Tăng cƣờng vai trò của quản trị tài chính

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Thông tin Di động VMS (Trang 100)

Một trong những vai trò của quản trị tài chính là công tác kế hoạch hoá tài chính bao gồm các khâu: phân tích tình hình tài chính kỳ thực tế; dự đoán nhu cầu tài chính kỳ kế hoạch và điều hành kế hoạch. Đây là phƣơng tiện quan trọng để ra quyết định đầu tƣ, giúp nhà quản trị đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Trong các doanh nghiệp hiện nay vai trò của quản trị tài chính rất mờ nhạt và tản mạn. Khó có thể định hình rõ vai trò của quản trị tài chính trong doanh nghiệp và sự chuyên môn hoá của nhà quản trị tài chính. Một thực tế là hiện nay công tác quản trị tài chính nằm ở mỗi bộ phận một ít và hầu nhƣ không có sự chuyên sâu. Có thực trạng này một phần là do quan niệm sai lầm của mọi ngƣời là không coi trọng quản trị tài chính, một phần là do hoạt động đầu tƣ mở rộng doanh nghiệp còn ít nên công việc của nhà quản trị tài chính không nhiều. Hiện tại ở công ty VMS mới chỉ dừng lại ở công việc phân tích tài chính thông qua một vài chỉ tiêu tài chính nhƣ hệ số nợ, khả năng thanh toán, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chứ chƣa phân tích một cách cặn kẽ cụ thể từng mặt tài chính của doanh nghiệp để có những quyết sách phù hợp. Công tác lập kế hoạch tài chính mới dừng lại ở việc lập kế hoạch chi phí, kế hoạch doanh thu, kế hoạch khấu hao, kế hoạch vốn bằng tiền chứ chƣa có bảng kế hoạch tổng hợp về nhu cầu vốn cho từng loại vốn, kế hoạch huy động vốn, thời gian cấp vốn, lƣợng vốn cần dùng.

Để giải quyết tình trạng này công ty có thể thành lập một nhóm nhà quản trị tài chính chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Phó giám đốc về tài chính, thực hiện các công việc chuyên sâu về tài chính nhƣ: phân tích tài chính công ty từng quý, từng năm trong đó có sự đánh giá nguyên nhân và phƣơng

hƣớng đổi mới; trực tiếp căn cứ vào kế hoạch phát triển mạng lƣới để lập kế hoạch vốn đầu tƣ, xét duyệt, thẩm định tài chính các dự án đầu tƣ cả bên trong và bên ngoài công ty; trực tiếp theo dõi và chỉ đạo thực hiện các kế hoạch tài chính trong hoạt động kinh doanh từ đó có kế hoạch điều chỉnh bổ sung kịp thời. Lập và triển khai kế hoạch phát triển công ty theo từng thời kỳ có thể từ 3 đến 5 năm. Đội ngũ nhân lực này phải đƣợc đào tạo chuyên sâu về quản trị tài chính doanh nghiệp. Rõ ràng trong tình hình hiện nay khi mà cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn, đầu tƣ phát triển mạnh hơn thì vai trò của nhà quản trị tài chính phải đƣợc nâng lên một bƣớc.

Trƣớc mắt, công ty cần phải thiết lập phƣơng pháp lập kế hoạch vốn ngắn hạn phù hợp.

Qua khảo sát ta thấy rằng các khoản vốn lƣu động có mối quan hệ chặt chẽ với doanh thu. Việc xác định nhu cầu vốn cần đƣợc thực hiện cho từng bộ phận vốn. Ví dụ, với xác định nhu cầu vốn vật tƣ hàng hoá ta xác định theo phƣơng pháp tỷ lệ % so với doanh thu (ở đây ta dùng doanh thu hàng hoá làm căn cứ tính toán) còn đối với các khoản phải thu ta dùng doanh thu dịch vụ làm căn cứ tính toán. Các kế hoạch bộ phận sẽ đƣợc tổng hợp thành kế hoạch toàn bộ. Sau đó cân đối giữa khoản vốn tăng thêm với nguồn tài trợ.

Do tài sản cố định cảu công ty là thực thể chủ yếu tạo nên doanh thu cho nên việc lập kế hoạch đầu tƣ xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định là rất quan trọng. Trƣớc đây trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tài sản chủ yếu do bên đối tác đầu tƣ nhƣng bây giờ công ty phải có kế hoạch chuẩn bị cho các dự án đầu tƣ phát triển mạng lƣới, không để có lƣợng vốn dƣ thừa mà không sinh lợi hoặc sinh lợi với tỷ suất nhỏ. Những năm trƣớc đây công ty mới chỉ đầu tƣ vào tài sản cố định khoảng vài chục tỷ trong khi lƣợng vốn

đầu tƣ phải gấp vài lần thế. Với nguồn vốn chủ sở hữu của công ty nhƣ hiện nay

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Thông tin Di động VMS (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)