THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNGLỰC CHO NGƯỜILAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ÂU VIỆT
2.2.2.2. Tạo độnglực thông qua các hình thức phúc lợ
Trong hầu hết các tổ chức, người quản lý đều nhận thấy sự cần thiết phải cung cấp các loại bảo hiểm và các chương trình khác liên quan đến sức khoẻ, sự an toàn, các bảo hiểm và các lợi ích khác cho người lao động. Những chương trình đó được gọi là các phúc lợi cho người lao động, bao gồm tất cả các khoản thù lao tài chính mà người lao động nhận được ngoài các khoản thù lao tài chính trực tiếp. Tổ chức phải chi phí để cung cấp các phúc lợi, nhưng người lao động luôn nhận được dưới dạng gián tiếp. Chẳng hạn, tổ chức có thể trả toàn bộ hay một phần chi phí để mua bảo hiểm sức khoẻ cho người lao động. Người lao động không nhận được khoản tiền đó nhưng nhận được những lợi ích từ chương trình bảo hiểm sức khoẻ mang lại. Như vậy, phúc lợi đã góp phần tạo động lực cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người lao động thúc đẩy nâng cao năng suất lao động. Công ty đã chi trả các khoản phúc lợi có ý nghĩa to lớn đối với việc giữ chân người lao động ở lại với công ty, công ty đã thực hiện chi trả đầy đủ các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động theo như quy định bắt buộc của nhà nước.
Công ty không những chi trả đầy đủ các khoản phúc lợi bắt buộc theo quy định nhà nước bên cạnh đó công ty còn đưa ra các phúc lợi tự nguyện cho người lao động nhằm tạo động lực cho người lao động.
Nguyên tắc xây dựng chương trình phúc lợi của công ty: Chương trình đó vừa có lợi cho người lao động, vừa có lợi cho nhà quản lý. Chi phí cho phúc lợi phải đưa đến kết quả tăng năng suất lao động, chất lượng phục vụ, sự trung thành hơn của người lao động và tinh thần của họ được nâng cao hơn, giảm sự mâu thuẫn giữa người lao động và tổ chức.
Công ty tham gia mua bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho 100% cán bộ công nhân viên trong toàn công ty theo quy định của nhà nước, hàng năm công ty đều tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động nhằm phát hiện bệnh nghề nghiệp kịp thời.
- Bảo hiểm xã hội: Công ty có trách nhiệm thực hiện đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động đã ký kết hợp đồng lao động chính thức với công ty. Việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tại công ty được thực hiện đúng theo luật lao động đã quy định: người sử dụng lao động đóng bằng 15% so với tổng quỹ lương, người lao động đóng bằng 5% tiền lương ( được khấu trừ vào lương hàng tháng của người lao động).
- Bảo hiểm y tế: Công ty thực hiện mua bảo hiểm y tế cho người lao động và đang ký cụ thể nơi khám bệnh cho người lao động tham gia bảo hiểm y tế.
- Bên cạnh đó công ty còn đưa ra các phức lợi tự nguyện như là:
+ Bảo hiểm nhân thọ: trả cho gia đình người lao động khi người lao động qua đời. + Bảo hiểm mất khả năng lao động: Công ty cung cấp cho những người lao động bị mất khả năng lao động không liên quan đến công việc họ đảm nhận.
+ Bảo đảm thu nhập: Công ty trả một khoản tiền cho người lao động bị mất việc do lý do về phía tổ chức như giảm cầu sản xuất và dịch vụ…
+ Công ty quan tâm tới đời sống tinh thần của anh chị em công nhân viên trong công ty, cán bộ, lãnh đạo công ty hàng năm tổ chức đi thăm quan du lịch cho những người có thành tích trong công tác. Gia đình có việc hiếu hỉ thì được công đoàn, hội phụ nữ, lãnh đạo công ty thăm viếng, chúc mừng. Khi thực hiện các hình thức phúc lợi trên công ty đã thu được những thành tựu như sau:
Thành tựu: Tất cả những viêc làm trên đã góp phần tạo cho người lao động cảm giác yên tâm và an toàn. Công ty cố gắng cho người lao động thấy tại đây, lợi ích của họ được đảm bảo, từ khi làm việc cho tới khi họ nghỉ hưu. Họ sẽ có thái độ làm việc tích cực hơn, làm việc hết mình cho công ty, và sẵn sàng ở lại gắn bó lâu dài với công ty. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định đó là:
Hạn chế: Do tài chính của công ty có hạn, nên quỹ phúc lợi của công ty không được cao, công ty đang cố gắng để có thể dần dần tăng quỹ phúc lợi lên, đáp ứng được những nhu cầu đa dạng của người lao động. Bên cạnh đó, các hình thức phúc lợi của công ty còn ít, chưa đa dạng, công ty quan tâm chủ yếu đến các hình thức phúc lợi bắt buộc (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…), các hình thức phúc lợi tự nguyện cung cấp cho
người lao động tại công ty còn ít, công ty nên mở rộng hơn nữa các hình thức phức lợi tự nguyện tới người lao động tại công ty, như là:
Các dịch vụ phúc lợi về mặt tài chính: nhằm hỗ trợ về mặt tài chính cho nhân viên và gia đình.
Các dịch vụ chuyên nghiệp: Cung cấp các dịch vụ miễn phí cho nhân viên như phúc lợi về phòng đọc, tài liệu hỗ trợ công việc.
Các dịch vụ giải trí: Tạo cơ hội cho nhân viên có những giờ nghỉ có kết quả như: tổ chức các bữa tiệc thật ấn tượng.
Các dịch vụ về nhà ở và đi lại như là có các khu ở với giá thuê rẻ hoặc miễn phí và trợ cấp đi lại.
Công ty đang cố gắng hoàn thiện các hình thức phúc lợi để cung cấp tới người lao động tốt hơn, tạo động lực cho người lao động nhiều hơn, để tăng năng suất lao động nhiều hơn, góp phần vào sự phát triển bền vững của công ty.
2.2.2.3.Tạo động lực thông qua điều kiện và môi trường làm việc
* An toàn lao động – Vệ sinh lao động: Là công ty hoạt động kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh và sản xuất gạch block, nên không thể tránh khỏi những tai nạn lao động, công ty chú trọng đến vấn đề an toàn lao động và vệ sinh lao động, để hạn chế tai nạn lao động xẩy ra đối với đội ngũ lao động của mình để người lao động an tâm làm việc, nhằm đáp ứng mục đích của công ty và của bản thân người lao động. Người lao động có trách nhiệm tuân thủ các quy định hiện hành về an toàn lao động và vệ sinh lao động, an toàn về phòng cháy nổ, kho quỹ, an toàn thiết bị điện… vệ sinh môi trường đúng quy định của nhà nước.
* Các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động:
- Xây dựng và ban hành các quy trình, nôi quy an toàn lao động, vệ sinh lao động cho từng loại công việc, máy móc thiết bị và nơi làm việc.
- Tổ chức tốt nơi làm việc, đảm bảo cho người lao động ít mệt mỏi, thoải mái hơn, thuận tiện hơn và giúp cho người lao động thao tác chính xác hơn nên ít xẩy ra tai nạn lao động.
- Tất cả các nhân viên của công ty trước khi tham gia vào công việc đều pahỉ được huấn luyện về an toàn và bảo hộ lao động.
- Cho người lao động biết được những nguy hiểm đã tồn tại ở nơi làm việc của họ và những tiêu chuẩn nào được áp dụng với chúng.
- Các máy móc thiết bị phải có tác dụng che chăn bảo vệ, những nơi làm việc nguy hiểm cần phải có đèn hiệu thông báo, những người lao động làm việc ở nơi nguy hiểm phải có trang bị bảo hộ lao động.
- Thanh tra các nơi làm việc với mục đích làm giảm số lượng tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
- Huấn luyện kỹ thuật an toàn lao động. - Đào tạo người giám sát và người lao động.
- Khuyến khích người lao động, người lao động cần được tạo động lực để tuân theo những quy định về an toàn lao động.
- Người lao động được quyền:
+ Yêu cầu công ty các điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động và thực hiện các biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động.
+ Từ chối làm công việc hay rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ xẩy ra tai nạn lao động, đe doạ nghiêm trọng tính mạng, sức khoẻ của mình đồng thời báo cáo ngay người phụ trách trực tiếp.
- Người lao động làm nghề nặng nhọc, độc hại được bồi dưỡng bằng hiện vật theo quy định của công ty.
- Công ty luôn đảm bảo các điều kiện vệ sinh nhà xưởng, độ ồn, không gian làm việc.
- Công nhân công ty được cấp quần áo bảo hộ lao động 2bộ/năm và khi vào công ty bắt buộc phải mặc quần áo bảo hộ. Ngoài ra, găng tay, giầy, khẩu trang được cấp phát thường xuyên đảm bảo an toàn cho người lao động khi làm việc.
Thực hiện việc an toàn lao động và vệ sinh lao động thì đã tạo cho người lao động an tâm làm việc hơn, thể hiện sự quan tâm của công ty tới người lao động, qua đó giúp cho công ty đã tạo được động lực cho người lao động. Nhưng bên cạnh đó an toàn lao động và vệ sinh lao động ở công ty vẫn còn một số hạn chế nhất định như sau:
Hạn chế: Công tác an toàn lao động và vệ sinh lao động ở công ty vẫn chưa được chú tâm nhiều, kinh phí cho công tác này vẫn còn ít, do tài chính của công ty có hạn. Tuy luôn cố gắng đẩy mạnh công tác an toàn lao động tới người lao động, nhưng mà người lao động chưa thực sự nhận thức được về công tác an toàn lao động, việc đôn đốc, nhắc nhở người lao động về vấn đề an toàn lao động chưa được chuyên nghiệp, việc thực hiện vấn đề an toàn lao động và vệ sinh lao động chỉ được thực hiện khi được yêu cầu, công ty
chưa cho người lao động thấy được sự cần thiết của an toàn lao động tới người lao động. Bởi vậy, vấn đề an toàn lao động chưa thực sự mang lại hiệu quả cao trong việc tạo động lực cho người lao động tại công ty.
* Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi:
- Thời giờ làm việc: thời giờ làm việc tại công ty là 08giờ/ngày, 48h/tuần. Sáng từ 07h30” đến11h30”, chiều từ 13h00” đến 17h00”.
- Làm thêm giờ: công ty có bảng chấm công làm them giờ cho người lao động để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. thời gian làm thêm giờ của công ty được quy định dựa trên quy định của luât lao động (không quá 4h/ngày, 200h/năm).
- Thời giờ nghỉ ngơi: nghỉ 01 ngày/tuần.
* Các chế độ nghỉ phép, nghỉ lễ, nghỉ tết được công ty thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước.
* Công ty luôn chú trọng để môi trường làm việc hay một bầu không khí vui vẻ khi làm việc. Các hoạt động ngoại khoá thường xuyên được tổ chức như: Chào năm mới, thi văn nghệ, tổ chức các giải bóng đá cho người lao động trong công ty, tổ chức kỷ niệm ngày quố tế phụ nữ và một số hoạt động giải trí khác, các hoạt động này đã tạo nên bầu không khí vui vẻ cho người lao động trong công ty, bên cạnh đó còn tạo cho người lao động hiểu nhau hơn, gần gũi nhau hơn, dễ dàng hợp tác với nhau, trao đổi kinh nghiệm với nhau, giúp đỡ nhau trong quá trình làm việc
Với những việc làm trên, công ty đã tạo cảm giác an toàn cho người lao động, thể hiện sự quan tâm của ban lãnh đạo công ty đến đội ngũ lao động, người lao động thấy được sự quan tâm của lãnh đạo công ty, họ yên tâm khi được làm việc trong môi trường lao động an toàn, và môi trường làm việc tốt, dẫn đến người lao động sẽ có động lực làm việc, dẫn đến họ sẽ cống hiến hết mình, làm việc hăng say vì lợi ích của công ty và của bản thân người lao động, họ sẽ không dời bỏ công ty, gắn bó với công ty. Nhưng bên cạnh đó nó vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định như sau:
Hạn chế: Tuy đã tổ chức nhiều cuộc gặp mặt, các buổi liên hoan để tạo sự gần gũi, hiểu nhau giữa các nhân viên, nhưng mà số lần gặp mặt nhau hiểu nhau hơn vẫn ít, quy mô của các buổi gặp mặt vẫn còn bé, chưa bao quát toàn công ty. Các hoạt động ngoại khoá chưa khuyến khích mạnh được người lao động, người lao động tham gia không được nhiệt tình, chưa được hết mình, bên cạnh đó cơ sở vật chất của công ty cũng chỉ được xếp ở mức độ trung bình, văn phòng và nơi sản xuất của công ty được trang bị ở
mức bình thường, cơ sở vật chất chưa thật sự tạo điều kiện làm việc tốt cho người lao động, máy móc thiết bị phục vụ nhân viên văn phòng và phục vụ sản xuất chưa thực sự tốt, các thiết bị cần thiết phục vụ cho sản xuất kinh doanh, chỉ mới được gọi là đủ, chưa được hoàn thiện. Như vậy cho ta thấy điều kiện làm việc, hay môi trường làm việc chỉ ở mức bình thường, chưa thực sự mang lại hiệu quả cao.
2.2.3. Tạo động lực thông qua các hình thức khác
* Văn hoá công ty:
Bên cạnh những yếu tố đã nói ở trên thì văn hoá công ty cũng là một trong những yếu tố quan trọng, tác động đến người lao động, để người lao động có động lực làm việc, có động lực cống hiến sức lao động của mình phục vụ tổ chức, phục vụ mục đích của bản thân mình, văn hoá của công ty nó như kim chỉ nam để người lao động hành động và phấn đấu, nếu một công ty có văn hoá được khẳng định tới từng nhân viên, như mục tiêu của công ty luôn tiến về phía trước, phương trâm hành động của công ty, phong thái của nhà lãnh đạo tốt thì chắc rằng nhân viên sẽ biết mình làm gì và có động lực để làm việc, để đáp ứng những gì mà công ty đã đặt ra .
Công ty xây dựng văn hoá công ty theo tiêu chí:
- Công ty luôn có mục tiêu và phương trâm hành động rõ dàng, đặt con người vào trung tâm, là tài sản quý giá và tin rằng sự sáng tạo của mỗi con người trong công ty quyết định sự thành công của công ty, và như vậy công ty mới có thể đứng vững trong cạnh tranh.
- Khuyến khích nhân viên học hỏi, và nâng cao trình độ tay nghề của mình, khuyến khích nhân viên chấp nhận rủi ro và tự chịu trách nhiệm về những gì mình đã đặt ra
- Công ty luôn hướng tới sự phát triển bền vững, công ty cố gắng làm sao mình có thể phát triển một cách bền vững, đứng vững trên thị trường đầy biến động và có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường. Ngày càng mạnh lên về cả thế và lực
Ban lãnh đạo công ty cố gắng để cho ngưòi lao động biết sứ mệnh của công ty, phương trâm hành động của công ty… Làm sao để người lao động thấm nhuần văn hoá công ty, như vậy người lao động sẽ có động lực làm việc, làm việc hăng say, tự nguyện và nhiệt huyết vì sự phát triển của công ty, và gắn bó lâu dài với công ty.
Văn hoá công ty đã góp phần tạo nên đặc trưng riêng của công ty, người lao động hiểu được phần nào mục tiêu của công ty, nhiệm vụ của mình đối với sự phát triển của
công, từ đó người lao động có động lực để hoàn thành công việc của mình tốt hơn, góp phần tăng hiệu quả làm việc của người lao động, qua đó tăng năng suất lao động của người lao động. Nhưng mà bên cạnh đó văn hoá công ty vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định như sau:
Hạn chế: Do sự phát triển của công ty chưa được bao lâu, do vậy, văn hoá công ty mang tính định hướng cho người lao động, văn hoá công ty chưa được khách hàng và thị trường công nhận, nó chỉ mang tính mờ nhạt, mới bước đầu được thực hiện, toàn bộ nhân viên trong công ty chưa thấm nhuần được văn hoá công ty, để mà phát triển được văn hoá công ty, thì cần sự nỗ lực nhiều của đội ngũ lãnh đạo công ty và nhân viên trong công ty, cần qua một quá trình phát triển nữa thì công mới có thể phát triển văn hoá của công ty