc tế. Nhìn bề ngoài, có cảm giác rằng Hãng hàng không, Cảng hàng không và Cơ quan điều hành bay là những nhà cung cấp dịch vụ độc quyền, bởi nếu đã chọn phương tiện vận chuyển là máy bay để đi từ thành phố Hồ Chí Minh ra Hải Phòng, thì dù muốn dù không hành khách vẫn phải chọn Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam làm nhà vận chuyển; hoặc nếu đã chọn điểm đến là Hải Phòng, thì dù muốn dù không Hãng hàng không vẫn phải chọn Cảng hàng không Cát Bi, hoặc nếu đã bay qua Vùng Thông báo bay thì dù muốn dù không máy bay đó phải sử dụng dịch vụ của cơ quan điều hành bay Việt Nam. Vấn đề sẽ hoàn toàn khác, nếu hành khách đi từ thành phố Hồ Chí Minh ra Hải Phòng không chọn phương tiện đường hàng không mà chọn phương tiện đường bộ; hoặc
nếu Hãng hàng không không lựa chọn điểm đến là sân bay Cát Bi mà chọn sân bay Nội Bài, sau đó theo đường bộ về Hải Phòng; hoặc nếu chuyến bay nước ngoài quyết định không bay qua vùng thông báo bay Việt Nam mà lựa chọn qua vùng thông báo bay của quốc gia lân cận nào đó. Như vậy, đường bộ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Hãng hàng không trên chặng Thành phố
27
Hồ Chí Minh - Hải Phòng; Cảng hàng không Nội Bài là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Cảng hàng không Cát Bi; Các cơ quan điều hành bay của các quốc gia kế cận là đối thủ cạnh tranh trực tiếp cơ quan điều hành bay Việt Nam.
Khi nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh, cần tập trung trả lời những câu hái sau đây:
+ Động cơ của đối thủ cạnh tranh là gì? + Đối thủ cạnh tranh đang làm gì? + Đối thủ cạnh tranh muốn làm gì?
Bởi vậy, khi phân tích về các đối thủ cạnh tranh, cần thiết phải thực hiện các việc sau đây:
+ Phân tích các mục tiêu tương lai của họ; + Đánh giá các chiến lược hiện có của họ;
+ Tổng quan về các tiền đề liên quan đến các đối thủ cạnh tranh và các lĩnh vực hoạt động của họ; và
+ Nghiên cứu và phân tích sâu hơn về các mặt mạnh, mặt yếu của những đối thủ cạnh tranh này.
* Khách hàng
Khách hàng là đối tượng phục vụ chính của doanh nghiệp, là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công trong kinh doanh. Doanh nghiệp có chiến lược thị trường tốt đồng nghĩa với việc họ có kế hoạch khai thác khách hàng một cách có hiệu quả. Lượng khách hàng trên thị trường sẽ quyết định quy mô thị trường. Doanh nghiệp vừa phải tôn trọng đồng thời phải tìm mọi cách để thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Đối với ngành hàng không, khách hàng vô cùng phong phú và ở tất cả các quốc gia mà Hãng hàng không Việt Nam có đường bay tới. Việc quan tâm tới khách hàng là yếu tố quan trọng sống còn của doanh nghiệp.
28
* Giới công chúng
Theo Philip Kotler: Công chúng trực tiếp là một nhóm bất kỳ tỏ ra quan tâm thực sự hay có thể quan tâm tới những tổ chức có ảnh hưởng đến những khả năng đạt tới những mục tiêu đã đề ra.
Các tầng lớp công chúng trực tiếp có thể hoặc là ủng hộ hoặc là chống lại những nỗ lực của doanh nghiệp nhằm phục vụ thị trường. Công chúng tích cực là nhóm quan tâm đến công ty với thái độ thiện chí. Công chúng tìm kiếm là nhóm mà doanh nghiệp đang tìm kiếm sự quan tâm của họ nhưng không phải bao giờ cũng tìm được (như phương tiện thông tin đại chúng, các cá nhân có vị thế trong xã hội), công chúng không mong muốn là nhóm mà doanh nghiệp cố gắng thu hút sự chú ý của họ, nhưng buộc phải để ý đến họ nếu họ xuất hiện.
Ngành hàng không với tiêu chí quan trọng là an toàn nên càng cần quan tâm tới giới công chúng vì sự ủng hộ hay phản đối của giới công chúng sẽ tác động trực tiếp tới uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp.