Cơ cấu lao động của khách sạn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực trong khách sạn Melia – Hà Nội (Trang 42)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG KHÁCH SẠN MELIA

2.2.2 Cơ cấu lao động của khách sạn

Bảng 2: Bảng thể hiện cơ cấu lao động của khách sạn Melia

Bộ phận Tổng số lao động Độ tuổi TB Trình độ học vấn Trình độ ngoại ngữ Tổng số Nam Nữ ĐH CĐ TC Sơ cấp A B C Kinh doanh & Marketing 19 4 15 29 19 0 0 11 3 5 Kế toán 28 9 19 31 26 2 0 4 4 20 Nhân sự 6 2 4 41 5 1 0 0 1 5 Buồng 55 15 40 27 5 26 24 15 14 26 Giặt là 20 9 11 32 2 9 9 11 6 3 Nhà hàng và tiệc 96 40 56 25 16 65 15 18 43 35 Bếp 90 52 38 36 6 45 39 10 60 10 Lễ tân 40 14 26 24 30 7 3 0 10 30 Kỹ thuật 30 28 2 37 12 7 11 7 18 5 An ninh 27 25 2 35 7 9 11 6 15 6 Tổng 411 198 213 128 171 112

Khách sạn Melia có tổng số lao động là 411 người, trong đó có 198 nam và 213 nữ. Lao động nữ chiếm 52% tổng số lao động trong khách sạn, lao động nam chiếm 48%.

Với 411 lao động, khách sạn có 306 phòng, như vậy định mức lao động của khách sạn là: 411 : 306 = 1.34 ( xét theo tỷ lệ tổng số nhân viên chia cho tổng số phòng ).

Cơ cấu theo độ tuổi và giới tính.

Trong khách sạn, nhìn chung là lao động trẻ trong đó lao động nữ có độ tuổi trung bình nhỏ hơn. Độ tuổi và giới tính thay đổi theo từng bộ phận.

Ví dụ:

Bộ phận lễ tân độ tuổi trung bình thấp ( từ 20-25 ) chủ yếu là lao động nữ.

Bộ phận bàn, bar: tuổi trung bình từ 20-30 có xu hướng lao động nam dần dần thay thế lao động nữ.

Tại bộ phận nhà hàng và tiệc có 56 lao động nữ chiếm 58.3%. Bộ phận lễ tân có 26 lao động nữ chiếm 65%.

Nhìn chung 2 bộ phận này tỷ lệ nữ chiếm cao hơn nam. Điều này hoàn toàn hợp lý, bởi đây là lực lượng lao động trực tiếp tạo nên ấn tượng của khách. Sự đòi hỏi về ngoại hình và khả năng giao tiếp là rất cao.

Bộ phận kỹ thuật có 28 lao động nam chiếm 93.3%. Bộ phận an ninh có 25 lao động nam chiếm 92.5%.

Hai bộ phận này tỷ lệ nam chiếm đa số do tính đặc thù công việc yêu cầu.

Trình độ học vấn ngoại ngữ

Trình độ học vấn: Trình độ học vấn của nhân viên trong khách sạn tương đối cao, hầu hết đều tốt nghiệp phổ thông trung học. Hiện nay có 128 người tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng chiếm 31.14% số lượng lao động tại khách sạn, có 171 người tốt nghiệp trung cấp chiếm 41.6% số lượng lao động tại khách sạn.

Một điều đáng nói là trong số nhân viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng thì chỉ có rất ít người được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ du lịch khách sạn, chỉ có

28 lao động chiếm 21.9% số lao động tốt nghiệp đại học, cao đẳng. Điều này gây lên khó khăn không nhỏ trong hoạt động kinh doanh của khách sạn. Song do khách sạn đã chú trọng việc đào tạo thường xuyên tại khách sạn về kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành du lịch và khách sạn, nên đã khắc phục được sự hạn chế trên. Số người tốt nghiệp đại học, cao đẳng còn lại là ở các trường ngoại ngữ là chính.

Trình độ ngoại ngữ: Với số lượng người tốt nghiệp đại học ngoại ngữ lớn nên khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ là khá tốt trong khách sạn. Hầu hết các nhân viên làm việc đều biết tiếng Anh. Trong đó nhân viên quản lý và nhân viên phục vụ trực tiếp đều nói tiếng Anh thông thạo. Bên cạnh đó một số người có thể nói được một số thứ tiếng như: tiếng Pháp, Đức…Đặc biệt ở bộ phận lễ tân các nhân viên hầu hết nói được hai tiếng nước ngoài là Anh, Pháp.

Có thể nói trình độ ngoại ngữ ủa nhân viên trong khách sạn là khá tốt, nó là điều kiện cơ bản để đảm bảo chất lượng phục vụ. Tuy nhiên khách sạn cần kết hợp đào tạo ngoại ngữ đi đôi với nghiệp vụ, có như thế trình độ của nhân viên mới đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của công viêc.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực trong khách sạn Melia – Hà Nội (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w