Các khuyến khích tài chính, phúc lợi cho người lao động

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực trong khách sạn Melia – Hà Nội (Trang 60)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG KHÁCH SẠN MELIA

2.4.6Các khuyến khích tài chính, phúc lợi cho người lao động

Để nhân viên trong khách sạn gắn bó, nỗ lực, thực hiện công việc tốt hơn mức tiêu chuẩn nhằm tăng năng suất và khả năng cạnh tranh của các khách sạn thì ngoài việc trả lương cho các nhân viên hàng tháng, khách sạn Melia đã có những chương trình khuyến khích tài chính và chương trình phúc lợi

cho nhân viên.

 Các khuyến khích tài chính.

 Khách sạn Melia đã làm tốt những việc sau: - Xác định đúng đối tượng khuyến khích.

- Xác định đúng đắn và hợp lý các tiêu chuẩn chi trả. Các tiêu chuẩn chi trả bao gồm tiêu thức để chi trả, thời điểm chi trả và mức chi trả.

- Sử dụng thù lao cho thực hiện công việc như là một bộ phận của hệ thống quản lý nguồn nhân lực thống nhất.

- Xây dựng sự tin tưởng của nhân viên về tính hợp lý và dài hạn của hệ thống khuyến khích.

- Xây dựng bầu không khí tổ chức với quan niệm thực hiện công việc khác nhau sẽ dẫn đến thù lao khác nhau.

- Sử dụng một hệ thống khuyến khích với các hình thức khuyến khích đa dạng, phong phú để phát huy ưu điểm và khắc phục các nhược điểm của từng hình thức.

- Thu hút người lao động tham gia vào việc thiết kế chương trình thù lao để nâng cao nhận thức và nỗ lực làm việc cho họ.

- Sử dụng các biện pháp tạo động lực và các khuyến khích phi tài chính khác như khen ngợi, trao tặng các danh hiệu, mở rộng trách nhiệm làm việc… để khuyến khích thực hiện công việc.

Các chương trình khuyến khích cá nhân:

- Tăng lương tương xứng thực hiện công việc.

+ Tăng lương không có hướng dẫn: Phòng nhân lực không soạn thảo hướng dẫn về tỷ lệ tăng lương mà tỷ lệ tăng lương cho từng nhân viên sẽ được người quản lý ấn định một cách tùy ý, tùy theo mức độ thực hiện công việc của nhân viên.

+ Tăng lương có hướng dẫn: Sử dụng các hướng dẫn về tỷ lệ tăng lương có thể ấn định tùy theo kết quả đánh giá thực hiện công việc.

+ Tăng lương theo miền thực hiện công việc: cách tiếp cận này sử dụng các “ đường thực hiện công việc”. Tùy vào kết quả thực hiện công việc được đánh giá mà cá nhân sẽ được tăng lương theo đường tương ứng.

- Tiền thưởng: là một dạng khuyến khích tài chính được chi trả một lần ( thường là cuối quý hoặc cuối năm ) để thù lao cho sự thực hiện công việc của người lao động.

- Phần thưởng: là thù lao một lần cho thành tích tốt của người lao động nhưng được trả dưới dạng vật chất như: một kỳ nghiir phép, vé du lịch, một chiếc xe máy…

- Các chế độ trả công khuyến khích + Trả công theo thời gian có thưởng.

+ Trả công theo sản phẩm trực tiếp cá nhân ( với đơn giá cố định, lũy tiền hay lũy thoái ).

+Trả công theo sản phẩm có thưởng. + Trả công theo thời giờ tiên chuẩn…

Các chương trình phúc lợi cho nhân viên:

Trong hầu hết các tổ chức, người quản lý đều nhận thấy sự cần thiết phải cung cấp các loại bảo hiểm và các chương trình khác liên quan đến sức khỏe, sự an toàn, các bảo hiểm và các lợi ích khác cho người lao động. Những chương trình đó được gọi là các phúc lợi cho người lao động, bao gồm tất cả các khoản thù lao tài chính mà người lao động nhận được ngoài các khoản thù lao tài chính trực tiếp. Vậy phúc lợi là phần thù lao gián tiếp được trả dưới dạng các hỗ trợ về cuộc sống cho người lao động.

Có hai loại phúc lợi và dịch vụ cho người lao động

Phúc lợi bắt buộc: là khoản phúc lợi tối thiểu mà các tổ chức phải đưa ra theo yêu cầu của pháp luật. Phúc lợi bắt buộc có thể là: các loại bảo đảm, bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

khả năng kinh tế của họ và sự quan tâm của người lãnh đạo ở đó. Bao gồm các loại sau:

- Các phúc lợi bảo hiểm gồm: bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm mất khả năng lao động.

- Các phúc lợi bảo đảm gồm: bảo đảm thu nhập, bảo đảm hưu trí.

- Các loại dịch vụ và giải trí: Các tổ chức cung cấp nhằm tạo cho nhân viên những cơ hội để họ sở dụng thời gian nhàn rỗi một cách bổ ích hơn. Giúp người lao động có cảm giác thoải mái, phấn chấn và có cơ hội xích lại gần nhau và khuyến khích người lao động tham gia tự nguyện.

+ Chương trình thể thao văn hóa: Một số tổ chức tự vạch ra và từng cá nhân có thể tự tham gia.

+ Chương trình dã ngoại: Nhằm sử dụng quan hệ hiểu biết lẫn nhau, mở rộng quan hệ, các tổ chức thường cung cấp các cuộc du lịch, tham gia hàng năm, có thể cả gia đình các nhân viên cùng tham gia để mở rộng quan hệ xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chương 3

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực trong khách sạn Melia – Hà Nội (Trang 60)