Tồn tại song song với các nhân tố khách quan tác động đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là các nhân tố chủ quan, xuất phát chủ yếu từ bản thân doanh nghiệp. Đối với các nhân tố này, doanh nghiệp có thể tự động điều chỉnh hoặc chọn lựa một cách phù hợp để phục vụ cho quá trình phát triển và đi lên của mình.
a/ Loại hình doanh nghiệp.
Rõ ràng hình thức tồn tại của doanh nghiệp gắn chặt với hình thức sở hữu của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có hình thức sở hữu khác nhau sẽ có hoạt động sử dụng vốn từ các nguồn khác nhau. Cụ thể nhƣ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thì chỉ sử dụng vốn từ các nguồn vốn góp của các thành
viên, từ lợi nhuận giữ lại của công ty, hay từ việc đi vay các tổ chức khác mà không thể sử dụng vốn từ nguồn nhƣ phát hành cổ phiếu. Còn đối với công ty hợp danh và doanh nghiệp tƣ nhân lại không thể sử dụng vốn từ việc phát hàng chứng khoán đƣợc. Đối với công ty cổ phần, việc sử dụng vốn có thể đƣợc xuất phát từ nhiều nguồn vì công ty đƣợc phép phát hành cổ phiếu và trái phiếu để huy động vốn. Nhƣ vậy loại hình doanh nghiệp là nhân tố đầu tiên quyết định đến vấn đề phƣơng thức huy động vốn để có đƣợc một lƣợng vốn cho doanh nghiệp, từ đó tác động đến hoạt động sử dụng vốn vào kinh doanh sản xuất ở doanh nghiệp.
b/ Đặc điểm kinh doanh và chiến lược hoạt động của doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, mục đích của doanh nghiệp là tiêu thụ đƣợc nhiều hàng hoá để thu lợi nhuận, song đặc điểm kinh doanh của từng doanh nghiệp khác nhau sẽ dẫn đến các hình thức tiêu thụ hàng hoá khác nhau. Nếu tiêu thụ sản phẩm thông qua khâu bán buôn thì doanh nghiệp sẽ cần một lƣợng vốn lớn do hàng hóa lƣu chuyển với một số lƣợng lớn, tốc độ nhanh. Còn nếu doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm dƣới hình thức bán lẻ thì hàng hoá chu chuyển với tốc độ chậm hơn, dễ dẫn tới ứ đọng vốn. Do đó hình thức tiêu thụ hàng hoá sẽ ảnh hƣởng tới tốc độ chu chuyển hàng hoá, từ đó tác động tới hiệu quả sử dụng vốn.
Bên cạnh đó, đặc điểm kinh doanh và chiến lƣợc hoạt động của doanh nghiệp sẽ quyết định tới quy mô dự trữ nguyên vật liệu, hàng hoá ở các thời điểm khác nhau. Mà điều này có tác động không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn ở doanh nghiệp. Do đó nguyên vật liệu và hàng hóa dự trữ cần phải hợp lý để vừa không bị ứ đọng vốn, nhƣng lại vừa không bị gián đoạn vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, trong quá trình dự trữ nguyên vật liệu, hàng hóa, cần tính đến sự thay đổi của môi trƣờng nhƣ yếu tố giá cả, sự khan hiếm, v.v...
Mỗi doanh nghiệp đều theo đuổi chiến lƣợc riêng của mình để đạt đƣợc các mục tiêu nhƣ tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, giảm chi phí, chiếm lĩnh thị trƣờng. Để thực hiện đƣợc các chiến lƣợc mà mình theo đuổi đó, doanh nghiệp cần phải thực hiện các dự án đầu tƣ. Việc lựa chọn các dự án đầu tƣ có ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn. Nếu doanh nghiệp có dự án đầu tƣ tốt sẽ sản xuất ra các sản phẩm dịch vụ có chất lƣợng tốt, giá thành hạ, doanh nghiệp sẽ sớm thu hồi đƣợc vốn và có lãi. Ngƣợc lại, với những dự án kém hiệu quả, doanh nghiệp dễ bị ứ đọng vốn do quá trình tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn, gây ảnh hƣởng tiêu cực tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Điều đó cho thấy doanh nghiệp cần xem xét phân tích kỹ các dự án đầu tƣ trƣớc khi đi vào thực hiện, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả.
c/ Chi phí vốn.
Chi phí vốn là chi phí phải trả cho việc huy động và sử dụng vốn. Hiệu quả sử dụng vốn tính đến sự bù đắp đƣợc các chi phí và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do vậy chi phí vốn của doanh nghiệp càng cao, mức đạt hiệu quả sử dụng vốn càng khó khăn. Doanh nghiệp có chi phí sử dụng vốn thấp, việc đạt đƣợc hiệu quả sử dụng vốn dễ dàng hơn. Từ đó, các nhà điều hành luôn tìm cho doanh nghiệp của mình nguồn tài trợ có chi phí thấp giúp doanh nghiệp không phải gánh chịu những khoản chi phí vốn lớn, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.
d/ Công tác tổ chức và quản lý hoạt động tài chính trong doanh nghiệp.
Công tác tổ chức và quản lý các hoạt động tài chính có ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nhân tố này tác động trực tiếp lên hiệu quả sử dụng vốn cũng nhƣ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Bộ máy của doanh nghiệp có năng lực tốt, tổ chức cơ cấu tốt sẽ tạo nên uy tín cho doanh nghiệp. Điều này không những tác động tới khả năng huy động vốn mà
còn tác động tới khả năng sử dụng vốn để bù đắp chi phí sản xuất kinh doanh và sinh lời. Năng lực làm việc tốt sẽ giúp cho các bộ phận, phòng ban, cá nhân phối hợp ăn khớp nhịp nhàng, linh hoạt. Công tác tổ chức tốt giúp các cá nhân tích cực hoạt động theo một mục tiêu chung của tổ chức, hoàn thành kế hoạch, mục tiêu đã đề ra. Một ngƣời lãnh đạo giỏi sẽ khai thác đƣợc hết các nguồn lực trong doanh nghiệp của mình, tránh để lãng phí, thất thoát. Ngƣời lãnh đạo giỏi cũng sẽ sắp xếp phối hợp các hoạt động của các nhân viên sao cho thích hợp nhất, đạt đƣợc hiệu quả cao nhất. Công tác tổ chức và quản lý tài chính còn phụ thuộc vào quan điểm của nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Nếu nhà lãnh đạo coi trọng công tác này, bộ phận quản lý tài chính sẽ đƣợc tổ chức sao cho có hiệu quả và nhƣ vậy hiệu quả sử dụng vốn sẽ cao. Ngƣợc lại, bộ phận quản lý tài chính sẽ không đƣợc chú trọng và dẫn đến không thể khai thác tối đa lợi ích của việc sử dụng vốn. Mặt khác công tác này kém hiệu quả dễ phát sinh tình trạng thất thoát vốn, sử dụng vốn kém hiệu quả, gây những tổn thất to lớn cho chủ sở hữu doanh nghiệp.
e/ Cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ.
Trong thời đại ngày nay, kỹ thuật, công nghệ đang phát triển từng ngày. Thực tế đã chứng minh công nghệ, kỹ thuật đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp với lợi thế kỹ thuật công nghệ đi trƣớc của mình đã chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng và làm cho các đối thủ phải rút lui, không đủ sức để cạnh tranh. Doanh nghiệp nào có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, tiên tiến sẽ không những nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí mà còn tạo ra đƣợc sản phẩm có chất lƣợng cao, giá thành hạ, chinh phục đƣợc ngƣời tiêu dùng, do đó sản phẩm tiêu thụ làm tăng doanh thu và lợi nhuận. Đó cũng chính là hoạt động góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Ngƣợc lại, đối với những doanh nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu thì sức sản xuất sẽ không thể cao bằng các
doanh nghiệp khác, chất lƣợng sản phẩm cũng kém, và vì thế không thể đƣợc ƣa chuộng trên thị trƣờng. Đây lại là dấu hiệu của việc sử dụng và quản lý vốn không tốt.
f) Cơ cấu mặt hàng kinh doanh
Cơ cấu mặt hàng kinh doanh bất hợp lý cũng là nguyên nhân ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Bởi vì, cơ cấu mặt hàng kinh doanh không hợp lý khiến cho vốn đầu tƣ vào các tài sản không cần sử dụng chiếm tỷ trọng lớn thì không những vốn đó không phát huy đƣợc tác dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh mà còn bị hao hụt, mất mát dần làm cho hiệu quả sử dụng vốn thu đƣợc ở mức thấp. Đây là hệ luỵ của việc lựa chọn sai phƣơng án đầu tƣ, đƣa ra cơ cấu mặt hàng kinh doanh không phù hợp với doanh nghiệp, sản xuất nhiều các mặt hàng không đƣa lại lợi nhuận cao dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp giảm đi.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có rất nhiều nhân tố tác động tới hiệu quả sử dụng vốn, những nhân tố khách quan và những nhân tố chủ quan. Điều quan trọng là ngƣời quản lý phân biệt và kiểm soát đƣợc các nhân tố đó để từ đó đƣa ra biện pháp khắc phục, chống lại sự ảnh hƣởng tiêu cực do các nhân tố gây ra, đem lại việc sử dụng vốn hữu hiệu cho doanh nghiệp mình.
Trên đây là những nguyên nhân chủ yếu làm ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Ngoài ra, còn có thể có những nguyên nhân khác. Các doanh nghiệp cần nghiên cứu một cách thận trọng từng nguyên nhân để hạn chế đến mức thấp nhất những hậu quả xấu có thể xảy ra làm cho hiệu quả đồng vốn không ngừng đƣợc tăng lên.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG