và sức cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam.
Nâng cao năng lực tài chính và sức cạnh tranh là giải pháp then chốt nhất đối với các ngân hàng nhằm đủ sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập. Trước đối thủ nước ngoài có công nghệ hiện đại, thế mạnh về vốn, các ngân hàng Trung Quốc
cũng như Việt Nam nếu không có năng lực tài chính đủ mạnh sẽ dễ dàng để miếng bánh thị phần lọt vào tay các NHNNg. Bài học kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, trong công cuộc cải cách NHTM nhà nước, đặc biệt là từ cuối năm 2003 Trung Quốc đã bước vào giai đoạn cổ phần hoá và nội dung cơ cấu lại tài chính là một trong 3 nội dung cơ bản các NHTM nhà nước Trung Quốc thực hiện.
Qua trường hợp Trung Quốc có thể thấy, để nâng cao năng lực tài chính cho các NHTM và tạo điều kiện cho các NHTM mở rộng quy mô hoạt động và nâng cao khả năng cạnh tranh, chúng ta cũng nên tập trung giải quyết một số nội dung xoay quanh 3 vấn đề như : tăng vốn tự có; đổi mới mô hình hoạt động, nâng cao năng lực quản trị và hiệu quả hoạt động để tăng khả năng sinh lời; xử lý dứt điểm nợ tồn đọng, làm sạch bảng cân đối tài sản.
Thứ nhất, nâng cao năng lực tài chính.
Vốn tự có là chỉ tiêu cơ bản để chứng minh năng lực tài chính của một NHTM, nó cũng là căn cứ để tính toán các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng.
Cuối năm 2003, Trung ương Đảng, Quốc vụ viện Trung Quốc đã lựa chọn Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng Xây dựng tiến hành cổ phần hoá thí điểm, đồng thời bổ sung 45 tỷ USD từ nguồn dự trữ ngoại hối cho 2 ngân hàng này. Nguồn vốn được rót từ nguồn dự trữ ngoại hối này đã giúp 2 ngân hàng này nâng cao tỷ lệ an toàn vốn từ mức 6,91% và 8,15% của năm 2002 lên khoảng gần 15%.
Mục tiêu của việc cổ phần hoá NHTM nhà nước ở Trung Quốc là cải cách thể chế quản lý, hoàn thiện cơ cấu quản lý, chuyển đổi cơ chế kinh doanh, nhằm giúp cho phần lớn các ngân hàng trở thành những NHTM cổ phần có tỷ lệ an toàn vốn cao, quản lý nội bộ nghiêm ngặt, vận hành kinh doanh an toàn, chất lượng và hiệu quả dịch vụ cao và đặc biệt là có khả năng cạnh tranh trong thời kỳ quá độ vào WTO. Sau khi Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng Xây dựng tiến hành cổ phần hoá, các chỉ tiêu về trình độ quản lý theo mô hình công ty, hiệu quả kinh doanh
cũng như chất lượng vốn … đã đưa 2 ngân hàng này lọt vào danh sách 100 ngân hàng trên thế giới có trình độ đạt mức trung bình trở lên.
Trong những năm gần đây, một số NHTM nhà nước của Việt nam đã và đang trong tiến hành cổ phần hóa. Hệ số an toàn vốn của các NHTM Vịêt nam đã có nhiều cải thiện. Hiện chỉ còn Ngân hàng Agribank có hệ số an toàn vốn (CAR) dưới 8%, còn các ngân hàng quốc doanh ở mức 8 - 10% và các ngân hàng thương mại cổ phần phần lớn trên 12%, có những ngân hàng mới lên tới mức 30%.
Mức vốn tự có trung bình của một NHTM nhà nước hiện là 4.200 tỷ đồng, tổng mức vốn tự có của các NHTM nhà nước Việt nam chỉ tương đương với một ngân hàng cỡ trung bình trong khu vực. Vì thế, tăng vốn tự có thực sự đang là nhu cầu bức xúc đối với các NHTM Nhà nước.
Trong khi đó, ưu thế về vốn, các NHNNg sẽ thuận lợi trong việc triển khai các loại hình dịch vụ. Theo thống kê của NHNN Việt Nam, thị phần cho vay của các NHTM nhà nước giảm từ 73-75% năm 2004 xuống còn 63% vào tháng 8/2009. Con số này cũng nói lên sự lấn sân của các NHNNg đã, đang và sẽ còn tiếp tục được triển khai mạnh hơn khi thị trường DVNH Việt Nam được mở cửa.
Giống như Trung Quốc, nhà nước chỉ cần nắm giữ cổ phần chi phối. Để có thể huy động vốn nhanh với khối lượng lớn, ngoài việc phát hành trái phiếu chuyển đổi dài hạn, có thể đẩy mạnh huy động các nhà đầu tư nước ngoài và cần cho phép các nhà đầu tư tham gia quản trị trong chừng mực nhất định. Tuy nhiên, với vai trò chi phối của các NHTM Nhà nước trong hệ thống ngân hàng, việc CPH là không đơn giản vì đây là một lĩnh vực nhạy cảm. Từ kinh nghiệm của Trung Quốc và một số nước chuyển đổi cho thấy, việc tiến hành CPH cần được thực hiện thận trọng với những bước đi phù hợp để tránh tác động xấu đến hoạt động của toàn bộ hệ thống NHTM, tránh thất thoát tài sản và tránh sự thâu tóm chi phối của các NHNNg.
Tiến hành sáp nhập để hình thành các tập đoàn ngân hàng đa năng quy mô lớn. Tập đoàn ngân hàng này được xây dựng nên từ chính các NHTM Nhà nước nên tận dụng được mức độ chi phối của các ngân hàng này trên thị trường và mạng lưới
các chi nhánh trải dài trên khắp các tỉnh thành cũng như hệ thống các khách hàng lâu năm. Cơ chế tài chính của tập đoàn có thể thực hiện theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Đây thực sự là một hướng đi quan trọng đối với các NHTM Nhà nước trong giai đoạn sắp tới.
Còn đối với các ngân hàng thương mại khác, nên củng cố và phát triển theo hướng tăng cường năng lực tài chính và quản lý, đồng thời kiên quyết cho giải thể, phá sản, sáp nhập, hợp nhất hoặc bán các NHTM cổ phần yếu kém để tránh tình trạng các ngân hàng này buộc phải phá sản sẽ gây ra tác động tiêu cực rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế nói chung, thị trường DVNH nói riêng. Bên cạnh đó, các NHTM cần xây dựng chiến lược phát triển toàn diện và các kế hoạch hành động cụ thể để đảm bảo khi không còn sự bảo hộ và trợ cấp của Nhà nước, ngân hàng vẫn hoạt động được một cách hiệu quả.
Thứ hai, đối mới mô hình quản trị nhằm nâng cao năng lực quản trị và hiệu quả hoạt động.
Đây là khâu quan trọng trong tiến trình cải cách hệ thống ngân hàng của Trung Quốc. Cải cách quản lý theo mô hình công ty tức là tiến hành cải cách thể chế quản lý kinh doanh và cơ chế vận hành nội bộ của ngân hàng theo yêu cầu của chế độ doanh nghiệp hiện đại và kinh nghiệm thực tiễn từ các ngân hàng thương mại quốc tế.
Cơ chế quản trị điều hành của các NHTM Nhà nước về thực chất là theo mô hình của Tổng công ty Nhà nước. Hiện các NHTM Nhà nước đều được tổ chức thành 2 cấp: Hội sở chính và chi nhánh. Tại Hội sở chính, mô hình kết cấu chung bao gồm: HĐQT, Ban Giám đốc điều hành và các khối phòng ban chức năng trực thuộc. Cơ cấu này được phân biệt chủ yếu 2 chức năng cơ bản là chức năng quản trị điều hành và chức năng quản lý kinh doanh. Song trên thực tế, HĐQT chưa hoạt động đúng với tính chất là cơ quan quản trị điều hành của NHTM; chưa tập trung được thông tin về hoạt động của ngân hàng; chức năng, quyền hạn của HĐQT chưa được xác định rõ và thực thi đúng. Do sự phối kết hợp giữa HĐQT và Ban Giám
hàng chủ yếu và quan trọng như: quản trị rủi ro, quản lý thanh khoản, quản lý tài sản Nợ/tài sản Có, kiểm soát và kiểm toán nội bộ... thiếu sự hợp tác, phân tán, không được cập nhật về thông tin.
Có thể thấy, mô hình quản trị của các NHTM Nhà nước Việt Nam đã thể hiện sự lạc hậu, có khoảng cách rất lớn so với thông lệ quốc tế và mô hình quản trị của các ngân hàng nước ngoài. Các NHTM quốc doanh vừa mới cổ phần hóa và niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán nhưng mô hình quản trị vẫn giữ nguyên như ngân hàng quốc doanh trước đó do mức độ cổ phần hóa quá ít (Vietcombank chỉ bán cổ phần ra ngoài tương đương 9,28% vốn điều lệ, con số này ở Vietinbank là 4%). Do vậy, ngay từ bây giờ, việc đổi mới mô hình quản trị của các ngân hàng theo thông lệ quốc tế là rất cần thiết.
Khả năng sinh lời của các NHTM Vịêt nam trong những năm gần đây đã có nhiều cải thiện, tuy nhiên, trong thời gian tới để nâng cao năng lực quản trị và hiệu quả hoạt động để tăng khả năng sinh lời cần phải:
- Tách bạch rõ và thực hiện đầy đủ hai chức năng là quản trị điều hành và quản lý kinh doanh giữa HĐQT và Ban Giám đốc điều hành. HĐQT phải là cơ quan quyền lực tối cao, thực sự đại diện quyền sở hữu, giám sát toàn bộ hoạt động ngân hàng và Ban Giám đốc, đồng thời chịu rủi ro cuối cùng về hoạt động của ngân hàng. - Hoàn thiện tổ chức bộ máy từ Hội sở chính đến các chi nhánh theo hướng gọn nhẹ đi đôi với tiếp tục mở rộng hợp lý mạng lưới chi nhánh, điểm giao dịch và các kênh phân phối khác của ngân hàng. Chú trọng đa dạng hóa các kênh phân phối từ xa và các kênh phân phối điện tử, tự động nhằm giảm các chi phí.
- Phát triển các kênh phân phối nước ngoài dưới hình thức hiện diện thương mại của các NHTM Việt Nam ở nước ngoài, nhất là tại những nước và vùng lãnh thổ có tiềm năng phát triển với Việt Nam, như Trung quốc hay một số nước ASEAN, để từng bước thâm nhập vào thị trường quốc tế.
- Thu hút sự tham gia của các đối tác nước ngoài, các nhà đầu tư chiến lược vào quản lý điều hành hoạt động của ngân hàng, qua đó, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, nâng cao năng lực quản lý và quản trị điều hành.
- Khi NHTM niêm yết trên TTCK sẽ buộc phải đổi mới mô hình quản trị, tăng cường công khai minh bạch.
Thứ ba, xử lý nợ xấu, nợ tồn đọng trong các ngân hàng
Nợ xấu tại các NHTM nhà nước là một vấn đề nan giải đối với Trung Quốc và nguyên nhân hình thành nợ xấu cũng khá phức tạp. Ngoài những nguyên nhân như thể chế của các ngân hàng còn lạc hậu, khâu quản lý nội bộ và giám sát bên ngoài yếu kém, thì cũng phải kể đến một số nguyên nhân khác như: tỷ trọng vốn huy động qua kênh trực tiếp quá thấp, các doanh nghiệp trong tình trạng thiếu vốn tự có trầm trọng, hoạt động kinh doanh, sản xuất thua lỗ và quá dựa vào tiền vay của ngân hàng. Hơn nữa, trong quá trình cải cách, mở cửa, nhằm khuyến khích điều chỉnh cơ cấu ngành nghề, chuyển đổi thể chế và cơ cấu lại hệ thống doanh nghiệp nhà nước, các NHTM nhà nước Trung Quốc đã phải dành nhiều khoản vay chỉ định có giá trị lớn cho nhiều doanh nghiệp nhà nước, trong đó có nhiều doanh nghiệp thuộc ngành bị phát triển quá nóng. Đồng thời, môi trường tín dụng xã hội kém và tình trạng doanh nghiệp trốn nợ ngân hàng cũng ngày càng trở nên vô cùng nghiêm trọng tại Trung Quốc. Một nguyên nhân đáng lưu ý nữa là, chính việc chưa thực hiện chế độ kiểm toán đã gây ra hiện tượng lãi giả lỗ thật ở mức độ nghiêm trọng. Do vậy, năm 1999, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, Trung Quốc đã thành lập 4 công ty quản lý tài sản để mua lại nợ xấu của 4 ngân hàng thương mại nhà nước. Theo số liệu của Uỷ ban giám sát Ngân hàng Trung Quốc, tính đến cuối năm 2005, 4 AMC của Trung Quốc đã xử lý được 839,75 tỷ NDT nợ xấu (không gồm nợ chuyển thành cổ phần), thu hồi tiền mặt về 176,60 tỷ NDT, chiếm 21,03% tổng số nợ xấu được xử lý. Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM lớn, NHTM cổ phần Trung Quốc đã giảm từ 23,3% năm 2002 xuống còn 6,17% cuối năm 2007 và 2,45% cuối năm 2008.
Có thể thấy phần lớn các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ xấu cao ở Trung Quốc giống với Việt Nam. Tính đến năm 2005, các NHTM Nhà nước của Việt Nam đã xử lý được trên 90% nợ tồn đọng phát sinh tính đến thời điểm 31/12/2000 theo tiêu chuẩn phân loại nợ của Việt nam. Tính đến cuối tháng 9/2008, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng là 35.000 tỷ đồng, chiếm 2,92% tổng dư nợ cho vay. Tuy nhiên, nếu phân loại nợ theo tiêu chuẩn quốc tế thì con số nợ tồn đọng chưa xử lý còn khá lớn. Để xử lý nợ xấu đạt hiệu quả cao hơn và phù hợp hơn, chúng ta có thể tham khảo kinh nghiệm Trung Quốc trong việc chủ động phân loại nợ và thực hiện xử lý theo từng loại một cách hợp lý. Đối với các con nợ là doanh nghiệp, có thể phân loại nợ theo đối tượng nợ để xử lý. Doanh nghiệp có thể cơ cấu lại tài chính, Chính phủ cho phép ngân hàng chuyển khoản nợ này thành vốn góp tại doanh nghiệp; Doanh nghiệp không thể cơ cấu lại tài chính thì có thể bán nợ theo giá thị trường.
Xử lý nợ xấu và nợ tồn đọng là vấn đề hết sức quan trọng nhằm lành mạnh hoá tình hình tài chính của các NHTM, đặc biệt là các NHTM Nhà nước trước khi cổ phần hóa. Thực tế tại Trung Quốc cho thấy, vấn đề xử lý nợ xấu cần được tiến hành song song với hạn chế việc phát sinh nợ xấu trong tương lai gần. Muốn vậy, cần phải phân loại nợ và hạch toán nợ theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo trích đủ dự phòng rủi ro cho các khoản nợ của ngân hàng. Để phân loại nợ cần kết hợp hai yếu tố là tình hình tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng. Trên cơ sở đó, đánh giá cả về định tính và định lượng về mức độ rủi ro các khoản vay và trích lập dự phòng rủi ro căn cứ vào việc ước lượng các rủi ro ở trên.
Thứ tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hiện đại hoá công nghệ
Con người và công nghệ là 2 nhân tố chính chi phối chất lượng dịch vụ ngân hàng. Vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh, các NHTM cần phải tập trung vào yếu tố con người mà cụ thể là xây dựng và phát triển một đội ngũ nhân sự đủ lớn mạnh về cả chất và lượng như xây dựng chiến lược nhân sự với các tiêu chuẩn cần thiết về trình độ và kỹ năng; động viên, giao quyền chủ động nghiên cứu, quyết định cho nhân viên, kích thích tinh thần sáng tạo, phát triển ý tưởng; đề cao tinh
thần hợp tác và làm việc theo nhóm nhằm nâng cao sự chia sẻ tri thức và nâng cao chất lượng công việc.
Đi kèm với vấn đề nhân lực thì công nghệ cũng là một trong những nhân tố quyết định thành công của ngân hàng trong giai đoạn hội nhập và phát triển nhanh chóng như hiện nay. Do vậy, cần đẩy mạnh liên doanh, liên kết và hợp tác với các tổ chức trong nước và nước ngoài về nghiên cứu và phát triển DVNH để nhanh chóng tiếp cận công nghệ mới, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế; tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của các tổ chức quốc tế để hiện đại hóa công nghệ ngân hàng; đẩy mạnh việc ứng dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến phù hợp với trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam và tuân thủ các chuẩn mực quốc tế, phát triển hệ thống giao dịch trực tuyến và từng bước phát triển hệ thống công nghệ thông tin với kỹ thuật và phương tiện truyền thông thích hợp; hoàn thiện và chuẩn hóa quy trình tác nghiệp và quản lý nghiệp vụ ngân hàng, theo hướng tự động hóa, ưu tiên các nghiệp vụ thanh toán, tín dụng, kế toán, quản lý rủi ro và hệ thống thông tin quản lý; phát triển và hiện đại hóa hệ thống thanh toán điện tử và thanh toán điện tử liên ngân hàng trên phạm vi toàn quốc nhằm tạo nên một hệ