Câu trong hoạt động giao tiếp

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập chữa lỗi câu cho sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế kĩ thuật Hải Dương theo quan điểm giao tiếp (Trang 34)

7. Bố cục của luận văn

1.1.2. Câu trong hoạt động giao tiếp

1.1.2.1. Chức năng hành chức của câu

Câu là một trong những đơn vị của hệ thống ngôn ngữ. Khác với những đơn vị nhƣ: âm vị, hình vị, từ đến câu ngƣời ta bắt đầu thực hiện chức năng thông báo của ngôn ngữ. Trong hệ thống ngôn ngữ, câu tồn tại với tƣ cách là những mô hình khái quát trong đầu óc của ngƣời bản ngữ. Tuy nhiên, muốn thực hiện đƣợc chức năng là công cụ của tƣ duy và là một trong những phƣơng tiện giao tiếp quan trọng nhất của con ngƣời thì các mô hình câu phải đƣợc hiện thực hoá một cách cụ thể trong lời nói. Câu đi vào trong lời nói sẽ mang theo một số đặc trƣng mới cần đƣợc quan tâm về cả ý lẫn lời.

Về ý câu, mỗi lời nói đều nhằm hƣớng về việc hoàn thành một mục đích giao tiếp. Muốn vậy, chúng cần phải chứa đựng nội dung nhất định về một chủ đề nào đấy. Đơn vị bé nhất có thể biểu hiện đƣợc một ý đó là câu trong lời nói. Mỗi câu phải truyền đạt một ý nhất định trong hệ thống chung của chỉnh thể lời nói. Nhƣ vậy, muốn xác định đƣợc ý của một câu cụ thể ta cần xem xét nó trong mối quan hệ với các câu khác.

Trong khi viết và nói, ngƣời ta không chỉ dùng câu để truyền đạt và thông báo một hiện thực khách quan mà còn lồng vào đó sự đánh giá, thái độ, tình cảm, nhận xét… đƣợc nêu trong một câu cụ thể cũng phải thống nhất

35

phản ánh khuynh hƣớng của toàn bộ văn bản. Ý gắn liền vời lời, muốn nêu đƣợc ý phải chọn lời thích hợp.

Câu là đơn vị ngôn ngữ dùng để thực hiện chức năng tƣ duy và giao tiếp.Trƣớc đây câu mới chỉ đƣợc nghiên cứu ở phƣơng diện ngữ pháp (tức là ở mặt cấu trúc câu), còn mặt sử dụng của câu chƣa đƣợc đề cập một cách thoả đáng. Do đó, chƣa có đƣợc những hiểu biết cần thiết trong việc sử dụng hữu hiệu ngôn ngữ vào cuộc sống. Trong vòng mấy chục năm trở lại đây, câu đƣợc nghiên cứu ở cả phƣơng diện sử dụng, phƣơng diện hành chức.

Xem xét câu ở phƣơng diện sử dụng tức là xem xét câu trong hiện thực giao tiếp, trong trạng thái sống động, linh hoạt vốn có của nó – tức là xem xét câu ở chức năng hành chức. Đây là việc làm đang đƣợc giới nghiên cứu ủng hộ và quan tâm.

Xét câu ở bình diện sử dụng tức là nghiên cứu mối quan hệ giữa câu với ngƣời sử dụng, giữa câu với việc sử dụng câu trong một tình huống giao tiếp cụ thể nhằm phát hiện ra ý nghĩa của câu trong tình huống cụ thể mà ở nghĩa câu chữ (nghĩa tƣờng minh) không phản ánh đƣợc. Ý nghĩa không bộc lộ trực tiếp qua câu chữ gọi là nghĩa ngữ dụng (nghĩa hàm ẩn). Nhƣ vậy, muốn tìm hiểu nghĩa ngữ dụng phải đặt nó vào tình huống giao tiếp cụ thể. Bởi vì chỉ ở đó quan hệ, thái độ, dụng ý của ngƣời nói và ngƣời nghe mới đƣợc bộc lộ hết. Các nhân tố đó sẽ là cơ sở giúp ngƣời nghe hiểu đúng ý nghĩa ngữ dụng của câu.

Để chứng minh nghĩa ngữ dụng của câu phụ thuộc vào ngữ cảnh, xin dẫn chứng ví dụ sau:

36

Trong câu trên, khi xem xét về mặt cấu tạo thì đây là câu đơn. Nhƣng xét ở bình diện nghĩa thì đây là câu có hành vi khẳng định và nội dung khẳng định ở đây là: Hôm nay là ngày chủ nhật. Đây là thông tin mà câu chữ của câu thể hiện. Và nếu xét ở dạng cô lập, tách khỏi ngữ cảnh thì hiển nhiên nó chƣa có nghĩa ngữ dụng.

Câu trên đƣợc đặt vào trong những ngữ cảnh khác nhau, nó sẽ có những nghĩa ngữ dụng khác nhau, chẳng hạn:

Ngữ cảnh 1: Mẹ hỏi con gái: Mẹ: Con gái ơi, dậy đi thôi!

Con gái: Mẹ ơi! Hôm nay là chủ nhật mà mẹ.

Trong ngữ cảnh trên, câu “Hôm nay là chủ nhật” biểu hiện hành vi yêu cầu. Hành vi yêu cầu này không đƣợc thực hiện bằng câu chữ nhƣng ngƣời mẹ vẫn có thể hiểu đƣợc đó là: Mẹ đừng gọi con dậy, để con ngủ thêm chút nữa vì hôm nay là chủ nhật con đƣợc nghỉ học.

Ngữ cảnh 2: Ở một gia đình, ngày chủ nhật bố mẹ thường cho con đi chơi.

Con gái: Mẹ ơi hôm nay là chủ nhật đấy!

Mẹ: Vậy hôm nay con thích được đi chơi ở đâu?

Trong ngữ cảnh này, ta thấy câu trả lời của ngƣời mẹ dƣờng nhƣ không ăn nhập gì với câu nói của ngƣời con. Ở ngữ cảnh này cho phép ngƣời ta hiểu rằng câu nói của ngƣời con: Hôm nay là chủ nhật biểu thị hành vi nhắc nhở, gợi ý mẹ.

37

Nhƣ vậy, trong những ngữ cảnh khác nhau thì nghĩa ngữ dụng cũng khác nhau.Nghĩa ngữ dụng phụ thuộc vào ngữ cảnh nhất định. Và vì lệ thuộc vào ngữ cảnh nên nghĩa ngữ dụng của câu mơ hồ, khó xác định hơn so với sự việc của câu. Bởi thế, khi xác định nghĩa ngữ dụng của câu ta phải đặt câu vào trong ngữ cảnh nhất định. Cùng một hình thức câu nhƣng ở những ngữ cảnh khác nhau thì nó diễn đạt những nghĩa ngữ dụng khác nhau.

Tóm lại, trong hoạt động giao tiếp, câu luôn có sự biến đổi đa dạng. Trong dạy học, giáo viên cần phải đặt câu trong những ngữ cảnh giao tiếp cụ thể, trong những tình huống giao tiếp nhất định. Có nhƣ vậy mới nắm đƣợc các bình diện của câu (bình diện ngữ pháp, bình diện ngữ nghĩa, bình diện ngữ dụng).

Vì vậy, khi viết hoặc nói chúng ta đặc biệt chú ý đến sắc thái phong cách của câu. Và việc xem xét câu trong hoạt động giao tiếp cũng là một trong những cơ sở lí luận để chúng tôi tìm hiểu các dạng lỗi của câu và đề xuất cách chữa lỗi câu theo quan điểm giao tiếp cho sinh viên Trƣờng Cao đẳng Kinh tế Kĩ thuật Hải Dƣơng nơi tôi đang giảng dạy bộ môn Tiếng Việt thực hành.

Hoạt động giao tiếp và sự chi phối của các nhân tố giao tiếp

Cùng với lao động, ngôn ngữ là một trong những yếu tố quyết định quá trình phát triển lịch sử của loài ngƣời và sự phát triển của mỗi cá nhân. Nhờ có ngôn ngữ mà con ngƣời thiết lập đƣợc sự giao tiếp xã hội với nhau. Ngôn ngữ trở thành phƣơng tiện giao tiếp xã hội quan trọng và có hiệu quả nhất, giúp con ngƣời có thể bộc lộ và trao đổi với nhau mọi tƣ tƣởng, tình cảm cũng nhƣ những kinh nghiệm sống.

38

Giao tiếp là nhu cầu và điều kiện tất yếu, không thể thiếu đƣợc của cuộc sống con ngƣời. Thông qua giao tiếp, con ngƣời tham gia vào các quan hệ xã hội với toàn cộng đồng; bằng giao tiếp con ngƣời tiếp thu nền văn hoá xã hội và biến nó thành của riêng mình. Cũng chính nhờ hoạt động giao tiếp, con ngƣời biết đƣợc giá trị xã hội của ngƣời khác và của bản thân.Trên cơ sở đó tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực xã hội. Và hơn nữa, giao tiếp không chỉ quan trọng đối với cuộc sống của con ngƣời, với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài ngƣời nói chung mà còn ảnh hƣởng lớn đến hành vi nhân cách của cá nhân trong cộng đồng.

Với tất cả những ý nghĩa trên, vấn đề giao tiếp đã đƣợc con ngƣời chú ý nghiên cứu từ thời Hy Lạp cổ đại. Nhƣng nhìn chung, trƣớc thế kỉ XIX vấn đề giao tiếp chƣa đƣợc nghiên cứu một cách sâu sắc. Giao tiếp chỉ đƣợc một số nhà triết học nhắc đến nhƣ là sự phản ánh mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời. Đến thế kỉ XIX, giao tiếp đƣợc đánh giá có tầm quan trọng đặc biệt trong sự hình thành, phát triển bản chất xã hội của con ngƣời. Sang thế kỉ XX, giao tiếp đã trở thành một vấn đề thời sự trong khoa học, đƣợc nhiều nhà triết học, tâm lí học, xã hội học quan tâm.

Về định nghĩa giao tiếp cho tới nay các nhà nghiên cứu đã đƣa ra khá nhiều khái niệm,quan niệm khác nhau tuỳ theo phạm vi, lĩnh vực mà mình nghiên cứu (y học, tâm lí học, xã hội học, kinh doanh…). Trong từ điển Tiếng Việt, khái niệm này đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Giao tiếp là trao đổi tiếp xúc với nhau. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp”[38].

Trong ngôn ngữ học, giao tiếp là đối tƣợng nghiên cứu của bộ môn ngôn ngữ học khá mới mẻ là Ngữ dụng học nên cũng xuất hiện khá nhiều quan niệm và khái niệm giao tiếp.

39

Hoạt động giao tiếp đƣợc nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau nên có nhiều quan điểm đƣợc đƣa ra khi định nghĩa về giao tiếp: “Khi có ít nhất hai ngƣời gặp nhau và bày tỏ với nhau về một điều gì đấy nhƣ nỗi buồn, niềm vui, ý muốn, hành động hay nhận xét nào đấy về sự vật xung quanh họ thì giữa họ diễn ra hoạt động giao tiếp” [2].

“Giao tiếp là một hoạt động xảy ra khi có chủ thể phát tin, sử dụng một tín hiệu để truyền đến cho chủ thể nhận tin một nội dung nào đó. Nội dung đƣợc truyền đạt nhằm cung cấp những thông tin (hiểu biết) cho ngƣời nghe hoặc bày tỏ thái độ tình cảm của ngƣời nói cho ngƣời nghe hoặc tạo lập, duy trì quan hệ giữa ngƣời nói và ngƣời nghe”. [2].

Mặc dù có nhiều quan niệm về giao tiếp nhƣng tựu chung lại thì vấn đề cốt lõi của các định nghĩa đó là: Giao tiếp là hoạt động tiếp xúc, trao đổi giữa con ngƣời với con ngƣời trong xã hội nhằm truyền đạt cho nhau những nhận thức, những tƣ tƣởng hoặc nhằm bày tỏ chia sẻ những tình cảm thái độ… đối với nhau cũng nhƣ đối với các sự vật, hiện tƣợng trong thực tế khách quan.

Ở luận văn này, chúng tôi sử dụng quan niệm giao tiếp của Giáo sƣ Đỗ Hữu Châu – một quan niệm đã phản ánh đƣợc những phƣơng diện cốt lõi nhất của giao tiếp bằng ngôn ngữ. Trong cuốn giáo trình Cơ sở ngữ nghĩa học, Giáo sƣ viết: “Giao tiếp là một quá trình trao đổi thông tin (bao gồm cả tri thức, tình cảm, thái độ, ƣớc muốn, hành động…) giữa nhất hai chủ thể giao tiếp diễn ra trong một ngữ cảnh và một tình huống nhất định bằng một hệ thống tín hiệu nhất định” [10].

Điều kiện đầu tiên đảm bảo cho một cuộc giao tiếp diễn ra bình thƣờng là phải có ít nhất hai đối tƣợng tham gia: một là đóng vai trò ngƣời nói và một

40

đóng vai trò ngƣời nghe. Hai vai này sẽ luân phiên thay đổi cho nhau trong suốt quá trình giao tiếp, họ phải sử dụng ngôn ngữ làm phƣơng tiện giao tiếp chính, cùng chịu sự chi phối của hoàn cảnh và nội dung giao tiếp để hƣớng tới mục đích đã đề ra.

Bất cứ một cuộc giao tiếp nào cũng nhằm đạt tới mục đích nhất định. Đích đó gọi là đích tác động bao gồm ba loại: đích tác động tới nhận thức (nhằm tạo ra sự biến đổi về nhận thức); và đích tác động tới tình cảm (nhằm tạo sự biến đổi về tình cảm) và đích tác động tới hành động (nhằm thúc đẩy hành động theo hƣớng ngƣời nói mong muốn). Hiệu quả của cuộc giao tiếp đƣợc đánh giá tuỳ thuộc vào những ngƣời tham gia giao tiếp đã đạt đƣợc những mục đích giao tiếp nào. Giao tiếp đạt đƣợc hiệu quả cao nhất là các mục đích trên đạt đƣợc ở mức tối đa.

Nhƣ vậy, giao tiếp bằng ngôn ngữ là việc con ngƣời thông báo trao đổi cho nhau những tin tức nào đó, bộc lộ chia sẻ với nhau những tình cảm nào đó bằng ngôn ngữ. Sản phẩm của việc giao tiếp bằng ngôn ngữ chính là những ngôn bản (những lời nói) tồn tại ở cả hai dạng: dạng âm thanh và dạng chữ viết.

Quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ bao gồm hai hoạt động cơ bản: hoạt động sản sinh (tạo lập) lời nói và hoạt động lĩnh hội (tiếp nhận lời nói). Quá trình này có thể đƣợc mô tả nhƣ sau: Ngƣời nói, khi đã chuẩn bị đƣợc nội dung nói (là những thông tin, những tƣ tƣởng…) còn nằm trong suy nghĩ thuộc lình vực tinh thần. Để ngƣời nghe tiếp nhận đƣợc, ngƣời nói phải chuyển nội dung đang thuộc lĩnh vực tinh thần đó thành nội dung mang tính thể chất thông qua ngôn ngữ. Đó chính là quá trình mã hoá ngôn ngữ để tạo thành lời nói bằng cách nói miệng hoặc viết ra giấy (hay còn gọi là hoạt động sản sinh lời nói).

41

Về phía ngƣời nghe, quá trình giao tiếp lại bắt đầu bằng việc tiếp xúc với các yếu tố ngôn ngữ do ngƣời nói phát ra. Khi tiếp nhận các yếu tố ngôn này, ngƣời nghe phải tìm cách luận giải chúng bằng cách đọc hoặc nghe kết hợp với kĩ năng tƣ duy của bản thân để hiểu đƣợc nội dung của âm thanh, ngữ điệu, ngữ nghĩa… chứa đựng những yếu tố ngôn ngữ đó.

Đây chính là quá trình giải mã ngôn ngữ (hay còn gọi là hoạt động lĩnh hội lời nói). Kết thúc một hoạt động sản sinh (tạo lập) lời nói là một hoạt động lĩnh hội (tiếp nhận) lời nói là kết thúc một quá trình giao tiếp. Nhƣ vậy, hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ liên quan đến cả bốn kĩ năng sử dụng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết. Đây chính là cơ sở cho việc dạy tiếng Việt ở các cấp học sau này.

Khi nói đến giao tiếp ngƣời ta thƣờng nói chức năng, nhiệm vụ mà giao tiếp phải đảm nhiệm trong đời sống xã hội, đó là bốn chức năng cụ thể nhƣ sau:

- Chức năng thông tin (thông báo): Con ngƣời sử dụng ngôn ngữ nhằm truyền đạt, trao đổi với nhau những tin tức này thƣờng mang tính tri thức khoa học để nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức của con ngƣời. Nhƣ vậy có nghĩa là họ đã thực hiện đƣợc chức năng thông báo của giao tiếp. Đây là chức năng chính của giao tiếp.

- Chức năng tự biểu hiện: Qua giao tiếp con ngƣời có thể tự bộc lộ bản thân mình về các mặt nhƣ: trình độ, sở thích, tình cảm cảm xúc, trạng thái sức khoẻ, nguyện vọng mong muốn, năng khiếu, sự hiểu biết…đối với các sự vật, hiện tƣợng hoặc một vấn đề nào đó mà họ quan tâm. Tất cả những điều đó thể hiện trong lời nói của họ khi giao tiếp.

42

- Chức năng tạo lập quan hệ: Bên cạnh việc thông báo tin tức hoặc bộc lộ thái độ tình cảm với nhau, hoạt động giao tiếp còn giúp tạo lập nên những mối quan hệ tốt đẹp giữa những nhân vật tham gia giao tiếp (ví dụ: chào hỏi xã giao khi gặp nhau, xin lỗi khi mắc lỗi…). Tuy nhiên, chức năng này cũng bao gồm cả chức năng phá vỡ quan hệ.

- Chức năng giải trí: Trong cuộc sống, có những lúc con ngƣời phải làm việc, học tập vất vả, mệt mỏi làm cho tinh thần căng thẳng, áp lực. Những lúc nhƣ thế, họ rất cần đƣợc nghỉ ngơi, thƣ giãn. Hoạt động giao tiếp với những câu chuyện hài hƣớc, những lời đùa vui… lúc này sẽ là liều thuốc hiệu nghiệm xua tan những mệt mỏi, căng thẳng làm cho con ngƣời thấy vui tƣơi, thoải mái và tự tin hơn để tiếp tục trở lại công việc. Chức năng giao tiếp này có ý nghĩa rất tích cực trong đời sống hiện đại, khẩn trƣơng và phức tạp nhƣ ngày nay.

Những chức năng giao tiếp trên đây sẽ giúp mỗi chúng ta có cơ sở để tiến hành một cuộc giao tiếp trong cuộc sống cũng nhƣ trong dạy học đạt đƣợc mục đích đề ra, đồng thời nó cũng giúp giáo viên đánh giá kết quả của những ngôn bản nói – viết mà học sinh tạo ra trong quá trình học tập giao tiếp một cách đầy đủ, toàn diện hơn và chính xác hơn.

Khi dạy câu, chúng ta cần chú ý đến cơ sở lí thuyết giao tiếp bằng ngôn ngữ, chú ý đến vai trò của câu trong hoạt động giao tiếp và sự chi phối của các nhân tố tham gia vào quá trình giao tiếp với việc sử dụng câu. Khi nói: “Câu là đơn vị giao tiếp tự nhiên nhất” [17] tác giả muốn nhấn mạnh đến quan điểm thực hành, đến hƣớng nghiên cứu ngôn ngữ theo định hƣớng giao tiếp. Việc lấy câu làm đơn vị trung tâm, làm trục xuyên suốt trong chƣơng trình Tiếng Việt.Vậy câu phải đƣợc sử dụng nhƣ thế nào và câu có vai trò gì

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập chữa lỗi câu cho sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế kĩ thuật Hải Dương theo quan điểm giao tiếp (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)