Các NHTM nhà nước Trung Quốc trong một thời gian dài lựa chọn mô hình kinh doanh có hoạt động tín dụng là chủ đạo nhằm thu được khoản thu nhập chênh lệch thông qua việc mở rộng quy mô của dịch vụ cho vay và huy động vốn. Lịch sử đã chứng minh, mô hình kinh doanh truyền thống này khiến cho quy mô tài sản nợ của NHTM tăng nhanh. Hơn nữa, số lượng khách hàng chất lượng cao trong nền kinh tế không đủ nhiều để có thể khuyến khích cho việc mở rộng lĩnh vực này của ngân hàng. Các khách hàng có chất lượng cao trên thị trường tuy có thể đảm bảo trả lãi khoản vay đúng kỳ hạn song về tổng thể số lượng khách hàng này vẫn ít. Trong khi đó, các NHTM đua nhau cạnh tranh khiến cho lợi nhuận sụt bị giảm mạnh. Trong trường hợp không có nhiều khách hàng có chất lượng cao thì việc mở rộng của ngân hàng có nghĩa là đầu tư vốn vào các dự án có rủi ro cao. Do vậy, Trung Quốc không thể tiếp tục thực hiện mô hình truyền thống này mãi.
Phân tích cơ cấu dịch vụ và thu nhập của các NHTM của các nước phát triển cho thấy, 40% thu nhập của ngân hàng là phi lãi suất, 60% còn lại là thu nhập ròng từ lãi suất (thu nhập ròng từ lãi suất được tạo thành bởi thu nhập giao dịch trên thị trường và thu nhập chênh lệch từ lãi suất tiền gửi và cho vay). Thu nhập chênh lệch từ lãi suất chiếm khoảng 30%. Trong khi đó 4 NHTM nhà nước lớn của Trung Quốc có 15% thu nhập phi lãi suất, còn 85% còn lại là thu nhập ròng từ lãi suất, trong đó thu nhập giao dịch trên thị trường chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Từ kinh nghiệm của các nước có hệ thống ngân hàng phát triển cho thấy, cần phải khống chế tín dụng chặt chẽ cũng như các dịch vụ có rủi ro cao [19].
Tỷ lệ tín dụng/GDP của Trung Quốc vào cuối năm 2000 là 117%- mức cao nhất trên thế giới. Các NHTM nhà nước chiếm thị phần áp đảo, tuy nhiên vào đầu những năm 90 các ngân hàng này hoạt động kém hiệu quả và tình hình chỉ được cải thiện vào những năm 2000 khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh.
Với lợi thế về mạng lưới các chi nhánh rộng khắp cả nước (125 nghìn chi nhánh và 1,6 triệu nhân viên) các ngân hàng của Trung Quốc đã chiếm lĩnh tới 90%
lượng khách hàng hạng trung bình bởi người dân Trung Quốc vẫn có thói quen gửi và vay tiền ở các ngân hàng của Trung Quốc. Các NHNNg đã bắt đầu tăng tốc nắm bắt thị trường khách hàng cao cấp có nhu cầu sử dụng dịch vụ có giá trị kỹ thuật cao, có rủi ro cao đi kèm lợi nhuận lớn.Sau khi gia nhập WTO, số lượng các tổ chức NHNNg kinh doanh tại Trung Quốc đã gia tăng liên tục.
Tính đến cuối tháng 6/2009, đã có hơn 5600 tổ chức tài chính ngân hàng có tư cách pháp nhân tại Trung Quốc trong đó có 3 ngân hàng chính sách, 5 NHTM lớn (nhà nước chiếm cổ phần khống chế), 12 NHTM cổ phần, 136 NHTM thành phố, hơn 5000 tổ chức tài chính hợp tác nông thôn, 160 tổ chức tài chính phi ngân hàng như công ty tài chính và công ty uỷ thác tài chính, 4 công ty quản lý tài sản, 107 công ty chứng khoán các loại, 100 tổ chức tư vấn đầu tư chứng khoán…Đã có 32 NHNNg (100% vốn nước ngoài và liên doanh) có tư cách pháp nhân, 106 chi nhánh của 73 ngân hàng đến từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia hoạt động tại thị trường Trung Quốc.
Bảng 2.1. Xếp hạng 10 NHTM của Trung Quốc có tài sản lớn nhất (Tính đến 31/12/2008)
STT Ngân hàng
Tổng tài sản ( triệu USD) tính đến 31/12/2008
1 Industrial & Commerical Bank of China $1,427,610.00 2 China Construction Bank Corp $1,105,471.00 3 Agricultural Bank of China $1,026,300.00 4 Bank of China Limited $1,017,130.00 5 China Development Bank Corp $558,936.00 6 Bank of Communications Co Ltd $392,554.00 7 China Postal Savings Bank $326,362.00 8 China Merchants Bank Co Ltd $229,976.00 9 Agricultural Development Bank of China $198,205.00 10 Shanghai Pudong Development Bank $191,588.00