Thách thức

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng của Trung Quốc sau khi ra nhập WTO và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 43)

Sụt giảm thị phần. Sau khi mở cửa hoàn toàn, thách thức lớn nhất của ngành

ngân hàng Trung Quốc là sự chia sẻ về thị phần.

Giảm khả năng kinh doanh có lãi. Cùng với việc bị thu hẹp thị phần và mất

một số khách hàng lớn thì khả năng kinh doanh có lãi của các ngân hàng Trung Quốc cũng bị sụt giảm theo và cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng Trung Quốc.

Ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng Trung Quốc. Sau khi

gia nhập WTO, cùng với sự thâm nhập vào thị trường Trung Quốc thì các NHNNg cũng từng bước chia sẻ nguồn vốn của các ngân hàngTrung Quốc, từ đó ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng Trung Quốc. Do ngân hàng của Trung Quốc đặc biệt là các NHTM nhà nước có tỷ lệ nợ xấu cao vì vậy nếu NHNNg thâm nhập vào Trung Quốc với quy mô lớn đồng thời sẽ thu hút các khoản tiền gửi bằng đồng NDT và ngoại tệ của dân chúng và các doanh nghiệp, từ đó tất yếu sẽ ảnh hưởng nặng nề đến tính thanh khoản của các ngân hàng NH Trung Quốc, thậm chí còn ảnh hưởng đến sự sinh tồn của nhiều ngân hàng.

Thách thức lớn trong việc giám sát quản lý rủi ro. Công tác giám sát quản lý

các NHNNg còn rất yếu, hơn nữa tình trạng này khó có thể cải thiện ngay trong nay mai, vì vậy, sau khi mở cửa hoàn toàn thì công tác giám sát quản lý sẽ càng khó

khăn hơn. Thứ nhất, do trình độ giám sát quản lý tài chính của Trung Quốc còn yếu kém, lạc hậu, nếu sự giám sát quản lý các hành vi sai phạm của các NHNNg chưa chặt chẽ thì sẽ làm tăng thêm rủi ro nhất định cho hệ thống tài chính. Thứ hai, sau khi NHNNg vào Trung Quốc với quy mô lớn, cùng với sự phức tạp của tổ chức ngân hàng và sự ra đời của nhiều sản phẩm tiền tệ mới sẽ làm gia tăng tính bất ổn và rủi ro cho hệ thống ngân hàng, từ đó công tác giám sát quản lý hệ thống sẽ trở nên khó khăn hơn, chi phí giám sát quản lý thận trọng sẽ tăng cao.

Tăng mức độ khó khăn trong việc điều tiết tài chính vĩ mô. Thứ nhất, tăng

mức độ khó khăn cho việc điều tiết chính sách tiền tệ. Sau khi NHNNg tràn vào Trung Quốc với quy mô lớn sẽ gây nên những ảnh hưởng nhất định đến chính sách tiền tệ của Trung Quốc. NHNNg có thể thông qua thị trường tài chính quốc tế huy động vốn để tránh ảnh hưởng của chính sách tiền tệ, từ đó làm giảm hiệu ứng của chính sách tiền tệ. Hơn nữa, sự thâm nhập của NHNNg vào thị trường tiền tệ Trung Quốc sẽ có khả năng làm tăng cơ chế biến động lan truyền thị trường tài chính quốc tế, điều này sẽ từng bước làm tăng mức độ khó khăn trong việc điều tiết của NHTƯ.

Thứ hai, tăng mức độ khó khăn trong việc khống chế rủi ro lưu thông vốn. Thứ ba,

sau khi các NHNNg vào thị trường Trung Quốc với quy mô lớn một thời gian ngắn sẽ là tăng thêm nhân tố không xác định cho sự biến động tỷ giá đồng NDT.

Tăng sức ép biến động tài chính. Sự thâm nhập với quy mô lớn của các

NHNNg có thể cung cấp kênh đưa vốn ra bên ngoài. Theo kinh nghiệm nhiều nước, khi tình hình tài chính trong nước không ổn định, vốn nước ngoài sẽ chảy đi qua NHNNg, từ đó làm tăng nguy cơ thậm chí dẫn đến khủng hoảng tài chính.

Thách thức về trình độ nhân lực của các NHTM Trung Quốc: Các NHTM

của Trung Quốc có bộ máy nhân lực cồng kềnh song trình độ vẫn còn yếu kém. Trong quá trình thực hiện cổ phần hoá các ngân hàng, nhiều nhân sự cấp cao từ nước ngoài đã được mời đến Trung Quốc để tư vấn và quản lý. Do vậy, nếu các NHTM của Trung Quốc không đào tạo và thu hút được đội ngũ cán bộ có trình độ cao sẽ khó có thể cạnh tranh được với các NHNNg.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng của Trung Quốc sau khi ra nhập WTO và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 43)