I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.5.3. Nhu cầu dinh dưỡng của cây dưa leo
Theo Tạ Thu Cúc (2000), dưa leo là cây lấy dinh dưỡng từ đất ít hơn rất nhiều
những cây rau khác. Ví dụ tăng năng suất dưa leo lên 30 tấn/ha thì lượng N, P, K cây
lấy đi từ đất là 170 kg/ha, trong khi đó nếu tăng năng suất cải bắp lên 70 tấn/ha thì nó phải lấy đi 630 kg N, P, K.
Qua nghiên cứu về hiệu suất sử dụng phân khoáng chủ yếu của dưa leo các tác
giả rút ra nhận xét: dưa leo sử dụng Kali lớn nhất sau đó đến đạm và cuối cùng tới Lân.
Khi bón 60N: 60P205 : 60K20 thì dưa leo sử dụng được 92%N : 33% P205 : 100% K20.
Dưa leo không chịu được nồng độ phân cao nhưng lại phản ứng rõ rệt với hiện tượng
thiếu dinh dưỡng (Trần Khắc Thi và Nguyễn Văn Thắng, 2006).
Trong 3 yếu tố chính N, P, K, cây dưa leo cần nhiều nhất là kali, rồi đến đạm và ít nhất là lân. Để tạo được 20 tấn quả cùng với thân lá, cây dưa leo cần khoảng 39 kg N,
27 kg P2O5, 70 kg K2O, 10 kg MgO và 35 kg CaO cho 1 ha.
Theo Nguyễn Như Hà (2006), sau khi nảy mầm 10 - 15 ngày (thời kỳ cây con)
cây còn hút đạm rất ít. Nhưng sau đó cây có tốc độ hút đạm mạnh để phát triển thân lá (từ 16 -30 ngày sau khi nảy mầm) và hút đạm nhiều nhất ở giai đoạn trước khi có hoa cái đầu tiên (từ 30 - 44 ngày sau khi nảy mầm). Ở giai đoạn quả (khoảng 45-60 ngày sau nảy
21
Ở giai đoạn cây con trong các yếu tốdinh dưỡng chính, cây dưa leo còn có nhu cầu lân cao nhất, dù cũng chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng nhu cầu lân của cây. Nhu cầu lân của cây dưa leo lớn nhất trong thời gian ra hoa và quả (30 – 60 ngày sau nảy mầm)
Ở thời kỳ cây con cần rất ít kali, cây hút kali tăng nhưng còn chưa mạnh so với đạm và lân cho đến khi ra hoa. Cây hút kali nhiều nhất (hơn 50% tổng lượng hút) ở giai đoạn quả và đến khi kết thúc giai đoạn già cỗi.