Giai đoạn thực hiện quản lý rủi ro nhằm thúc đẩy cơ cấu ngân hàng phát

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng của Trung Quốc sau khi ra nhập WTO và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 39)

triển theo hƣớng chuẩn hoá và thƣơng mại hoá (1995-2002):

Trong thập kỷ 90, do quá chú trọng về số lượng và khuyếch trương cơ cấu nên ngành ngân hàng Trung Quốc đã bộc lộ khá nhiều rủi ro trong kinh doanh. Đồng thời, cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 cũng giúp cho Trung Quốc nhận thức được mức độ nghiêm trọng của rủi ro tài chính. Do vậy, tháng 11/1997, Trung ương Đảng, Quốc vụ viện Trung Quốc đã tổ chức hội nghị về công tác ngành tài chính và đưa ra một loạt biện pháp nhằm cải cách hệ thống NHTM nhà nước Trung Quốc [24]:

Một là, bổ sung vốn và xử lý nợ xấu. Năm 1998, Bộ tài chính phát hành 270

tỷ NDT trái phiếu chính phủ đặc biệt để bổ sung vốn giúp cho 4 NHTM nhà nước

(NH Trung Quốc, NH Xây dựng, NH Công thương và NH Nông nghiệp). Năm 1999,

thành lập 4 công ty quản lý tài sản (AMC) để mua các khoản cho vay khó thu hồi của các ngân hàng nhà nước. Cũng trong năm 1999, đã chuyển 1400 tỷ NDT nợ xấu của 4 NHTM nhà nước này cho 4 công ty quản lý tài sản.

Hai là, tăng cường quản lý nội bộ và kiểm soát rủi ro. Chính thức xoá bỏ

quản lý quy mô khoản vay của NHTM nhà nước, thực hiện quy trách nhiệm quản lý theo tài sản.

Thứ ba, chuẩn hoá việc sử dụng vốn. Năm 1996 bộ phận giám sát quản lý

Thứ tư, tích cực cải cách cơ cấu quản lý theo nguyên tắc thị trường. Nhằm vào tình trạng tổ chức của các chi nhánh trùng lắp, nhiều tầng quản lý, và vận hành kém hiệu quả, các NHTM nhà nước Trung Quốc bắt đầu tiến hành tinh giảm biên chế và cải cách tổ chức từ năm 1998.

Những cải cách trên ở một mức độ nào đó đã thúc đẩy tiến trình thị trường hoá của NHTM nhà nước song về tổng thể quản lý kinh doanh NHTN nhà nước vẫn còn mang đậm sắc thái hành chính, đặc biệt là tình hình tài chính của ngân hàng vẫn chưa sáng sủa, năng lực tự phát triển còn yếu kém. Hiện trạng quản lý kinh doanh của NHTM nhà nước vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế thị trường.

Về phía các NHTM, do được sự ủng hộ tích cực từ nhiều phía nên đã đua nhau tăng cường khả năng quản lý rủi ro thông qua các biện pháp: Tiến hành quy trách nhiệm quản lý theo tài sản và khống chế hành vi của các ngân hàng chi nhánh thông qua các chỉ tiêu như mức độ rủi ro, tỷ lệ vay cá nhân, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ tiền gửi và cho vay, tính thanh khoản v.v… Xây dựng chế độ tín dụng nội bộ phân cấp, tăng cường quản lý rủi ro tín dụng đối với các đối tượng vay tiền. Xây dựng và hoàn thiện chế độ uỷ quyền. Thành lập uỷ ban thẩm định cho vay, tách rời hai khâu thẩm định và cho vay.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng của Trung Quốc sau khi ra nhập WTO và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 39)