Quy trình chữa lỗi câu

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập chữa lỗi câu cho sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế kĩ thuật Hải Dương theo quan điểm giao tiếp (Trang 94)

7. Bố cục của luận văn

2.3.4. Quy trình chữa lỗi câu

Trƣớc đây, khi xét lỗi câu, chúng ta vẫn thƣờng quan tâm nhiều về mặt cấu trúc ngữ pháp. Khuynh hƣớng này chỉ chú ý xem xét những câu đơn lẻ, những câu đã đƣợc tách ra khỏi văn bản hoặc tách ra khỏi hoạt động hành chức. Trên cơ sở phân tích cấu trúc ngữ pháp, ngƣời ta chỉ ra lỗi sai của các câu đó. Cách chữa lỗi câu ở các câu độc lập nhƣ vậy không có giá trị trong việc dạy tiếng nhƣ Nguyễn Mai Hồng trong bài viết “Mối quan hệ giữa ý và

95

lời trong quá trình hình thành một số kiểu câu sai cho học sinh” (Tạp chí Ngôn ngữ số 4 – 1975) đã đánh giá : “Việc phân tích cấu trúc nội bộ của từng câu sai riêng lẻ là việc làm đầu tiên, không thể thiếu đƣợc. Song nếu chỉ chú ý câu sai trong khuôn khổ một câu riêng lẻ, chúng ta sẽ bị hạn chế tầm nhìn và đi tới việc phân tích nguyên nhân không đầy đủ, đề ra cách chữa không sát hợp”.

Một vấn đề đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm khi chữa lỗi câu là : chữa lỗi câu nhƣ thế nào thì sẽ đạt hiệu quả cao nhất trong việc rèn luyện cho ngƣời học viết đúng và nâng cao tri thức về tiếng Việt, bên cạnh đó hình thành cho ngƣời học khả năng vận dụng kiến thức vào giao tiếp trong đời sống thực tế.

Vì vậy, yêu cầu chung đối với việc chữa lỗi câu cho học sinh – sinh viên có thể đƣợc đặt ra nhƣ sau :

- Chỉ ra nguyên nhân sai, bởi vì : Có hiểu rõ nguồn gốc câu sai mới có thể tìm đƣợc những cách chữa có hiệu quả nhất. Việc phát hiện ra các loại lỗi về câu của sinh viên trong diễn đạt là quan trọng nhƣng quan trọng hơn là chỉ ra các nguyên nhân của mỗi dạng lỗi, sinh viên sẽ rút ra đƣợc kinh nghiệm để tránh mắc lỗi, rèn luyện cho mình thói quen và năng lực nói và viết đúng.

- Phải đảm bảo tìm ra đƣợc nội dung và mục đích định viết của chủ thể và cố gắng giữ lại mức tối đa nội dung và mục đích ban đầu. Muốn thực hiện điều này, không thể tìm hiểu và phân tích câu sai một cách cô lập rời khỏi văn bản hoặc rời khỏi tình huống giao tiếp.

- Đảm bảo kết cấu cơ bản của câu. Việc sửa câu sai không những chỉ chú ý đến mặt nội dung mà nội dung còn phải đƣợc diễn đạt bằng hình thức tƣơng ứng. Kết cấu ngữ pháp của câu có thể thay đổi nhƣng sự thay đổi này

96

không đƣợc tuỳ tiện mà phải tôn trọng kết cấu theo ý đồ ngƣời viết. Do vậy quy trình chữa lỗi câu có thể gồm các bƣớc sau đây :

* Bước 1 : Giới thiệu tình huống giao tiếp

Giáo viên đƣa ra những tình huống giao tiếp. Trong tình huống giao tiếp, câu chịu sự chi phối của các nhân tố giao tiếp.

Bước 2 : Phát hiện và nhận diện lỗi câu

Trong bƣớc này, ngƣời học phải thực hiện các thao tác phát hiện, nhận diện cơ bản sau :

+ Xác định vị trí, chức năng của các câu trong văn bản hoặc trong tình huống giao tiếp.

+ Phân tích ngữ pháp và sự ảnh hƣởng của các nhân tố giao tiếp với câu.

+ Đối chiếu lỗi câu với tri thức chuẩn để tìm ra chỗ chƣa chuẩn. Từ đó phát hiện đƣợc dạng lỗi câu.

Bước 3 : Phân tích biểu hiện của lỗi câu và nguyên nhân mắc lỗi

Trong bƣớc này, học sinh phải thực hiện các thao tác phân tích nhƣ sau :

+ Phân tích các biểu hiện của lỗi, phát hiện lỗi sai nhƣ thế nào so với yêu cầu của tri thức chuẩn

97

Bước 4 : Chữa câu sai, câu chưa phù hợp thành câu đúng

+ Đối chiếu với tri thức chuẩn đã xác định ở bƣớc 1 để xây dựng câu đúng

+ Lựa chọn những khả năng thích hợp để thay thế vào vị trí sai hoặc chƣa phù hợp trong câu.

Bước 5 : Kiểm tra, đánh giá

Sau khi chữa lỗi xong, học sinh đƣa câu đúng thử lại trong đoạn thoại. Nếu câu đã sửa phù hợp với tất cả các nhân tố giao tiếp, có mối quan hệ lôgic với các câu khác trong đoạn thoại, có mục đích hƣớng tới đích giao tiếp chung thì có nghĩa là việc sửa câu đã thành công. Ngƣợc lại, nội dung đoạn thoại vẫn bị gián đoạn và hoạt động giao tiếp của các nhân vật giao tiếp không thể tiến triển đƣợc nữa thì việc chỉnh sửa câu cần phải làm lại, thử lại.

Sau đây là một ví dụ cụ thể về việc tổ chức chữa lỗi câu theo quan điểm giao tiếp với các bƣớc cụ thể của quy trình nêu trên :

+ Bƣớc 1 : Tình huống giao tiếp sau :

Lớp K80302 đã bắt đầu vào học được khoảng 15 phút, thầy Hùng đang say sưa giảng bài, các bạn trong lớp đang chăm chú nghe giảng thì bạn Tuấn đứng ngoài cửa lớp thưa :

- Thưa thầy, em xin phép thầy vào muộn !

Thầy dừng lại và hỏi : Em có biết bây giờ là mấy giờ không ? Bạn Tuấn nhanh nhảu đáp lại : Thưa thầy, bây giờ là 7h15’ ạ !

98

+ Bƣớc 2 : Giảng viên có thể hƣớng dẫn sinh viên phân tích tình huống trên bằng cách đặt câu hỏi gợi mở : Nhân vật tham gia giao tiếp là ai ? Em hãy phân tích nội dung giao tiếp ? Nội dung giao tiếp đó diễn ra trong hoàn cảnh nào ? Nhằm mục đích gì ?

+ Bƣớc 3 : Giải quyết tình huống.

- Nhân vật giao tiếp trong đoạn thoại trên là thầy giáo và học sinh (thầy Hùng và bạn Tuấn)

- Hoàn cảnh giao tiếp : Đề cập tới hiện thực lớp học đang học tập nghiêm túc, bạn Tuấn đi học muộn 15 phút. Hình thức của phát ngôn (của thầy giáo) là hình thức câu hỏi nhƣng là để nhằm xác định hiện thực nêu trên.

- Mục đích giao tiếp : Muốn nhắc nhở, phê bình bạn Tuấn đi học muộn

Căn cứ vào tình huống giao tiếp trên, em có nhận xét gì về lời đáp : “Bây giờ là 7h15 phút ạ” của bạn Tuấn. Sinh viên thảo luận và trình bày ý kiến. Giảng viên tổng hợp những ý kiến của sinh viên.

+ Bƣớc 4 : Giảng viên nhận xét và đánh giá mức độ phù hợp của câu nói với các nhân tố giao tiếp.

Câu nói : “Bây giờ là 7h15 phút ạ !” của bạn Tuấn tuy đáp ứng đúng yêu cầu về vai giao tiếp và lựa chọn lời đáp đúng vai nhƣng căn cứ vào hoàn cảnh giao tiếp trên để xác định đúng mục đích giao tiếp của thầy giáo thì lời đáp đó trở thành câu không phù hợp trong tình huống giao tiếp này. Bạn Tuấn đã không xác định đúng mục đích phát ngôn của thầy giáo.

99

Phát ngôn “ Em có biết bây giờ là mấy giờ không ?”, hình thức là câu hỏi nhƣng thực chất muốn khẳng định bây giờ đã vào học khá lâu rồi và mục đích muốn nhắc nhở, phê bình bạn Tuấn sao lại đi học muộn nhƣ vậy và lần sau không đƣợc đi học muộn nhƣ thế nữa.

Vậy câu nói trên có thể sửa lại là : “Dạ ! Thưa thầy em xin lỗi vì hôm nay đã đi học muộn. Em xin hứa lần sau sẽ không đi học muộn nữa”.

+ Bƣớc 5 : Sau khi phân tích nguyên nhân và cách chữa lỗi, giảng viên có thể hình thành cho sinh viên những nội dung kiến thức cần đạt khi chữa lỗi câu :

- Phải nhận diện đúng lỗi câu trong các tình huống giao tiếp cụ thể - Phải phân tích đƣợc lỗi câu sai và nguyên nhân sai, từ đó đề xuất các phƣơng án chữa.

- Các phƣơng án chữa lỗi câu phải đặc biệt chú ý đến sự chi phối của các nhân tố giao tiếp với sự huy động việc lựa chọn câu trong giao tiếp.

Tóm lại :Các bƣớc trong quy trình chữa lỗi câu là hệ thống những thao tác, công đoạn đƣợc sắp xếp theo trình tự hợp lí và các bƣớc này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy, khi ra bài tập về chữa lỗi câu, giáo viên phải tuân thủ chặt chẽ hệ thống quy trình này.

100

CHƢƠNG 3 : THỂ NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Mục đích thể nghiệm

Triết học Mác – Lênin khẳng định : “Từ trực quan sinh động đến tƣ duy trừu tƣợng và từ tƣ duy trừu tƣợng đến thực tiễn là con đƣờng biện chứng của nhận thức chân lí”. Thực tiễn chính là nơi kiểm tra, đánh giá một cách chính xác khách quan kết quả, tính đúng sai, thích hợp hay không thích hợp của các nghiên cứu khoa học. Đây chính là hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả nghiên cứu, tính khả thi của những kết luận khoa học.

Với khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ tiến hành thực nghiệm ở quy mô nhỏ với nội dung thực nghiệm còn đơn giản để thực thi toàn bộ những ý tƣởng mà luận văn đã đƣa ra đối với các đối tƣợng cụ thể nhằm kiểm nghiệm, đánh giá kết quả những giả thuyết khoa học mà đề tài đề xuất.

Đặc biệt là kiểm tra tính khả thi của những cơ sở lí thuyết trong luận văn, kiểm tra, đánh giá kết quả của giả thuyết đã nêu, từ đó có cái nhìn khách quan về tính khả thi của đề tài, điều chỉnh, bổ sung những vấn đề chƣa phù hợp góp phần vào quá trình đổi mới phƣơng pháp dạy học tiếng Việt nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục đào tạo.

Việc xây dựng một hệ thống bài tập về chữa lỗi câu cho sinh viên Trƣờng Cao đẳng Kinh tế Kĩ thuật Hải Dƣơng là việc làm hết sức cần thiết. Nhƣng hệ thống bài tập này đƣợc đƣa vào sử sụng nhƣ thế nào lại là một vấn đề cần quan tâm. Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực nghiệm với mục đích nhằm đánh giá khả năng sử dụng của hệ thống bài tập về chữa lỗi câu theo quan điểm giao tiếp vào thực tế giảng dạy môn Tiếng Việt thực hành và môn Kĩ năng giao tiếp cho hệ Cao đẳng khối ngành Kinh tế của Trƣờng Cao đẳng Kinh tế Kĩ thuật Hải Dƣơng. Cụ thể là xem xét khả năng tiếp nhận, khả năng

101

giải quyết các bài tập của sinh viên khi sử dụng hệ thống bài tập về chữa lỗi câu theo quan điểm giao tiếp trong giờ thực hành phần Chữa câu sai của môn Tiếng Việt thực hành đang đƣợc giảng dạy tại nhà trƣờng. Từ đó chúng ta có cái nhìn cần thiết trong việc vận dụng nội dung dạy học và phƣơng pháp dạy học hữu hiệu để đem lại hiệu quả thiết thực trong việc dạy học Tiếng Việt nói chung và dạy học Tiếng Việt thực hành tại Trƣờng Cao đẳng Kinh tế Kĩ thuật Hải Dƣơng nói riêng.

3.2. Đối tƣợng và địa bàn thể nghiệm

3.2.1. Đối tượng thể nghiệm

Đối tƣợng thể nghiệm sƣ phạm của chúng tôi là các lớp sinh viên cao đẳng khóa 9 năm thứ 2 ngành Kế toán, ngành Quản trị Hành chính văn phòng , ngành Quản trị kinh doanh. Đây là các lớp đang học phần Câu theo chƣơng trình môn Tiếng Việt thực hành. Khi chọn sinh viên thực nghiệm, chúng tôi có chú ý t ới việc phân loại đối tƣợng : Có sinh viên thành phố - nông thôn ; có sinh viên khá – giỏi – trung bình – yếu ; có sinh viên lớp thực nghiệm và lớp đối chứng... Các em là những sinh viên ngành Kế toán, Quản trị kinh doanh, Tài chính nên trong công việc sau này của mình đòi hỏi tính nhạy bén, linh hoạt cần phải có kĩ năng giao tiếp thật tốt, xử lí vấn đề nhanh, thuyết phục … Vì vậy, việc sử dụng câu tốt trong giao tiếp công việc giúp các em đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn.

Để đảm bảo tính khách quan cho cả quá trình thực nghiệm cũng nhƣ có thể đánh giá chính xác kết quả thực nghiệm nhằm đạt đƣợc mục đích và yêu cầu của thực nghiệm sƣ phạm mà luận văn đề ra, chúng tôi lựa chọn các giảng viên tham gia dạy học thực nghiệm là những giảng viên phải có năng

102

lực chuyên môn, thâm niên giảng dạy nhƣ vậy sẽ dễ dàng nắm vững những nhiệm vụ, yêu cầu của thực nghiệm sƣ phạm.

3.2.2. Địa bàn thể nghiệm

Luận văn thể nghiệm trên địa bàn Trƣờng Cao đẳng Kinh tế Kĩ thuật Hải Dƣơng. Nhƣng khái niệm địa bàn trong hoàn cảnh cụ thể của luận văn không hoàn toàn đúng nghĩa chỉ những vùng địa lí, dân cƣ cụ thể mà hệ thống bài tập của luận văn đƣợc đem tới để dạy thể nghiệm. Địa bàn ở đây đƣợc hiểu theo nghĩa rộng có nghĩa là dùng để chỉ nơi cƣ trú và học tập của sinh viên trƣớc khi các em vào học Trƣờng Cao đẳng Kinh tế Kĩ thuật Hải Dƣơng. Nhƣ vậy, hệ thống bài tập của luận văn đƣợc thể nghiệm trên địa bàn tƣơng đối rộng vì sinh viên Trƣờng Cao đẳng Kinh tế Kĩ thuật Hải Dƣơng hiện nay khoảng 70% là đến từ các huyện, thị trong tỉnh và 30% là đến từ các tỉnh khác. Với địa bàn thể nghiệm nhƣ vậy nên yêu cầu nội dung thể nghiệm phải đƣợc xây dựng sao cho phù hợp với tình hình thực tế nhƣng lại phải có tác dụng nâng cao trình độ sử dụng cũng nhƣ tạo lập câu của sinh viên. Vì vậy, khi đƣa vào thử nghiệm chúng tôi cố gắng lựa chọn những bài tập tiêu biểu cho các dạng lỗi câu phù hợp với đối tƣợng và điều kiện thể nghiệm.

Với sinh viên ở ba khối ngành trên, chúng tôi chọn mỗi ngành hai lớp, trong đó có một lớp thể nghiệm và một lớp đối chứng. Lớp thể nghiệm là lớp mà giảng viên sẽ tiến hành dạy học thêm nội dung chữa lỗi câu mà chúng tôi đề xuất, còn lớp đối chứng là lớp mà giảng viên sẽ vẫn dạy bài học theo nội dung nhƣ giáo trình bình thƣờng.

103

BẢNG ĐỐI TƢỢNG VÀ ĐỊA BÀN THỂ NGHIỆM

Tên ngành Lớp thể nghiệm Lớp đối chứng

Lớp Sĩ số Giảng viên Lớp Sĩ số Giảng viên

Taì chính K90201 45 Tiêu Thị Thu Thủy K90202 45 Đinh Thị Hoài Quản trị kinh

doanh K90101 45 Tăng Văn Vĩ K80101 45 Vũ Thu Trang Hành chính văn

phòng K90701 48 Đặng Trọng Cƣờng K80701 48 Bùi Thị Yến

3.3. Nội dung thể nghiệm

Dựa vào chƣơng trình, tài liệu và giáo trình giảng dạy môn Tiếng Việt thực hành của Trƣờng Cao đẳng Kinh tế Kĩ thuật Hải Dƣơng để chúng tôi xây dựng nội dung thực nghiệm. Cụ thể là chúng tôi đã chọn bài dạy thực hành là Chữa câu sai trong chƣơng 5, tiết thứ 25 để xây dựng nội dung thực nghiệm. Chúng tôi sẽ tiến hành thể nghiệm mỗi lớp 1 tiết có nội dung chữa lỗi câu và các kiến thức liên quan đến chữa lỗi câu theo quan điểm giao tiếp

3.4. Kết quả thể nghiệm và những nhận xét đánh giá

3.4.1. Kết quả thể nghiệm

Sau khi hoàn thành việc dạy học thực nghiệm và dạy học đối chứng, chúng tôi tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên các lớp trên thông qua phiếu bài tập do chúng tôi soạn nhằm mục đích kiểm tra xem khả năng tiếp thu bài của sinh viên ra sao ; khả năng vận dụng những tri thức lí thuyết vào việc thực hành giao tiếp nhƣ thế nào ; việc thực hành giao tiếp của sinh viên ở trên lớp diễn ra hiệu quả hay không ?...

104

Trên cơ sở bảng điểm của phiếu học tập, chúng tôi phân loại và so sánh kết quả chung giữa các lớp TN và các lớp ĐC. Kết quả thu đƣợc chúng tôi trình bày khái quát trong bảng thống kê sau :

Bảng thống kê kết qủa thể nghiệm

Ngành Lớp Hình thức Số lƣợng Kết quả Giỏi Khá Trung bình Yếu Tài chính K90201 TN 45 6 13,3% 25 55,6% 14 31,1% 0 0% K90201 ĐC 45 3 6,7% 21 46,6% 18 40% 3 6,7% Quản trị kinh doanh K90101 TN 45 5 11,1% 19 42,2% 18 40% 3 6,7% K80101 ĐC 45 3 6,7% 16 35,6% 21 46,6% 5 11,1% Hành chính văn phòng K90701 TN 48 8,33% 4 39,6% 19 39,6% 19 12,5% 6 K80701 ĐC 48 2 4,2% 17 35,4% 20 41,7% 9 18,7% Kết quả thể nghiệm tổng hợp Số lƣợng sinh viên Giỏi Khá Trung bình

Yếu Giỏi Khá Trung bình Yếu 138 15

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập chữa lỗi câu cho sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế kĩ thuật Hải Dương theo quan điểm giao tiếp (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)