Các hình thức đào tạo của nhân viên trong khách sạn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực trong khách sạn Melia – Hà Nội (Trang 57)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG KHÁCH SẠN MELIA

2.4.3 Các hình thức đào tạo của nhân viên trong khách sạn

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một trong những nội dung chính của công tác quản trị nhân lực. Trong hoạt động kinh doanh, khách sạn Melia Hà Nội đã luôn trú trọng đến vấn đề này. Chất lượng lao động phụ thuộc vào công tác đào tạo. Do gặp phải nhiều khó khăn xuất phát từ nhiều nguyên nhân nên chất lượng lao động còn rất hạn chế cho đến khi trở thành khách sạn liên doanh. Khách sạn đã nhận thức được vấn đề này và tiến hành đào tạo nhằm cải thiện chất lượng của đội ngũ lao động. Công tác đào tạo đã được tiến hành một cách thường xuyên và liên tục.

Khách sạn Melia Hà Nội đã dành mọi ưu đãi cho công tác đào tạo, hàng năm một phần lợi nhuận đưa vào ngân sách đào tạo chiếm tỷ lệ đáng kể. Để nâng cao hơn nữa chất lượng lao động, khách sạn đã không chỉ tiến hành việc đào tạo lao động trong nước mà khách sạn còn cử các cán bộ nhân viên ưu tú ra nước ngoài học tập. Bên cạnh việc đào tạo về nghiệp vụ, khách sạn còn tiến hành đào tạo về ngoại ngữ, vi tính…Mọi phấn đấu của khách sạn là làm sao tất cả cán bộ nhân viên đều biết tiếng Anh một cách thành thạo. Và các lớp ngoại khóa tiếng Anh đã được tiến hành ngay tại khách sạn. Mọi cán bộ nhân viên đều có thể tham gia mà không phải trả bất kỳ khoản chi phí nào. Chính điều đó đã thúc đẩy khuyến khích cán bộ nhân viên học hỏi nâng cao trình độ nhằm đáp ứng những đòi hỏi khắt khe của tình hình hiện nay. Bên cạnh đó, khách sạn còn trú trọng quan tâm tạo mọi điều kiện cho những nhân viên hiện nay còn đang đi học tại một số trường nghiệp vụ. Chính sách của khách sạn là đào tạo phát triển nhân viên để họ có thể nâng cao hiệu quả công việc. Hiện nay khách sạn duy trì các loại hình đào tạo cho tất cả nhân viên như sau:

- Đào tạo chéo: ( luân chuyển, thuyên chuyển công tác )

Đào tạo chéo, nghĩa là hướng dẫn nhân viên thực hiện công việc của nhau. Lấy ví dụ trong bộ phận tài chính: các nhân viên phụ trách phần tài khoản phải trả có thể học các nghiệp vụ tài khoản phải thu, và ngược lại. Sự luân phiên trong công việc là nỗ lực đơn giản nhất của bạn trong việc giúp nhân viên tìm lại cảm giác hứng khởi khi làm việc. Những nhiệm vụ hay trách nhiệm mới lạ thường mang tính thách thức cao và xét từ góc độ tâm lý, nhân viên bao giờ cũng muốn cố gắng hoàn thành tốt để khẳng định bản thân. Với việc mở rộng kiến thức và khả năng như vậy, nhân viên sẽ cảm thấy mình thật sự thành công. Một lợi ích khác của việc đào tạo chéo là nhân viên có thể làm thay công việc của đồng nghiệp khi họ vắng mặt vì lý do nào đó ( đau ốm, nghỉ phép…).

Đào tạo chéo dành cho mọi người để họ có thể phát triển trong công việc của mình, tại đó cho mọi người làm việc ở những bộ phận khác nhau có cơ hội được gặp gỡ, giao lưu với nhau và đánh giá những điều mà mọi người đang làm.

Chương trình đào tạo chéo giúp nhân viên nâng cao khả năng và kiến thức phục vụ cho sự nghiệp của họ và khách sạn.

- Đào tạo nghiệp vụ tại chỗ

Đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ liên quan đến công việc của nhân viên và được các nhân viên khác, giám sát viên hay giám đốc bộ phận huấn luyện.

- Lớp học chung cho tất cả khách sạn

Các vấn đề chung mà mọi người quan tâm ( cho tất cả các bộ phận ) sẽ được tiến hành bởi giám đốc bộ phận và sẽ được phòng năng suất và đào tạo huấn luyện.

- Đào tạo ngoài khách sạn

Các tổ chức, trung tâm bên ngoài tổ chức các khóa học hay hội thảo. Khách sạn có thể gửi nhân viên tham dự khi thích hợp.

Các khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ chéo tại các cơ sở khác của tập đoàn Sol Melia.

Tóm lại, việc chú trọng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của khách sạn là hoàn toàn đúng đắn nó phù hợp với yêu cầu thị trường và đáp ứng được những yêu cầu của một khách sạn 5 sao tầm cỡ quốc tế. - Đào tạo nghiệp vụ trong từng bộ phận ( chỉ dẫn, kèm cặp, chỉ bảo )

Đây là phương pháp phổ biến dùng trong khách sạn cho các bộ phận như bàn Bar, Banquet, buồng phòng. Quá trình đào tạo bắt đầu bằng sự giới thiệu, giải thích của những người làm trước. Người học sẽ được trao đổi trực tiếp và học hỏi cho tới khi thành thạo.

Phương pháp này dùng để giúp cho các cán bộ quản lý các nhân viên giám sát có thể học được các kỹ năng, kiến thức cần thiết cho công việc trước mắt và công việc cho tương lai thông qua sự kèm cặp chỉ bảo của người quản lý giỏi hơn.

Phương pháp này phù hợp với các bộ phận phục vụ trực tiếp vì người học có thể được làm trực tiếp công việc cho thành thạo kỹ năng và ngày càng hoàn thiện khả năng trong công việc. \

- Gửi học viên theo học các khóa nghiệp vụ chuyên ngành hoặc mở các lớp đào tạo trong khách sạn

Phương pháp này thường được sử dụng để nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên các bộ phận. Các lớp đào tạo thường là đào tạo kỹ năng nâng cao về nghiệp vụ lễ tân, nghiệp vụ buồng, nghiệp vụ pha chế. Các lớp học này thường được tổ chức ngay tại khách sạn, vào các giờ ngoài ca làm của nhân viên. Các giáo viên được mời về là những người có kiến thức sâu về nghiệp vụ. Họ sẽ hướng dẫn cho nhân viên khách sạn một cách kỹ lưỡng về cách ứng xử trong những trường hợp cụ thể.

Ngoài tổ chức các lớp nâng cao về kỹ năng nghiệp vụ thì phần lớn các chương trình đào tạo theo phương pháp này là đào tạo nâng cao kỹ năng

ngoại ngữ cho nhân viên. Đây là yếu tố cần thiết ban đầu và cơ bản nhất của nhân viên, khi họ vượt qua được rào cản ngôn ngữ thì họ sẽ tự tin hơn và làm công việc của mình tốt hơn.

Hiện nay, tại Melia có các chương trình nâng cao khả năng ngoại ngữ là tiếng Anh cho nhân viên 2 buổi 1 tuần, mỗi buổi 2 tiếng. Tại đó nhân viên được trao đổi với giáo viên để học hỏi các câu nói thường ngày phục vụ cho quá trình làm việc, cách thuyết phục khách hàng bằng tiếng Anh. Ngoài ra nhân viên còn có môi trường giao tiếp khá chuẩn để luyện tập kỹ năng nói thành thạo.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực trong khách sạn Melia – Hà Nội (Trang 57)

w