Mối quan hệ giữa các yếu tố của quá trình dạy học

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập chữa lỗi câu cho sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế kĩ thuật Hải Dương theo quan điểm giao tiếp (Trang 54)

7. Bố cục của luận văn

1.2.1. Mối quan hệ giữa các yếu tố của quá trình dạy học

Trong lịch sử phát triển của giáo dục, dạy học tồn tại nhƣ một hiện tƣợng xã hội đặc biệt, một quá trình hoạt động phối hợp giữa ngƣời dạy và ngƣời học, nhờ đó mỗi cá nhân có thể làm phong phú vốn học vấn của mình bằng kho tàng trí tuệ của nhân loại thông qua quá trình dạy học. Quá trình dạy học tiếng Việt cũng không nằm ngoài quá trình dạy học chung đó.

Theo quan điểm của của lí luận dạy học hiện đại, quá trình dạy học tồn tại với tƣ cách là một hệ thống phức hợp, đƣợc cấu trúc bởi nhiều yếu tố trong đó ta không thể không nói đến những yếu tố: ngƣời dạy, ngƣời học, nội dung dạy học…

Ngƣời dạy là chủ thể của hoạt động dạy học, giữ vai trò chủ đạo của quá trình dạy học. Ngƣời dạy với hoạt động dạy có vai trò là ngƣời tổ chức, điều khiển, lãnh đạo hoạt động của ngƣời học đảm bảo cho ngƣời học thực hiện đầy đủ và có chất lƣợng cao những yêu cầu đã đƣợc quy định phù hợp với mục tiêu dạy học. Ngƣời dạy là ngƣời tổ chức cho ngƣời học biết cách hành động và hợp tác với thầy, với các bạn để tự mình khám phá ra chân lí là hình thành và phát triển nhân cách con ngƣời: biết tự chủ, năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn.

55

Ngƣời học – nhân vật trung tâm của quá trình dạy học, một mặt là đối tƣợng của hoạt động dạy, mặt khác là chủ thể của hoạt động nhận thức. Trong quá trình dạy học, ngƣời học có vai trò là một chủ thể, một nhân cách, một cá thể tiếp nhận sáng tạo. Ngƣời học không chỉ tiếp thu một cách thụ động bài giảng của thầy giáo mà ngƣời học phải chủ động chủ động tìm tòi, khám phá tri thức đó. Nghĩa là ngƣời học phải tự mình tìm ra “cái chƣa biết”, “cái cần khám phá”, tự mình tìm ra tri thức, chân lí.

Nội dung dạy học chính là những tri thức đƣợc thể hiện trong chƣơng trình, cụ thể ở trong sách giáo khoa, giáo trình. Trong quá trình dạy học, nội dung dạy học tạo nên nội dung cơ bản cho hoạt động giảng dạy của thầy và hoạt động học tập của trò. Đồng thời, nội dung dạy học quy định việc lựa chọn và vận dụng phối hợp các phƣơng pháp, phƣơng tiện dạy học. Vì lẽ đó, nghệ thuật sƣ phạm của ngƣời giáo viên thể hiện ở chỗ biết kịp thời phát hiện mâu thuẫn, biết lựa chọn nội dung, cải tiến hình thức tổ chức dạy học làm cho nội dung và hình thức tổ chức dạy học thống nhất, phù hợp nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả dạy học.

Trong những yếu tố trên đây, giáo viên với hoạt động dạy, học sinh với hoạt động học là những yếu tố trung tâm, cơ bản nhất của quá trình dạy học. Bởi lẽ, các nhân tố này đặc trƣng cho tính hai mặt của quá trình dạy học. Nếu nhƣ không có thầy và trò, không có hoạt động dạy và hoạt động học thì sẽ không có quá trình dạy học. Mặt khác, các yếu tố mục đích, nhiệm vụ dạy học, nội dung, phƣơng pháp, phƣơng tiện… chỉ có thể phát huy đƣợc tác động tích cực nếu nhƣ chúng thông qua sự vận động và phát triển của yếu tố thầy với hoạt động dạy và yếu tố trò với hoạt động học.

Vậy để đạt đƣợc hiệu quả dạy học tối ƣu cần kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố trên của quá trình dạy học. Các yếu tố này không tồn tại biệt lập

56

với nhau mà chúng có quan hệ tác động qua lại một cách biện chứng với nhau trong quá trình dạy học.

1.2.2. Vai trò của hệ thống bài tập tiếng Việt trong việc rèn luyện kĩ năng thực hành

Bài tập tiếng Việt đƣợc coi nhƣ là một trong những đơn vị nội dung định hƣớng cho việc dạy học tiếng Việt. Thông qua việc thiết kế bài tập tiếng Việt và hƣớng dẫn ngƣời học làm bài tập của giáo viên, thông qua quá trình làm bài tập của sinh viên, giáo viên có thể kiểm tra kết quả hoạt động dạy của mình, sinh viên củng cố đƣợc những tri thức tiếng Việt vừa tiếp nhận và nắm vững các kĩ năng sử dụng tiếng Việt. Ngày nay, khi khoa học và xã hội đã xác định ngôn ngữ là phƣơng tiện giao tiếp “trọng yếu nhất của xã hội loài ngƣời” thì việc dạy học tiếng Việt nói chung và Tiếng Việt thực hành nói riêng càng gắn bó chặt chẽ với mục đích là hình thành và nâng cao khả năng giao tiếp chosinh viên. Điều này không chỉ còn là mục đích mà đã trở thành phƣơng thức để dạy học tiếng Việt. Việc dạy học tiếng Việt phải quán triệt nguyên tắc hƣớng vào hoạt động giao tiếp và do đó khi thiết kế bài tập tiếng Việt cũng cần phải có những định hƣớng cụ thể, nhất định dƣới ánh sáng của lý thuyết hoạt động giao tiếp, theo phƣơng pháp giao tiếp.

Khi thiết kế bài tập tiếng Việt, cần phải xác định đƣợc mục đích: xây dựng hệ thống bài tập tiếng Việt để làm gì? Hiện nay hầu hết hệ thống bài tập tiếng Việt ở các sách giáo khoa Ngữ Văn chƣơng trình phổ thông, ở giáo trình Tiếng Việt thực hành dạy ở các trƣờng chuyên nghiệp chủ yếu đƣợc dùng để minh họa lý thuyết về tiếng Việt mà học sinh, sinh viên vừa học. Hệ thống bài tập tiếng Việt này nặng về thực hành ngôn ngữ học mà chƣa thể hiện đƣợc rõ nét các nguyên tắc giáo dục học trong dạy học thực hành tiếng Việt. Theo quan điểm của lý thuyết hoạt động giao tiếp, hệ thống bài tập tiếng Việt đƣợc

57

xác định là phƣơng tiện thực hành nhằm tạo dựng và phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt của sinh viên. Vì vậy xuất phát từ hệ thống những kĩ năng sử dụng tiếng Việt cần hình thành cho ngƣời học để thiết kế hệ thống bài tập tiếng Việt, điều đó cũng có nghĩa là xuất phát từ bản chất của một kĩ năng cụ thể cần hình thành cho ngƣời học để thiết kế một hệ thống bài tập tiếng Việt tƣơng ứng.

Theo quan điểm dạy học tiếng Việt hƣớng vào hoạt động giao tiếp, việc thiết kế bài tập tiếng Việt phải đảm bảo phục vụ cho việc phát triển khả năng giao tiếp cho ngƣời học. Dạy học tiếng Việt sử dụng phƣơng pháp giao tiếp nhƣ là phƣơng pháp tổ chức dạy học quan trọng nhất. Phƣơng pháp giao tiếp là phƣơng pháp hƣớng dẫn ngƣời học vận dụng lý thuyết đƣợc học vào thực hiện các nhiệm vụ của quá trình giao tiếp, có chú ý đến đặc điểm và các nhân tố tham gia vào hoạt động giao tiếp. Thực hành với bài tập tiếng Việt là một khâu trọng yếu có ý nghĩa quyết định đối với việc hình thành kĩ năng sử dụng tiếng Việt và ứng dụng tiếng Việt trong đời sống của ngƣời học. Khi thiết kế bài tập tiếng Việt, không nên lấy mục đích cung cấp và củng cố các tri thức ngôn ngữ học về tiếng Việt làm cơ bản mà mục đích chính cần xác định là nhằm củng cố cho ngƣời học vốn tri thức nhất định về tiếng Việt và kĩ năng sử dụng vốn tri thức ấy trong hoạt động giao tiếp. Trên cơ sở ấy, việc thiết kế bài tập tiếng Việt cần đảm bảo những định hƣớng cụ thể dƣới ánh sáng của lý thuyết hoạt động giao tiếp nhƣ sau:

Trƣớc hết, bài tập tiếng Việt phải gắn với hoạt động giao tiếp của ngƣời học. Cần đặt bài tập tiếng Việt trong những hoạt động giao tiếp cụ thể để quan sát, thể nghiệm, đồng thời sử dụng các đơn vị ngôn ngữ trong hoạt động hành chức để xây dựng các ngôn bản trong bài tập tiếng Việt. Những hoạt động giao tiếp cụ thể có thể là những tình huống giao tiếp ngƣời học có

58

thể trực tiếp tham gia, có thể là những tình huống giao tiếp ngoài xã hội mà ngƣời học đủ khả năng nắm bắt. Lấy ví dụ trong dạy học từ ngữ tiếng Việt. Từ tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp gồm 3 bình diện: ngữ âm và cấu tạo, nghĩa của từ, và chức năng của từ. Nghĩa của từ tiếng Việt đƣợc ghi trong từ điển là những nghĩa hết sức khái quát và trừu tƣợng. Thƣờng thì nghĩa trong từ điển chỉ thể hiện đƣợc một trong ba thành phần nghĩa: nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái mà rất ít khi đảm bảo đƣợc cùng lúc cả ba thành phần nghĩa này. Dạy nghĩa của từ tiếng Việt cho ngƣời học, hƣớng dẫn ngƣời học mở rộng vốn từ không thể chỉ dạy bằng từ điển. Hệ thống bài tập tiếng Việt đặt từ trong hoạt động giao tiếp nhằm làm cụ thể các nét nghĩa của từ. Không thể đặt ra một bài tập tiếng Việt với yêu cầu: Hãy xác định nghĩa của từ

“ăn” chung chung, mà phải là từ “ăn” trong một ngữ cảnh giao tiếp cụ thể, ví dụ: ă(1): Mẹ nói với các con: “Khi ăn cơm, các con không nên cười đùa!”

ă(2): Ngƣời bán vé nói với mọi ngƣời ở cửa rạp chiếu phim: “Bộ phim này hiện đang ăn khách nhất đấy!”

ă(3)

: Thông báo: 14 giờ, tàu Hạ Long cập cảng ăn than.

Ă(4)

: Tuấn nói với Hoa: “Con gái các cậu là chúa ăn gian”.

Chỉ ở trong những tình huống cụ thể nhƣ vậy, từ tiếng Việt mới đơn nghĩa và nghĩa của từ mới có giá trị. Nghĩa của từ có giá trị là nghĩa trong hoạt động, nghĩa gắn với đặc điểm tâm lý của ngƣời phát ngôn ra từ, gắn với hiện thực khách quan và loại trừ đƣợc khả năng nhiều nghĩa của từ tiếng Việt.

Thứ hai, khi thiết kế bài tập tiếng Việt cho ngƣời học cần phải tạo đƣợc tình huống kích thích nhu cầu giao tiếp và định hƣớng giao tiếp cho họ. Khi thiết kế bài tập tiếng Việt nên đƣa ra những tình huống hấp dẫn, đƣợc ngƣời

59

học quan tâm và ham thích thảo luận, đƣa ra những tình huống giao tiếp liên quan tới những vấn đề mang tính thời sự của xã hội, của địa phƣơng. Có thể nói rằng: thiết kế một hệ thống bài tập tiếng Việt theo hƣớng giao tiếp là phải tạo ra đƣợc môi trƣờng hợp lí và hấp dẫn để học sinh giao tiếp với nhau. Ví dụ, có một bài tập tiếng Việt:

“Hãy phát hiện và phân tích những điểm yếu của một số lời quảng cáo sau:

a) Quảng cáo sữa tắm:

Da dẻ mình cũng khác nhau. Da Hạnh nhăn như da người già. Còn da Hà khô như da rắn. Bọn mình dùng D.V trong 7 ngày… Mình thấy da mềm và không khô ráp như ngày trước nữa. Da Hạnh mượt như da trẻ con. Da Hà mềm như da em bé… Không tin à? Sờ thử coi!

b) Quảng cáo cà phê sữa:

Bài hát thật hay nhưng cà phê sữa của V còn ngon hơn nhiều.

c) Quảng cáo mì ăn liền:

- Nếu có mì nào ngon hơn Kn, thì em sẽ thôi hát.

d) Quảng cáo kem đánh răng:

Kem đánh răng duy nhất, bảo vệ toàn diện, lâu dài nhất.

Đề tài quảng cáo là đề tài đƣợc xã hội quan tâm, ngôn ngữ và hình ảnh trong quảng cáo luôn tác động trực tiếp tới các giác quan của mọi ngƣời, đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh. Tuy nhiên, khi thiết kế bài tập tiếng Việt có liên quan tới những đề tài nhạy cảm, ngôn ngữ chƣa đƣợc trau chuốt, chọn lọc,

60

ngƣời thiết kế cần có định hƣớng rõ cho ngƣời học biết nên góp nhặt và học hỏi những gì và nghi ngờ, chối bỏ những gì khi tiếp cận và sử dụng những ngữ liệu có trong giao tiếp xã hội đó.

Thứ ba, trong hệ thống bài tập tiếng Việt, cần phải chỉ rõ cho ngƣời học hƣớng giao tiếp khi tiến hành áp dụng các tri thức tiếng Việt sẽ thực hành nhằm định hình trƣớc cho các em tác dụng của việc thực hiện các bài tập tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp của bản thân. Điều này có nghĩa là: với một bài tập tiếng Việt cụ thể, sau khi thực hành, các em sẽ rút ra hoặc củng cố một tri thức tiếng Việt hoặc một kĩ năng sử dụng tiếng Việt cụ thể. Tri thức, kĩ năng ấy đƣợc các em sử dụng để nói và viết. Bài tập tiếng Việt đƣợc thiết kế dƣới ánh sáng của lý thuyết hoạt động giao tiếp sẽ phải giúp các em định hƣớng đƣợc: nói (viết) với ai? Về cái gì? Trong hoàn cảnh nào? Ví dụ: thiết kế hệ thống bài tập tiếng Việt cho phần dạy học về câu đặc biệt tiếng Việt nhằm giúp cho học sinh biết cách sử dụng câu đặc biệt trong cuộc sống. Các ngữ liệu đƣợc sử dụng khi thiết kế bài tập tiếng Việt nên là các câu đặc biệt nhƣ: “Vâng ạ.”, “Dạ.”… khi nói với ngƣời lớn tuổi hơn, các câu nói đƣợc hiểu là luôn kèm theo kiểu giao tiếp có văn hóa, trong những tình huống đặc biệt (các thông báo ở sân bay, nhà ga, văn phòng, biển quảng cáo…). Các ngữ liệu phải thực tế, đảm bảo tính nghiêm túc, có văn hóa, học sinh có thể áp dụng ngay vào trong thực tiễn giao tiếp của bản thân một cách hiệu quả.

Cuối cùng, bài tập tiếng Việt cần chỉ ra những nhiệm vụ giao tiếp cụ thể để định hƣớng cho học sinh tạo lập những lời nói cụ thể. Khi thiết kế bài tập tiếng Việt cần quan tâm tới các mối quan hệ xung quanh ngƣời học, chỉ rõ cho họ nhiệm vụ và cách giao tiếp với từng đối tƣợng trong những hoàn cảnh, tình huống cụ thể. Ví dụ: Bài tập về việc tạo lập văn bản là những đoạn của một bức thƣ. Viết cho ngƣời lớn tuổi hơn, văn bản ấy đòi hỏi cần phải đảm bảo

61

những bƣớc nào, những nội dung thông tin gì. Viết cho bạn bè, văn bản ấy yêu cầu thực hiện những nhiệm vụ đó ở mức độ nào. Mặt khác, mục đích học tiếng Việt của học sinh rất cụ thể, bởi vậy, việc giúp cho ngƣời học tạo lập những ngôn bản cụ thể phục vụ cho mục đích học tiếng Việt của họ là rất cần thiết. Thiết kế bài tập tiếng Việt cần phải biết quan tâm đến điều này, bởi bản chất của tiếng Việt chỉ đƣợc thể hiện đầy đủ trong hoạt động giao tiếp, tức là trong ngôn bản với đầy đủ các mối quan hệ với các nhân tố tham gia vào hoạt động giao tiếp. Bài tập tiếng Việt phải phục vụ cho việc hiểu các ngôn bản thuộc loại chức năng ngôn ngữ nhất định mà họ quan tâm.

Tóm lại, khi thiết kế bài tập tiếng Việt theo hƣớng giao tiếp, cần chú trọng các hoạt động tạo lập, lĩnh hội, sửa chữa, biến đổi các sản phẩm của hoạt động giao tiếp… với các thao tác cụ thể nhƣ: tìm từ, phát hiện từ sai, so sánh, thay thế, chữa lỗi từ…(đối với dạy học từ ngữ), đặt câu, mở rộng câu, rút gọn câu, tách câu, ghép câu, biến đổi câu, dựng đoạn…(đối với dạy học ngữ pháp)… Cần luôn luôn ý thức rằng các hoạt động và thao tác của ngƣời học khi làm bài tập tiếng Việt đều luôn hƣớng tới việc tạo lập các sản phẩm ngôn ngữ trong giao tiếp, lĩnh hội đƣợc các sản phẩm đó và cả đánh giá chúng nữa. Thiết kế đƣợc hệ thống bài tập tiếng Việt đảm bảo định hƣớng giao tiếp góp phần gây dựng niềm hứng thú học tập tiếng Việt cho học sinh, sinh viên nâng cao hiệu quả của việc dạy học tiếng Việt trong nhà trƣờng, đồng thời “gạn đục khơi trong” ngôn ngữ giao tiếp thông thƣờng để thứ ngôn ngữ ấy khi đến với họ trong sáng nhƣ bản chất vốn có của tiếng Việt.

1.3. Cơ sở thực tiễn

Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dƣơng đƣợc nâng cấp ngày 11-01-2001 từ trƣờng Trung cấp Kinh tế Hải Dƣơng – đƣợc thành lập năm 1976 trên cơ sở sát nhập các trƣờng Tài chính, Kế hoạch, Thƣơng nghiệp, Lao

62

động tiền lƣơng. Trải qua hơn 30 năm xây dựng và trƣởng thành nhà trƣờng đã đào tạo đội ngũ cán bộ quản lí kinh tế - kĩ thuật thực hành đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng.

Năm học 2010-2011 nhà trƣờng có trên 7.500 Học sinh- Sinh viên theo

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập chữa lỗi câu cho sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế kĩ thuật Hải Dương theo quan điểm giao tiếp (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)