“Membrane” có nghĩa chung là màng và thuật ngữ này đầu tiên đƣợc dùng để chỉ màng sinh học trong cơ thể sinh vật. Thuật ngữ ―kỹ thuật membrane‖ (membrane technology) bắt đầu xuất hiện khi con ngƣời quan sát hiện tƣợng thẩm thấu của nƣớc qua các các bộ phận nội tạng của động vật.Từ đó, nhiều loại membrane nhân tạo đã ra đời và đƣợc ứng dụng rộng rãi trong kỹ thuật phân riêng.Theo đó, thuật ngữ ―membrane‖ dùng để chỉ một bề mặt có tính thấm chọn lọc, cho phép một số cấu tử khuếch tán qua nó, đồng thời một số cấu tử khác bị giữ lại trong quá trình phân riêng.Sự vận chuyển của các cấu tử qua membrane phụ thuộc vào áp suất, điện tích, nồng độ cấu tử, nhiệt độ và nhiều yếu tố khác (Baker, 2000).
Membrane là loại màng đặc biệt có thể phân riêng một cách chọn lọc các hợp chất có kích thƣớc phân tử, khối lƣợng phân tử khác nhau, từ những hợp chất cao phân tử nhƣ tinh bột, protein cho đến các ion hóa trị một.
1.5.2.Phân loại
Membrane có thể đƣợc phân loại theo các cách sau: - Theo nguồn gốc
- Theo cấu trúc
- Theo kích thƣớc lỗ mao quản
Theo kích thƣớc lỗ mao quản, membrane đƣợc chia thành 4 loại sau: màng thẩm thấu ngƣợc (RO - Reverse Osmosis), màng lọc nano (NF - Nanofiltration), màng siêu lọc (UF - Ultrafiltration) và membrane vi lọc (MF - Microfiltration).
-32-
Bảng 1.9:Kích thước lỗ mao quản của một số loại membrane
Loại membrane Kích thƣớc lỗ mao quản (nm)
RO < 1
NF <2
UF 2 – 50
MF 200
Nguồn: Jorgen Wagner, Membrane FiltrationHandbook, Osmonics Inc., USA, 2001
Tùy vào loại màng là RO hay NF, UF hoặc MF thì khả năng phân riêng là khác nhau. Khả năng này đƣợc thể hiện rõ qua hình 1.17.
Hình 1.13:Khả năng phân riêng của các quá trình vi lọc, siêu lọc, lọc nano, thẩm thấu
ngược (Munir Cheryan, 2011)