Hợp đồng quyền chọn tiền tệ (Currency Option Contracts)

Một phần của tài liệu Đề tài Các nghiệp vụ phái sinh trên thị trường ngoại hối Việt Nam Thực trạng và giải pháp (Trang 32)

Các hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi và tƣơng lai luôn phải đƣợc thanh lý, có thể trƣớc hoặc sau, hay tại một thời điểm hợp đồng đến hạn nên nó cũng đánh mất cơ hội kinh doanh nếu nhƣ tỷ giá không biến động thuận lợi. Để khắc phục nhƣợc điểm này, hợp đồng quyền chọn ra đời.

a. Khái niệm7

:

Hợp đồng quyền chọn tiền tệ là một công cụ tài chính, cho phép ngƣời mua hợp đồng có quyền (chứ không phải nghĩa vụ), mua hoặc bán một đồng tiền này với một đồng tiền khác tại tỷ giá cố định đã thoả thuận trƣớc, trong một khoảng thời gian nhất định.

b. Đặc điểm:

- Hợp đồng quyền chọn mua và quyền chọn bán:

Có 2 loại hợp đồng quyền chọn là hợp đồng quyền chọn mua (Call Option) và hợp đồng quyền chọn bán (Put Option). Hợp đồng quyền chọn mua tiền tệ là hợp đồng trong đó ngƣời mua hợp đồng có quyền mua một đồng tiền nhất định. Hợp đồng quyền chọn bán tiền tệ là hợp đồng trong đó ngƣời mua hợp đồng có quyền bán một đồng tiền nhất định.

7PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2008), “Giáo trinh Tài chính quốc tế”, NXB Thống Kê, Hà Nội, tr 196.

26 - Các loại quyền chọn:

Ngƣời mua hợp đồng quyền chọn có quyền quyết định thực hiện hay không thực hiện “ quyền chọn” của mình. Xét về thời gian thực hiện quyền lựa chọn, hiện nay trên thế giới có hai hình thức của quyền chọn là quyền chọn kiểu Mỹ (America style option) và quyền chọn kiểu châu Âu (European style option). Quyền chọn kiểu châu Âu chỉ cho phép thực hiện giao dịch tại thời điểm hợp đồng đáo hạn. Việc thanh toán thực tế xảy ra sau khi hợp đồng đến hạn từ 1 đến 2 ngày làm việc giống nhƣ trƣờng hợp ngày giá trị trong các giao dịch giao ngay. Mục đích chính của quyền chọn kiểu châu Âu là phòng ngừa rủi ro.

Quyền chọn kiểu Mỹ cho phép thực hiện quyền chọn vào ngày làm việc hợp pháp trong thời gian hiệu lực của hợp đồng và trƣớc khi hợp đồng đáo hạn. Việc thanh toán thực tế xảy ra sau khi tiến hành quyền chọn từ 1 đến 2 ngày làm việc giống nhƣ trƣờng hợp ngày giá trị trong các giao dịch giao ngay. Mục đích chính của quyền chọn kiểu này là nhằm đầu cơ tỷ giá.

- Thực hiện quyền chọn và tỉ giá quyền chọn:

Trong giao dịch quyền chọn tiền tệ, tỷ giá áp dụng gọi là tỷ giá quyền chọn hay tỷ giá thực hiện quyền chọn (exercise price hay strike price). Khác với tỷ giá trong các hợp đồng giao ngay hoặc giao kỳ hạn - đƣợc hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại hối trên thị trƣờng, tỷ giá trong các hợp đồng quyền chọn

ngoài yếu tố cung cầu còn phụ thuộc vào mức phí quyền chọn (premium) là

cao hay thấp. Ngƣời bán luôn sẵn sàng chấp nhận mọi tỷ giá quyền chọn mà ngƣời mua đề nghị và đƣa ra mức phí quyền chọn tƣơng ứng. Bởi vì tỷ giá quyền chọn và phí quyền chọn mà ngƣời mua phải trả cho ngƣời bán luôn có mối quan hệ với nhau (giống nhƣ việc mua bảo hiểm tài sản, tỷ lệ % bảo hiểm

27

càng cao thì phí mua bảo hiểm càng lớn). Tỷ giá thực hiện trong giao dịch quyền chọn đƣợc yết theo một tỷ giá cơ sở (Strike Price). Tỷ giá thực hiện thay đổi tuỳ thuộc vào thời hạn của quyền chọn.

Ngƣời mua hợp đồng quyền chọn có quyền quyết định thực hiện hay không thực hiện “quyền chọn” của mình. Khi ngƣời mua hợp đồng quyết định sử dụng quyền chọn đã mua thì đƣợc gọi là thực hiện quyền chọn (Exercise).

- Giá trị của quyền chọn:

Giá trị của quyền chọn tùy thuộc vào tỷ giá thực hiện và sự biến động của tỷ giá trên thị trƣờng. Tỷ giá biến động có thể làm quyền chọn trở nên sinh lợi (In the Money), hòa vốn (At the Money) hoặc lỗ vốn (Out of the Money). Nếu đặt E là tỷ giá thực hiện và S là tỷ giá trên thị trƣờng giao ngay, chúng ta có các trƣờng hợp có thể xảy ra nhƣ sau đối với một hợp đồng quyền chọn:

Quyền chọn mua:

 S > E : hợp đồng sinh lợi (ITM)

 S = E : hợp đồng hòa vốn (ATM)

 S < E : hợp đồng lỗ vốn (OTM)

Quyền chọn bán:

 S < E : hợp đồng sinh lợi (ITM)

 S = E : hợp đồng hòa vốn (ATM)

 S > E : hợp đồng lỗ vốn (OTM)

28

Trong mỗi hợp đồng quyền chọn đều có sự tham gia của hai bên: bên mua và bên bán. Bên bán quyền chọn là bên bán cho ngƣời mua quyền mua hoặc bán một đồng tiền với một số lƣợng nhất định vào một ngày xác định trong tƣơng lai tại một mức tỷ giá đƣợc xác định từ trƣớc. Khi bán quyền nhƣ vậy, ngƣời (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bán sẽ đƣợc hƣởng một khoản tiền gọi là phí quyền chọn (Premium Option)

hay là giá của hợp đồng quyền chọn.

Phí quyền chọn phải là lƣợng tiền hợp lý, sao cho đủ bù đắp rủi ro xét từ góc độ ngƣời bán và không bị quá đắt xét từ góc độ ngƣời mua. Nếu hợp đồng đáo hạn mà không xảy ra giao dịch, thì chỉ có một luồng tiền duy nhất xảy ra, đó là khoản phí quyền chọn mà ngƣời mua trả cho ngƣời bán. Phí quyền chọn là khoản tiền không truy đòi, và thông thƣờng đƣợc thanh toán một lần tại thời điểm ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, trong một số trƣờng hợp thì việc thanh toán có thể xảy ra tại thời điểm hợp đồng đáo hạn, nếu nhƣ ngƣời bán có thiện chí cấp tín dụng cho ngƣời mua.Trong trƣờng hợp này, ngƣời bán sẽ yêu cầu ngƣời mua phải chịu lãi suất của khoản phí quyền chọn chậm trả.

Khi đã trả phí quyền chọn, ngƣời mua sẽ đƣợc quyền lựa chọn:

 Hoặc là tiến hành thực hiện quyền chọn theo tỷ giá đã thoả thuận cố

định từ trƣớc nếu thấy điều đó có lợi cho mình.

 Hoặc mặc nhiên để hợp đồng tự động hết hạn mà không tiến hành

bất kỳ giao dịch nào cả nếu ngƣời mua thấy làm nhƣ vậy sẽ ít tốn kém hơn.

Dƣới góc độ lý thuyết, trong phí quyền chọn bao gồm hai bộ phận là giá trị nội tại và giá trị ngoại lai. Giá trị nội tại (Intrinsic Value) là giá trị của hợp đồng quyền chọn lúc nó ở điều kiện sinh lời –“ In the money”. Nói cách khác, giá trị nội tại là chênh lệch giữa tỷ giá quyền chọn và tỷ giá hiện hành của thị

29

trƣờng.Trong đó, phí của hợp đồng quyền chọn sẽ là một số không nhỏ hơn giá trị nội tại của hợp đồng, bởi nếu nhỏ hơn sẽ phát sinh họat động kinh doanh chênh lệch giá (arbitrage). Do đó, một hợp đồng quyền chọn có giá trị nội tại càng lớn thì phí quyền chọn càng cao.

Giá trị ngoại lai của hợp đồng quyền chọn (Extrinsic Value) là giá trị còn lại của hợp đồng sau khi trừ đi giá trị nội tại: Giá trị ngoại lai = Phí hợp đồng – Giá trị nội tại. Giá trị ngoại lai đƣợc biết đến nhƣ giá trị thời gian của hợp đồng. Nếu hợp đồng quyền chọn ở trạng thái ATM hay OTM thì sẽ không có giá trị nội tại do không phát sinh lãi. Do đó, toàn bộ phí của hợp đồng quyền chọn tại ATM và OTM đều là giá trị thời gian của hợp đồng. Rõ ràng là, giá trị thời gian là một bộ phận của phí hợp đồng quyền chọn, nó phát sinh nếu khả năng xảy ra rằng hợp đồng quyền chọn sẽ có giá trị nội tại cao hơn so với thời điểm hiện hành. Do đó nếu tỷ giá thị trƣờng biến động càng mạnh thì giá trị thời gian của hợp đồng quyền chọn càng lớn.

c. Ƣu và nhƣợc điểm của hợp đồng quyền chọn:

- Ƣu điểm:

Quyền chọn tiền tệ là một loại hình kinh doanh hấp dẫn đối với cả ngƣời mua và ngƣời bán quyền. Đối với ngƣời mua, quyền chọn cho phép họ phòng ngừa rủi ro linh hoạt, đồng thời cho phép họ kiếm lợi nhuận chắc chắn từ số vốn đầu tƣ ngay từ thời điểm ban đầu. Đối với ngƣời bán quyền chọn, nó giúp tạo ra một khoản thu nhập nếu ngƣời bán dự đoán chính xác sự biến động của tỷ giá.

Hợp đồng quyền chọn đƣợc thiết kế cho các nhà đầu tƣ thích cảm giác an toàn, khi họ chắc chắn sẽ đƣợc mua và bán với một mức giá xác định dù lợi nhuận là không cao. Khác với các công cụ tài chính khác, hợp đồng quyền

30

chọn do cơ quan quản lý giao dịch quyền chọn phát hành theo yêu cầu của nhà đầu tƣ. Có thể nói, hợp đồng quyền chọn với tính chất linh họat của mình đã giúp ngƣời sử dụng đạt đƣợc cả 2 mục tiêu: phòng vệ rủi ro và đầu cơ.

- Tuy nhiên, nhƣợc điểm của nó là ngƣời mua vẫn phải bỏ chi phí mua quyền chọn cho dù có thực hiện hay không.

Tóm lại, quyền chọn tiền tệ là một công cụ tài chính tiên tiến, hiện đại và đặc biệt hữu ích trên thị trƣờng tiền tệ và ngoại hối. Sự ra đời và phát triển của nó đã làm phong phú thêm cho các công cụ tài chính, đồng thời giúp cho doanh nghiệp có thêm cơ hội lựa chọn một phƣơng thức để phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong một thị trƣờng đầy biến động nhƣ hiện nay.

KẾT LUẬN CHƢƠNG I

Các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh là sản phẩm tất yếu của sự phát triển ngày càng sâu, rộng và đa dạng của thị trƣờng tài chính thế giới nói chung và thị trƣờng ngoại hối toàn cầu nói riêng, để hạn chế thấp nhất những thua lỗ có thể xảy ra do sự biến động ngày càng mạnh mẽ của các yếu tố tỉ giá, lãi suất...cho các thành viên tham gia trên thị trƣờng. Việt Nam đã gia nhập WTO, hòa nhập vào nền kinh tế chung của thế giới, do đó, cũng chịu những tác động mạnh mẽ của biến động thị trƣờng. Trong hơn 10 năm qua, nhận thức đƣợc lợi ích của các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh nói trên, Việt Nam cũng đã đi vào nghiên cứu để triển khai áp dụng nhằm đƣa vào thị trƣờng ngoại hối trong nƣớc một công cụ bảo hiểm hữu hiệu nhất, và bƣớc đầu đã đạt đƣợc những kết quả nhất định. Ở chƣơng II, ta sẽ đi sâu vào nghiên cứu tình hình thực hiện các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh này trên thị trƣờng ngoại hối Việt Nam.

31

Chƣơng II

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC NGHIỆP VỤ NGOẠI HỐI PHÁI SINH TRÊN THỊ TRƢỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM

2.1. Bối cảnh thị trƣờng ngoại hối Việt nam trong những năm gần đây

2.1.1. Tóm tắt lịch sử ra đời và thực tế họat động của thị trường ngoại hối Việt Nam.

Nền kinh tế Việt Nam từ sau giải phóng miền Nam đã trải qua nhiều bƣớc ngoặt lớn. Từ tháng 4 – 1975 khi mô hình CNXH đƣợc áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nƣớc cho đến năm 1986 khi Đảng và Nhà nƣớc quyết định chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc thì những yếu tố quan trọng cấu thành nên thị trƣờng tài chính Việt Nam mới đƣợc hình thành và phát triển.

Năm 1991 với quyết định số 107/QĐ – NHNN ngày 16/8/1991 do NHNN ban hành về việc “ Thành lập trung tâm giao dịch ngoại tệ” là một mốc lớn, đánh dấu sự hình thành của một thị trƣờng ngoại hối có tổ chức lần đầu tiên ở nƣớc ta. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, đến 20/9/1994 với quyết định số 203/QĐ –NH “Thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng” đã đƣợc thành lập thay thế cho trung tâm giao dịch trƣớc kia. Thị trƣờng liên ngân hàng ra đời là kết quả tất yếu của việc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về ngoại tệ của nền kinh tế Việt Nam, cùng với xu hƣớng phát triển chung của nền kinh tế thế giới.

Sau khi thị trƣờng liên ngân hàng (TTLNH) đi vào hoạt động từ tháng 10/1994, hoạt động của thị trƣờng ngoại hối Việt Nam đã có nhiều đổi sắc theo hƣớng tích cực. Tuy nhiên, do còn non trẻ cộng với doanh số hoạt động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

32

XNK của Việt Nam còn hạn chế, quy định biên độ dao động tỷ giá giao ngay còn hẹp, do đó, doanh số hoạt động của thị trƣờng ngoại hối trong các năm 1995 đến 1996 nhìn chung còn thấp, và mức tăng trƣởng chƣa rõ nét.

Sau một thời gian khởi động, từ cuối năm 1996 và bƣớc sang năm 1997, họat động XNK của Việt Nam tăng khá, thị trƣờng ngoại hối họat động sôi động hẳn lên. Từ tháng 8/1997, do chịu ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng Tài chính – tiền tệ châu Á, đồng Việt Nam chịu áp lực giảm giá mạnh đã khiến cho thị trƣờng ngoại hối rơi vào tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ, cầu ngoại tệ luôn lớn hơn cung. Đây chính là một số nguyên nhân làm cho họat động của thị trƣờng ngoại hối năm 1998 không tăng là bao so với năm 1997.

Bƣớc sang năm 1999, nền kinh tế của các nƣớc châu Á đã dần hồi phục sau khủng hoảng, kinh tế Việt Nam đã lấy lại đƣợc đà phát triển. Bên cạnh đó, đầu năm 1999, NHNN đã ban hành quyết định số 64/1999/QĐ –NHNN ngày 25/2/1999 về việc công bố tỷ giá của đồng Việt Nam với các ngoại tệ, và làm thay đổi căn bản cơ chế điều hành tỷ giá, từ cơ chế “tỷ giá chính thức” sang cơ chế “ tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng” làm cho thị trƣờng ngoại hối thực sự trở nên sôi động hơn.

Năm 2008, trƣớc bối cảnh khủng hoảng kinh tế diễn ra trên quy mô toàn cầu kéo theo đó là doanh số trên thị trƣờng ngoại hối Việt Nam giảm đáng kể so với năm 2007. NHNN đã phải tiến hành hàng loạt các biện pháp nhằm cứu vãn tình hình này, đảm bảo khả năng can thiệp bình ổn thị trƣờng ngoại hối trong nƣớc đồng thời đáp ứng các nhu cầu ngoại hối cấp bách. Trong vòng một năm NHNN đã tiến hành điều chỉnh biên độ tỷ giá đến 4 lần, kèm theo đó là điều chỉnh lãi suất cơ bản. Với sự nỗ lực này, tình hình thị trƣờng ngoại hối đã có những chuyển biến đáng ghi nhận:

33

Bảng 2.1:Kết quả họat động của thị trường ngoại hối từ năm 1998 đến năm 2008

Năm Tỷ trọng mua Tỷ trọng bán Năm sau so

với năm trƣớc 1998 49,9% 50,1% 100,0% 1999 48,6% 51,4% 140,9% 2000 45,5% 54,5% 121,6% 2001 46,0% 54,0% 117,2% 2002 48,4% 51,6% 110,2% 2003 49,5% 50,5% 134,4% 2004 48,3% 51,7% 110,1% 2005 48,0% 52,0% 114,2% 2006 48,5% 51,5% 114,2% 2007 50,2% 49,8% 118,3% 2008 49,1% 50,9% 115,6% Trung bình 48,36% 51,64% 120,01%

Nguồn: Báo cáo tổng hợp của NHNN 2008

- Sau 11 năm (từ năm 1998 -2008), doanh số giao dịch trên thị trƣờng ngoại hối ƣớc tính tăng với tốc độ bình quân hàng năm là 20,01%. Đối với một nƣớc có xuất phát điểm thấp và đang trong quá trình mở cửa và hội nhập thì tốc độ tăng nhƣ trên là thấp.

34

- Trong hầu hết các năm, doanh số mua vào thƣờng thấp hơn doanh số

bán ra, trừ năm 2007 do sự phát triển nóng của thị trƣờng chứng khoán và tăng mạnh của các dòng vốn FDI vào Việt Nam. Điều này nói lên rằng thị trƣờng ngoại hối Việt Nam phát triển theo hƣớng một chiều và luôn chịu áp lực cầu lớn hơn cung. Hay nói cách khác, thị trƣờng ở tình trạng khan hiếm hàng hóa.

- Do doanh số bán ra lớn hơn doanh số mua vào có nghĩa là các NHTM

thƣờng duy trì trạng thái ngoại tệ đoản, do đó, phải đối mặt với rủi ro khi tỷ giá tăng.

- Tốc độ tăng doanh số giao dịch là không đều giữa các năm, điều này

hàm ý: Thị trƣờng ngoại hối Việt Nam, tuy không trực tiếp, nhƣng cũng chịu ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu Á và gần nhất là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Điều này cho thấy sự phụ thuộc và ảnh hƣởng lẫn nhau giữa các nền kinh tế mở trên thế giới là nhƣ thế nào. Ngoài ra, tính trồi trột, thất thƣờng, đƣợc chăng hay chớ của thị trƣờng ngoại hối Việt Nam còn phản ánh vai trò mờ nhạt của nó với nền kinh tế.

Nhƣ ta đã trình bày ở chƣơng I, một trong những đặc điểm quan trọng của thị

Một phần của tài liệu Đề tài Các nghiệp vụ phái sinh trên thị trường ngoại hối Việt Nam Thực trạng và giải pháp (Trang 32)