THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNGLỰC CHO NGƯỜILAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ÂU VIỆT
2.3.3. Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho ngườilao động
Lãnh đạo công ty luôn nhận thấy và cho rằng con người là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp, do vậy họ luôn nghĩ và cho rằng phát triển công ty thì phải phát triển con người. Trước khi người lao động vào làm việc, công ty cử người hướng dẫn và giải đáp những thắc mắc ban đầu cho người lao động, để họ không bị vướng mắc khi bắt đầu công việc của mình. Hàng quý, công ty đều có một buổi giao lưu nói chuyện giữ kỹ sư và công nhân, nhằm giải đáp thắc mắc của người lao động, và hướng dẫn người lao động sửa những lỗi mà người lao động hay mắc, theo định kỳ công ty mở các lớp hoc tại công ty cho người lao động, để nâng cao trình độ chuyên môn cho
người lao động. Giáo viên có thể là nhân viên trong công ty, hoặc là công ty thêu giáo viên là các giảng viên của các trường. Người lao động tham gia khoá học này, sẽ phải thi và sẽ được ghi vào sổ của công ty, đó cũng là điều kiện để công ty xét tăng lương cho người lao động và thưởng. Người lao động sau khi tham gia khoá học này đa số là tay nghề được nâng lên, thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo tới người lao động, và người lao động làm việc với năng suất cao hơn, tinh thần trách nhiệm hơn. Đối với các kỹ sư, thì công ty khuyến khích đi học nâng cao trình độ của mình, và tạo mọi điều kiện để họ đi học, những nhân viên bên các bộ phận kinh doanh, tài chính kế toán cũng vậy, công ty cũng khuyến khích đi học nâng cao trình độ tay nghề, và công ty tạo mọi điều kiện cho nhân viên của mình đi học. Bên cạnh đó, công ty cũng cố gắng phát triển những kỹ năng mền cho nhân viên của mình, như là các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng đàm phán và giao tiếp.
Những thành tựu và hạn chế khi công ty thực hiện giải pháp này là:
Thành tựu: Công ty quan tâm đến người lao động, nhân viên của mình, đã góp phần nâng cao trình độ của người lao động, người lao động thêm yêu công việc của mình hơn, thấy được làm việc trong môi trường thoải mái, mọi người chia sẻ kinh nghiệm, người lao động ngày càng mong muốn học hỏi, yêu công việc hơn, hăng say làm việc, dẫn đến tăng năng suất lao động, người lao động ngày càng gắn bó với công ty hơn.
Hạn chế và nguyên nhân: Đào tạo vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu công việc. Do xác định nhu cầu đào tạo, lựa chọn người đào tạo chưa sát thực tế. Do vậy, dẫn đến người được đi đào tạo trình độ chuyên môn vẫn chỉ ở mức bình thường, có khi lại không được tăng lên, dẫn đến năng lực làm việc của người lao động không được tăng lên, dẫn đến động lực lao động của người lao động cũng vậy, chỉ ở mức bình thường, do vậy ảnh hưởng không tốt đến công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty. Cần có chính sách hợp lý hơn nữa phù hợp với những yêu cầu mà khách hàng đòi hỏi sau khi đào tạo xong sẽ đạt được điều gì nên làm rõ.