Thiết bị dạng ống (Tubular Module)
Hình 1.17: Mô hình thiết bị membrane dạng ống
Thiết bị dạng ống là thiết bị phổ biến và khá đơn giản, đƣợc chế tạo khá sớm trong các loại thiết bị membrane. Thiết bị này gồm có nhiều ống thép nhỏ có khoan lỗ có vai trò là ống đỡ membrane và đƣợc giữ trong một ống thép lớn.Các tấm membrane đƣợc cuộn tròn và đặt bên trong các ống thép nhỏ.Dòng nhập liệu đi vào một đầu của thiết bị và đƣợc phân phối vào các ống thép nhỏ. Các cấu tử có kích thƣớc thích hợp
-36-
cùng với dung môi qua membrane và theo các lỗ khoan ra ngoài tạo thành dòng permeate, phần còn lại tiếp tục đi trong ống nhỏ về cuối thiết bị và đƣợc thu hồi thành dòng retentate.
Thiết bị dạng khung bản (Plate and Frame Module)
Đây là loại thiết bị đƣợc sản xuất thử nghiệm và thƣơng mại hóa đầu tiên. Thiết bị này đƣợc tạo thành do các bản đỡ đặt song song nhau cách nhau một khoảng cách khá hẹp tạo thành một hệ thống kênh dẫn cho dòng permeate và retentate. Thiết bị dạng này thƣờng đƣợc sử dụng trong quá trình siêu lọc, lọc nano và thẩm thấu ngƣợc.
Hình 1.18:Mô hình của thiết bị membrane dạng khung bản
Thiết bị dạng cuộn xoắn (Spiral Wound Module)
Thiết bị dạng cuộn xoắn bao gồm nhiều lớp membrane xen kẽ với những lớp đệm đóng vai trò là kênh phân phối nhập liệu và kênh thu hồi dòng permeate. Tất cả đƣợc quấn với nhau quanh một ống thu gom ở trung tâm. Nguyên liệu đi vào từ một đầu của thiết bị, qua các kênh phân phối, một số cấu tử cùng với dung môi xuyên qua các lớp membrane để chảy vào ống trung tâm tạo thành dòng permeate.
-37-
Hình 1.19:Mô hình của thiết bị membrane dạng cuộn xoắn
Thiết bị dạng sợi rỗng (Hollow-FiberModule)
Thiết bị sợi rỗng có cấu hình tƣơng tự nhƣ thiết bị dạng ống.Trong thiết bị này, các sợi có đƣờng kính khoảng 300mm đƣợc bó lại thành bó và đƣợc đặt trong một ống chịu áp.Dòng nhập liệu sẽ thẩm thấu qua thành của các sợi rỗng và chảy ra ngoài qua hai đầu sợi hở.Module này dễ chế tạo và cho phép tạo một diện tích membrane lớn nhất so với các module khác.