Khảo nghiệm chế phẩm phân bón lá cho dưa leo trồng trong nhà màng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng dung dịch thủy phân từ phụ phẩm cá bằng enzyme làm phân bón cho một số loại rau trong nhà màng (Trang 62)

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.3.2. Khảo nghiệm chế phẩm phân bón lá cho dưa leo trồng trong nhà màng

Dịch thủy phân từ phụ phẩm cá Tra chưa phối trộn và dịch thủy phân sau khi được phối thành chế phẩm phân bón lá (chế phẩm 2) được sử dụng cho dưa leo trồng trong nhà màng thu được kết quả như sau:

52

Bảng 3.15. Ảnh hưởng của chế phẩm phân bón đến thời gian sinh trưởng dưa leo

Chỉ tiêu Công thức

Thời gian ra

hoa (ngày)

Thời gian thu quả đầu tiên (ngày)

Thời gian tận thu (ngày) Phun nước(ĐC) 21 30 55 Dịch thủy phân 1% 21 30 55 Dịch thủy phân 5% 21 30 55 Chế phẩm 2 (0,5%) 21 30 55 Chế phẩm 2 (1%) 21 30 55

Khi sử dụng các loại chế phẩm phân bón lá khác nhau thì thời gian ra hoa, thu

quả đợt 1 và tận thu của dưa leo trồng trên mụn dừa lần lượt là 21; 30 và 55 ngày sau khi trồng và không có sự sai khác giữa các công thức.

Bảng 3.16. Ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá đến một số chỉ tiêu quả dưa leo

Chỉ tiêu

Công thức Số quả/cây

KLTB (g/quả)

Khối lượng quả

(kg/cây) Phun nước (ĐC) 11,2 130,4 1,5b Dịch thủy phân 1% 10,7 128,2 1,4b Dịch thủy phân 5% 11,2 135 1,5ab Chế phẩm 2 (0,5%) 12,5 134 1,7a Chế phẩm 2 (1%) 12,3 136,9 1,7a LSD0,05 NS NS 0,2 CV% 7,9 4,0 6,9

Ghi chú: Các trung bình cùng ký tự không khác biệt có nghĩa ở mức xác suất p < 0,05. Kết quả bảng 3.16 cho thấy: số quả /cây và trọng lượng trung bình quả không có

sự khác biệt khi sử dụng các nồng độ chế phẩm phân bón lá khác nhau. Tuy nhiên, khối lượng quả/cây lại có sự khác biệt giữa các công thức. Trong đó, có hiệu quả cao nhất là khi sử dụng chế phẩm 2 với nồng độ 0,5%. Vì khi sử dụng chế phẩm phân bón lá từ cá Tra đã bổ sung các chất dinh dưỡng nên thúc đẩy sự phát triển của cây dưa leo, từ đó làm

53

Bảng 3.17. Ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá đến đến năng suất và hàm

lượng nitrat trong quả dưa leo

Chỉ tiêu Công thức NSLT (tấn/ha) NSTT (kg/15m2) NSTT (tấn/ha) Hàm lượng NO-3 (mg/kg) Phun nước(ĐC) 47,2b 22,1b 44,3b 44,3b Dịch thủy phân 1% 44,6b 20,9b 41,8b 39b Dịch thủy phân 5% 48,4ab 22,7ab 45,4ab 84,4a Chế phẩm 2 (0,5%) 53,4a 25,1a 50,1a 59,2ab Chế phẩm 2 (1%) 54a 25,3a 50,7a 74a LSD0,05 6,2 2,9 5,8 LSD0,01= 25,6 CV% 6,9 6,9 6,9 16,4

Ghi chú: Các trung bình cùng ký tự không khác biệt có nghĩa ở mức xác suất p < 0,05. Kết quả bảng 3.17 cho thấy: khi sử dụng chế phẩm phân bón lá ở các nồng độ

khác nhau cho cây dưa leo thì có hiệu quả cao nhất là chế phẩm 2 với nồng độ 0,5% đã

cho năng suất lý thuyết (53,4 tấn/ha) và năng suất thực thu đạt (50,1 tấn/ha). Kết quả này có được là do phân bón lá từ cá có hàm lượng NPK (3:2:4) và một số nguyên tố vi lượng khác, đặc biệt là axit amin (3,19%) nên khi phun qua lá đã làm tăng khả năng

hấp thudinh dưỡng của cây dưa leo bên cạnh sử dụng phân bón gốc nên làm tăng năng

suất của cây dưa leo. Kết quả cũng cho thấy khi sử dụng chế phẩm phân bón lá từ cá

Tra thì hàm lượng nitrat tích lũy trong quả dưa leo vẫn đảm bảo tiêu chuẩn rau an toàn (<150 mg/kg). Vì đối với dưa leo thì hàm lượng nitrat chủ yếu tích lũy trong lá còn trong quả thì không đáng kể.

54

Hình 3.4. Năng suất lí thuyết và năng suất thực thu dưa leo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng dung dịch thủy phân từ phụ phẩm cá bằng enzyme làm phân bón cho một số loại rau trong nhà màng (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)