TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG CỦA

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng của Trung Quốc sau khi ra nhập WTO và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 37)

2.1. TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TRUNG QUỐC TRUNG QUỐC

Trung Quốc đã nhận thức rõ những cơ hội và thách thức đối với hệ thống ngân hàng của mình từ sớm, do vậy kể từ khi thực hiện cải cách đến nay, hệ thống NHTM Trung Quốc đã có được nhiều bước tiến mới như nâng cao năng lực cạnh tranh và phòng ngừa rủi ro, từng bước trải qua quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá sang kinh tế thị trường. Thực tế cho thấy, trong mỗi một giai đoạn, nhiệm vụ cải cách ngân hàng khác nhau song trình tự các khâu đều mang tính kế thừa và phát triển những kết quả cải cách của giai đoạn trước.

2.1.1. Giai đoạn hình thành hệ thống ngân hàng với phƣơng châm khuyếch trƣơng số lƣợng ( 1979 –1994):

- Lập các ngân hàng nhà nước chuyên doanh và quá độ thành NHTM nhà nước.

Năm 1979, theo Quyết định của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11 về cải cách thể chế kinh tế, đáp ứng yêu cầu cải cách kinh tế nông nghiệp, Trung Quốc đã cho phục hồi Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc. Đến tháng 3/1979, Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng cũng được ra đời từ chi nhánh của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. Tiếp đến, tháng 9/1983, Quốc vụ viện Trung Quốc lại ra quyết định cho Ngân hàng Nhân dân chuyên thực hiện các chức năng của một ngân hàng trung ương, đồng thời cho phép thành lập Ngân hàng Công thương để thực hiện toàn bộ nghiệp vụ tín dụng công thương và nghiệp vụ tiết kiệm thành thị mà Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã thực hiện trước đó [24].

Đồng thời, thể chế quản lý vốn và phạm vi nghiệp vụ ngân hàng trong giai đoạn này cũng từng bước phát triển theo hướng thị trường hoá. Thứ nhất, quyền tự

chủ sử dụng vốn được từng bước mở rộng. Thứ hai, nới rộng dần phạm vi nghiệp vụ. Phạm vi nghiệp vụ của 4 ngân hàng chuyên doanh không còn hạn chế ở các lĩnh vực truyền thống của mỗi ngành nghề và các loại hình nghiệp vụ cũng đa dạng hoá hơn. Các ngân hàng đua nhau mở hàng loạt các công ty mang tính chuyên môn, từng bước thâm nhập vào các lĩnh vực như tín thác, chứng khoán, đầu tư, bảo hiểm, cho thuê…. Ngoài ra, năm 1994, Trung Quốc lần lượt thành lập 3 ngân hàng chính sách chuyên thực hiện các nghiệp vụ tín dụng mang tính chính sách mà trước đó được thực hiện bởi các ngân hàng chuyên doanh nhà nước.

Thành tựu lớn nhất trong giai đoạn cải cách này là thành lập các ngân hàng chuyên doanh và NHTƯ, phá bỏ cục diện một ngân hàng nhà nước thống lĩnh thị trường và mở ra cục diện cải cách các NHTM nhà nước theo hướng thương mại hoá. Song mặt khác, các ngân hàng chuyên doanh vẫn thực hiện thể chế quản lý mang tính hành chính. Mặc dù ngân hàng có một số quyền nhất định song vẫn chịu sự chi phối bởi kế hoạch tín dụng quốc gia [24].

- Thành lập NHTM cổ phần.

Giữa những năm 80, Trung Quốc đã bắt đầu cho phép thành lập các NHTM cổ phần, đây chính là động lực thúc đẩy hoạt động cạnh tranh giữa các ngân hàng. Năm 1986, Ngân hàng Giao thông được phép thành lập lại và ngay trong năm sau hai ngân hàng là Ngân hàng Thực nghiệm Trung Tín và Ngân hàng Phát triển Thâm Quyến cũng lần lượt ra đời. Đến năm 1993, Trung Quốc có 12 NHTM cổ phần. Sự phát triển của các NHTM cổ phần đã tác động mạnh vào thể chế tài chính truyền thống của Trung Quốc, góp phần thúc đẩy cạnh tranh và đổi mới trên thị trường.

- Thành lập các NHTM đô thị và sự thâm nhập của ngân hàng nước ngoài(NHNNg).

Một hình thức thể chế tài chính mới khác cũng được thành lập trong quá trình thương mại hoá ngân hàng là ngân hàng hợp tác đô thị. Các ngân hàng này được phát triển từ hơn 5000 hợp tác xã tín dụng của Trung Quốc trong quá trình cơ cấu lại từ năm 1992. Những ngân hàng này cơ bản đều do chính quyền địa phương

nắm cổ phần khống chế. Từ sau năm 1997, các ngân hàng này được đổi tên thành NHTM đô thị.

Năm 1979, Trung Quốc phê chuẩn cho thành lập văn phòng đại diện của NHNNg đầu tiên tại nước này là Văn phòng đại diện của Ngân hàng Vận tải Nhật bản. Tháng 7/1981, Trung Quốc cho phép NHNNg lập trụ sở kinh doanh tại Thâm Quyến và 5 đặc khu kinh tế, đồng thời được thực hiện các nghiệp vụ tài chính. Sau đó, cho phép các NHNNg được phép có mặt tại 23 thành phố và tỉnh Hải Nam [24].

2.1.2. Giai đoạn thực hiện quản lý rủi ro nhằm thúc đẩy cơ cấu ngân hàng phát triển theo hƣớng chuẩn hoá và thƣơng mại hoá (1995-2002): triển theo hƣớng chuẩn hoá và thƣơng mại hoá (1995-2002):

Trong thập kỷ 90, do quá chú trọng về số lượng và khuyếch trương cơ cấu nên ngành ngân hàng Trung Quốc đã bộc lộ khá nhiều rủi ro trong kinh doanh. Đồng thời, cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 cũng giúp cho Trung Quốc nhận thức được mức độ nghiêm trọng của rủi ro tài chính. Do vậy, tháng 11/1997, Trung ương Đảng, Quốc vụ viện Trung Quốc đã tổ chức hội nghị về công tác ngành tài chính và đưa ra một loạt biện pháp nhằm cải cách hệ thống NHTM nhà nước Trung Quốc [24]:

Một là, bổ sung vốn và xử lý nợ xấu. Năm 1998, Bộ tài chính phát hành 270

tỷ NDT trái phiếu chính phủ đặc biệt để bổ sung vốn giúp cho 4 NHTM nhà nước

(NH Trung Quốc, NH Xây dựng, NH Công thương và NH Nông nghiệp). Năm 1999,

thành lập 4 công ty quản lý tài sản (AMC) để mua các khoản cho vay khó thu hồi của các ngân hàng nhà nước. Cũng trong năm 1999, đã chuyển 1400 tỷ NDT nợ xấu của 4 NHTM nhà nước này cho 4 công ty quản lý tài sản.

Hai là, tăng cường quản lý nội bộ và kiểm soát rủi ro. Chính thức xoá bỏ

quản lý quy mô khoản vay của NHTM nhà nước, thực hiện quy trách nhiệm quản lý theo tài sản.

Thứ ba, chuẩn hoá việc sử dụng vốn. Năm 1996 bộ phận giám sát quản lý

Thứ tư, tích cực cải cách cơ cấu quản lý theo nguyên tắc thị trường. Nhằm vào tình trạng tổ chức của các chi nhánh trùng lắp, nhiều tầng quản lý, và vận hành kém hiệu quả, các NHTM nhà nước Trung Quốc bắt đầu tiến hành tinh giảm biên chế và cải cách tổ chức từ năm 1998.

Những cải cách trên ở một mức độ nào đó đã thúc đẩy tiến trình thị trường hoá của NHTM nhà nước song về tổng thể quản lý kinh doanh NHTN nhà nước vẫn còn mang đậm sắc thái hành chính, đặc biệt là tình hình tài chính của ngân hàng vẫn chưa sáng sủa, năng lực tự phát triển còn yếu kém. Hiện trạng quản lý kinh doanh của NHTM nhà nước vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế thị trường.

Về phía các NHTM, do được sự ủng hộ tích cực từ nhiều phía nên đã đua nhau tăng cường khả năng quản lý rủi ro thông qua các biện pháp: Tiến hành quy trách nhiệm quản lý theo tài sản và khống chế hành vi của các ngân hàng chi nhánh thông qua các chỉ tiêu như mức độ rủi ro, tỷ lệ vay cá nhân, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ tiền gửi và cho vay, tính thanh khoản v.v… Xây dựng chế độ tín dụng nội bộ phân cấp, tăng cường quản lý rủi ro tín dụng đối với các đối tượng vay tiền. Xây dựng và hoàn thiện chế độ uỷ quyền. Thành lập uỷ ban thẩm định cho vay, tách rời hai khâu thẩm định và cho vay.

2.1.3. Giai đoạn tích cực thực hiện cải cách “cổ phần hoá và quản trị theo mô hình công ty (từ năm 2003 đến nay): hình công ty (từ năm 2003 đến nay):

Năm 2002, Hội nghị công tác ngành tài chính đã xác định rõ cải cách NHTM nhà nước là nhiệm vụ quan trọng của công cuộc cải cách tài chính Trung Quốc. Phương hướng cải cách là tiến hành cổ phần hoá theo yêu cầu của chế độ tài chính doanh nghiệp hiện đại. Hội nghị Trung ương 3 khoá 16 Đảng Cộng sản Trung Quốc (10/2003) đã thông qua “Quyết định về việc hoàn thiện một số vấn đề thể chế kinh tế

xã hội chủ nghĩa” và chính thức lựa chọn ngân hàng có đủ điều kiện cổ phần hoá

thực hiện cải cách thí điểm.

Cuối năm 2003, Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng Xây dựng được lựa chọn để tiến hành cổ phần hoá thí điểm, đồng thời rót 45 tỷ USD từ nguồn dự trữ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ngoại hối cho 2 ngân hàng này. Việc cổ phần hoá về cơ bản đã cải thiện tình hình kinh doanh của NHTM, tạo được bước chuyển biến mang tính lịch sử từ thể chế ngân hàng truyền thống sang chế độ doanh nghiệp hiện đại. Tính đến tháng 10/2009, 4 NHTM nhà nước của Trung Quốc đã tiến hành cổ phần hoá xong và đã niêm yết trên thị trường chứng khoán là Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Giao thông [24].

Mục tiêu của việc cổ phần hoá NHTM nhà nước là cải cách thể chế quản lý, hoàn thiện cơ cấu quản lý, chuyển đổi cơ chế kinh doanh, nhằm giúp cho phần lớn các ngân hàng trở thành những NHTM cổ phần có tỷ lệ an toàn vốn cao, quản lý nội bộ nghiêm ngặt, vận hành kinh doanh an toàn, chất lượng và hiệu quả dịch vụ cao và đặc biệt là có khả năng cạnh tranh khi gia nhập vào WTO. Sau khi Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng Xây dựng tiến hành cổ phần hoá, các chỉ tiêu về trình độ quản lý theo mô hình công ty, hiệu quả kinh doanh cũng như chất lượng vốn … đã đưa 2 ngân hàng này lọt vào danh sách 100 ngân hàng trên thế giới đạt mức trung bình trở lên.

Theo phương án cải cách, về cơ bản các NHTM nhà nước Trung Quốc phải thực hiện các bước sau:

Bước 1: Cơ cấu lại tài chính. Các chính sách ủng hộ của nhà nước sẽ giúp các NHTM giảm gánh nặng nợ đọng từ nhiều năm qua, nâng cao được tỷ lệ an toàn vốn, cải thiện tình trạng tài chính một cách triệt để. Việc cơ cấu lại tài chính được coi là tiền đề để thực hiện cổ phần hoá.

Bước 2: Cải cách quản lý theo mô hình công ty. Tiến hành cải cách thể chế quản lý kinh doanh và cơ chế vận hành nội bộ của ngân hàng theo yêu cầu của chế độ doanh nghiệp hiện đại và kinh nghiệm thực tiễn từ các NHTM quốc tế.

Bước 3: Tham gia niêm yết trên thị trường vốn. Thông qua việc niêm yết trên thị trường vốn trong nước và quốc tế, giúp các NHTM huy động được vốn và trở thành ngân hàng của công chúng [24].

2.2. MỘT SỐ THUẬN LỢI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG TRUNG QUỐC SAU KHI MỞ CỬA HOÀN TOÀN.

2.2.1. Thuận lợi:

Sau khi mở cửa hoàn toàn, ngành ngân hàng Trung Quốc sẽ có nhiều thuận lợi gián tiếp và trực tiếp.

Du nhập cơ chế cạnh tranh. Năm 2005 Trung Quốc lựa chọn ngân hàng

Trung Quốc tham gia niêm yết tại thị trường chứng khoán nước ngoài với mục đích chính là thông qua việc thu hút vốn nước ngoài để đổi mới cơ chế kinh doanh. Thường thì ở mức độ cao thể chế quyết định cơ chế song do ngành ngân hàng liên quan đến sự an toàn của cả quốc gia nên vẫn phải chịu sự quản lý của nhà nước Trung Quốc. Trong thời gian dài tới, các ngân hàng Trung Quốc vẫn sẽ vẫn chịu sự khống chế chặt chẽ của nhà nước vì thế việc đổi mới cơ chế kinh doanh sẽ đặc biệt khó khăn.

Nâng cao thực lực vốn và kinh nghiệm quản lý. Các NHNNg với kỹ thuật

dịch vụ tiên tiến, hiệu quả và uy tín tất yếu sẽ mang lại nhiều áp lực lớn cho các ngân hàng Trung Quốc. Tuy nhiên, việc cạnh tranh với NHNNg sẽ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của các ngân hàng Trung Quốc, nâng cao tố chất, trình độ cho các ngân hàng Trung Quốc, từ đó thúc đẩy tiến trình cải cách và hiện đại hoá dịch vụ.

Tăng kênh vốn nước ngoài vào Trung Quốc. Sự thâm nhập của NHNNg làm

tăng thêm kênh vốn từ nước ngoài chảy vào Trung Quốc. Điều này có ý nghĩa quan trọng cho việc làm tăng thêm vốn hạt nhân và tăng năng lực phòng ngừa rủi ro cho ngân hàng của Trung Quốc.

Có lợi cho các ngân hàng Trung Quốc triển khai hoạt động tại nước ngoài.

Theo nguyên tắc cùng có lợi của WTO, cùng với việc cho phép hàng loạt các NHNNg vào thị trường Trung Quốc, các ngân hàng của Trung Quốc sẽ ít chịu hạn chế hơn khi hoạt động tại nước ngoài, điều này tạo điều kiện tốt cho các ngân hàng của Trung Quốc trong việc triển khai hoạt động tại nước ngoài.

Thúc đẩy sự tiếp cận với tiêu chuẩn quốc tế. Gia nhập WTO nghĩa là ngành ngân hàng của Trung Quốc sẽ hoàn toàn hội nhập với thị trường tài chính quốc tế, vì vậy ngân hàng của Trung Quốc cần tuân theo “ nguyên tắc trò chơi” về quản lý kinh doanh của ngành ngân hàng quốc tế, tức là phải vận hành theo nguyên tắc cơ bản và thông lệ về quản lý kinh doanh của ngành ngân hàng quốc tế, đặc biệt là phải căn cứ vào Hiệp ước Basel. Điều này tất yếu sẽ giúp cho ngành ngân hàng của Trung Quốc đẩy nhanh việc quản lý rủi ro, từng bước hoàn thiện cơ chế quản lý nội bộ. Đồng thời, giúp cho ngành ngân hàng thúc đẩy việc giám sát quản lý một cách toàn diện và chuẩn mực hoá, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác giám sát quản lý.

2.2.2. Thách thức:

Sụt giảm thị phần. Sau khi mở cửa hoàn toàn, thách thức lớn nhất của ngành

ngân hàng Trung Quốc là sự chia sẻ về thị phần.

Giảm khả năng kinh doanh có lãi. Cùng với việc bị thu hẹp thị phần và mất

một số khách hàng lớn thì khả năng kinh doanh có lãi của các ngân hàng Trung Quốc cũng bị sụt giảm theo và cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng Trung Quốc.

Ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng Trung Quốc. Sau khi

gia nhập WTO, cùng với sự thâm nhập vào thị trường Trung Quốc thì các NHNNg cũng từng bước chia sẻ nguồn vốn của các ngân hàngTrung Quốc, từ đó ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng Trung Quốc. Do ngân hàng của Trung Quốc đặc biệt là các NHTM nhà nước có tỷ lệ nợ xấu cao vì vậy nếu NHNNg thâm nhập vào Trung Quốc với quy mô lớn đồng thời sẽ thu hút các khoản tiền gửi bằng đồng NDT và ngoại tệ của dân chúng và các doanh nghiệp, từ đó tất yếu sẽ ảnh hưởng nặng nề đến tính thanh khoản của các ngân hàng NH Trung Quốc, thậm chí còn ảnh hưởng đến sự sinh tồn của nhiều ngân hàng.

Thách thức lớn trong việc giám sát quản lý rủi ro. Công tác giám sát quản lý

các NHNNg còn rất yếu, hơn nữa tình trạng này khó có thể cải thiện ngay trong nay mai, vì vậy, sau khi mở cửa hoàn toàn thì công tác giám sát quản lý sẽ càng khó

khăn hơn. Thứ nhất, do trình độ giám sát quản lý tài chính của Trung Quốc còn yếu kém, lạc hậu, nếu sự giám sát quản lý các hành vi sai phạm của các NHNNg chưa chặt chẽ thì sẽ làm tăng thêm rủi ro nhất định cho hệ thống tài chính. Thứ hai, sau khi NHNNg vào Trung Quốc với quy mô lớn, cùng với sự phức tạp của tổ chức ngân hàng và sự ra đời của nhiều sản phẩm tiền tệ mới sẽ làm gia tăng tính bất ổn và rủi ro cho hệ thống ngân hàng, từ đó công tác giám sát quản lý hệ thống sẽ trở nên khó khăn hơn, chi phí giám sát quản lý thận trọng sẽ tăng cao.

Tăng mức độ khó khăn trong việc điều tiết tài chính vĩ mô. Thứ nhất, tăng

mức độ khó khăn cho việc điều tiết chính sách tiền tệ. Sau khi NHNNg tràn vào Trung Quốc với quy mô lớn sẽ gây nên những ảnh hưởng nhất định đến chính sách tiền tệ của Trung Quốc. NHNNg có thể thông qua thị trường tài chính quốc tế huy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng của Trung Quốc sau khi ra nhập WTO và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 37)