7. Bố cục của luận văn
3.4.2. Một vài nhận xét rút ra từ thể nghiệm
Căn cứ vào bảng thống kê, có thể nhận thấy kết quả lĩnh hội kiến thức và kĩ năng của sinh viên có sự thay đổi đáng kể giữa các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều này cho thấy định hƣớng giao tiếp trong dạy học tiếng Việt nói chung và dạy học phần câu, chữa lỗi câu nói riêng có những dấu hiệu khả quan. Sinh viên đã đƣợc rèn luyện kĩ năng giao tiếp thông qua bài học.
Qua kết quả dạy học ở lớp thực nghiệm, chúng tôi thấy nhiều em đạt điểm trung bình đã vƣơn lên đạt đƣợc điểm khá, thậm chí đạt điểm giỏi. Điều này chứng tỏ việc dạy Tiếng Việt thực hành cho sinh viên và chữa lỗi câu cho sinh viên theo quan điểm giao tiếp là một hƣớng đi đúng đắn. Qua giờ dạy học thể nghiệm, có thể thấy sinh viên học tập sôi nổi và nhiệt tình, tham gia tích cực vào các tình huống giao tiếp. Các em đã biết lựa chọn ngôn ngữ và hành vi phù hợp với tình huống giao tiếp
Mặc dù bị hạn chế bởi thời gian, số tiết phân phối trong chƣơng trình nên các dạng bài tập về chữa lỗi câu đƣợc đƣa ra làm thực nghiệm chƣa nhiều, sinh viên chƣa đƣợc thể hiện hết các thao tác giải quyết các bài tập để đánh giá hoàn chỉnh khả năng cũng nhƣ kĩ năng sử dụng câu của mình trong giao tiếp. Nhƣng với kết quả khả quan thu đƣợc qua thực nghiệm ta có thể thấy sau khi học xong những tiết thực nghiệm, sinh viên tỏ ra nắm chắc hơn mục đích, yêu cầu của từng dạng bài tập và thuần thục hơn với những thao tác xử lí, giải quyết yêu cầu của các bài tập do đó kết quả làm bài kiểm tra khá tốt. Vì vậy, chúng tôi có thể đánh giá đƣợc rằng hệ thống bài tập chữa lỗi câu theo quan điểm giao tiếp của luận văn có tác dụng tích cực tới việc hình thành cho sinh viên Trƣờng Cao đẳng Kinh tế Kĩ thuật Hải Dƣơng những kĩ năng quan trọng khi sử dụng câu trong giao tiếp nhƣ kĩ năng tạo lập và biến đổi
107
câu theo tình huống, hoàn cảnh giao tiếp, kĩ năng chữa lỗi câu… để sinh viên có thể vận dụng trong hoạt động giao tiếp của chính bản thân đạt hiệu quả. Nhƣ vậy, từ hiệu quả và kết quả khả quan thu đƣợc qua thực nghiệm, chúng tôi có thể khẳng định tính khả thi của hệ thống bài tập chữa lỗi câu theo quan điểm giao tiếp và hệ thống bài tập nàycó thể sử dụng trong thực tiễn giảng dạy môn Tiếng Việt thực hành ở Trƣờng Cao đẳng Kinh tế Kĩ thuật Hải Dƣơng.
108
KẾT LUẬN
Dạy học theo quan điểm giao tiếp là phƣơng pháp dạy học đáp ứng đƣợc những yêu cầu bức xúc của cuộc cách mạng về phƣơng pháp dạy học đang diễn ra hiện nay. Đây là phƣơng pháp dạy học tích cực lấy ngƣời học làm trung tâm, ngƣời học giữ vai trò chủ động, tích cực trong quá trình học tập. Ứng dụng dạy học theo quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt là một hƣớng đi đúng đắn, một sự chuyển đổi căn bản về chiến lƣợc dạy học trong nhà trƣờng. Mặt khác, dạy học bằng giao tiếp và thông qua giao tiếp đã góp phần vào công cuộc đổi mới phƣơng pháp dạy học tiếng Việt. Luận văn lấy đó làm cơ sở để xây dựng hệ thống bài tập chữa lỗi câu cho sinh viên trƣờng Cao đẳng Kinh tế Kĩ thuật Hải Dƣơng theo quan điểm giao tiếp.
Nhiệm vụ giảng dạy môn Tiếng Việt thực hành ở trong các trƣờng chuyên nghiệp là tiếp tục rèn luyện và hoàn thiện cho sinh viên các kĩ năng giao tiếp cần thiết để phục vụ trong hoạt động giao tiếp đời sống và công việc của các em sau này, đó là: các kĩ năng xác định mối quan hệ của các nhân tố trong quá trình giao tiếp; kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, hành vi phù hợp với tình huống giao tiếp và vai giao tiếp. Để thực hiện nhiệm vụ đó thì nhân tố đắc lực đó là các bài luyện tập tực hành. Trong phần luyện tập thực hành, chúng tôi đã xây dựng một số bài tập rèn luyện kĩ năng lĩnh hội và tạo lập câu, có chú ý tới các nhân tố giao tiếp, tình huống giao tiếp để làm sao khi thoát ly sách vở sinh viên biết vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo ngôn từ để giao tiếp có hiệu quả.
Trong hệ thống ngôn ngữ, câu là đơn vị cao nhất của tổ chức ngữ pháp, là đơn vị lớn nhất đƣợc dùng để tƣ duy và giao tiếp. Câu luôn biến đổi trong hoạt động giao tiếp. Việc hƣớng dẫn sinh viên biết vận dụng câu vào
109
trong thực tiễn một cách hiệu quả chính là giúp các em tƣ duy và giao tiếp tốt hơn.
Trong chƣơng trình môn Tiếng Việt thực hành, dạy học phần Câu đặc biệt là phần chữa lỗi câu theo quan điểm giao tiếp là một định hƣớng đúng đắn.
Tuy nhiên, để ứng dụng quan điểm dạy học này cũng còn nhiều vấn đề khó khăn. Cụ thể đối đối với môn Tiếng Việt thực hành đang đƣợc giảng dạy trong các trƣờng Cao đẳng và Đại học thì chƣơng trình và giáo trình của môn học cũng là một khó khăn. Bởi vì hầu hết giáo trình đƣợc sử dụng là theo định hƣớng về ngữ pháp, cấu trúc mà thực tế các ngành nghề cụ thể trong mỗi trƣờng lại có xu hƣớng vận dụng ngôn ngữ tiếng Việt theo một hƣớng khác nhau. Trong khi đó các trƣờng chƣa biên soạn đƣợc giáo trình riêng để phù hợp với đặc thù ngành nghề đào tạo của trƣờng mình.
Một thực tế cho thấy khi dạy học phần Câu hiện nay chỉ đơn thuần là cung cấp những tri thức lí luận khái quát về câu và quy tắc sử dụng; còn ở nội dung chữa lỗi câu thì mới chỉ tập trung nêu những lỗi câu về mặt ngữ pháp, cấu trúc mà chƣa nêu những lỗi câu xét theo quan điểm giao tiếp mà trên thực tế những lỗi câu này rất hay gặp phải trong hoạt động giao tiếp hàng ngày và đặc biệt trong các bài tập đƣa ra lại chƣa đề xuất những cách chữa các lỗi câu đó để khắc phục.
Từ thực tiễn dạy học phần câu ở Trƣờng Cao đẳng Kinh tế Kĩ thuật Hải Dƣơng chúng tôi xây dựng hệ thống bài tập chữa lỗi câu cho sinh viên theo quan điểm giao tiếp. Trên cơ sở đó, tiến hành tổ chức dạy học cụ thể cho phần Chữa lỗi câu theo quan điểm giao tiếp. Qua việc tổ chức chữa lỗi câu theo quan điểm giao tiếp và hệ thống bài tập mà chúng tối đề xuất, sinh viên
110
tiếp tục đƣợc rèn luyện và hoàn thiện kĩ năng sử dụng và tạo lập câu để vận dụng một cách hiệu quả trong giao tiếp. Ngoài ra việc xây dựng quy trình Chữa lỗi câu theo quan điểm giao tiếp đã đƣợc cụ thể hóa để giúp sinh viên giải quyết các tình huống bài tập một cách khoa học, lôgic.
Để kiểm tra tính khả thi của đề tài sau khi xây dựng bài tập về câu chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sƣ phạm. Kết quả thực nghiệm cho thấy tính khả thi của đề tài. Đề tài này có thể đƣợc sử dụng trong quá trình dạy học phần câu cho sinh viên Trƣờng Cao đẳng Kinh tế Kĩ thuật Hải Dƣơng góp phần nâng cao hơn nữa chất lƣợng dạy học môn Tiếng Việt thực hành trong nhà trƣờng.
Với đề tài nghiên cứu “Xây dựng hệ thống bài tập chữa lỗi câu cho sinh viên Trƣờng Cao đẳng Kinh tế Kĩ thuật Hải Dƣơng”, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé nâng cao chất lƣợng dạy học, đáp ứng những yêu cầu thực tiễn đặt ra trong quá trình học tập trong thời đại mới.
Mặc dù cũng đã rất cố gắng nhƣng luận văn cũng vẫn không tránh khỏi đƣợc những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận đƣợc sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
111
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê A, Bùi Minh Toán, Đỗ Việt Hùng. Tiếng Việt thực hành, NXB Giáo dục, 2004.
2. Lê A, Chuyên đề lí thuyết giao tiếp và việc tổ chức giảng dạy tiếng Việt trong nhà trƣờng phổ thông.
3. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán. Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt, NXB Giáo dục, H, 2001.
4. Hoàng Anh (chủ biên), Phạm Văn Thấu. Tiếng Việt thực hành, NXB Lý luận chính trị, 2005.
5. Hoàng Anh, Ngô Công Hoàn. Giao tiếp sƣ phạm (Giáo trình đào tạo giáo viên Trung học cơ sở), NXB Giáo dục, 1999.
6. Diệp Quang Ban (chủ biên), Hoàng Dân. Ngữ pháp Tiếng Việt (sách CĐSP), NXB Giáo dục, 2000
7. Diệp Quang Ban. Cú pháp và việc ứng dụng ngữ pháp Tiếng Việt, TC Ngôn ngữ, số 2.2002.
8. Diệp Quang Ban. Ngữ pháp Tiếng Việt, tập 2, NXB Giáo dục, 2001. 9. Diệp Quang Ban. Những vấn đề trong nội dung sách Tiếng Việt 11, (Tài
liệu bồi dƣỡng giáo viên), NXB ĐHSP, 1991.
10. Đỗ Hữu Châu. Cơ sở ngữ nghĩa học, NXBGD, HN, 1998.
11. Đỗ Hữu Châu. Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009.
12. Nguyễn Thùy Dung. “Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện về câu tiếng Việt theo cấu tạo ngữ pháp cho sinh viên Trƣờng Đại học Tây Bắc”, Luận văn thạc sĩ, ĐHSPHN, 2003.
13. Nguyễn Thị Diễm, Lê Quang Sơn. Đặc điểm giao tiếp của sinh viên Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Quảng Trị, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đà Nẵng số 2/2008.
112
14. Hữu Đạt. Tiếng Việt thực hành, NXBGD, 1997.
15. Hồ Ngọc Đại. Tâm lí học dạy học, NXBGD, Hà Nội, 1997.
16. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết. Dẫn luận ngôn ngữ học, NXB Giáo dục, 2005.
17. Nguyễn Thiện Giáp. Dụng học Việt ngữ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004.
18. Lê Thị Bích Hồng. “Xây dựng tình huống giao tiếp trong dạy học bài “Nghĩa của câu” ở trƣờng trung học phổ thông”, Luận văn thạc sĩ, ĐHSPHN, 2007.
19. Học viện hành chính Quốc gia, Khoa Văn bản và Công nghệ hành chính. Giáo trình Tiếng Việt thực hành, NXB Giáo dục, 2005.
20. Học viện Khoa học quân sự. Giáo trình Dẫn luận ngôn ngữ, (Lƣu hành nội bộ), Hà Nội, 2002.
21. Học viện Khoa học quân sự. Giáo trình ngôn ngữ học đối chiếu, (Lƣu hành nội bộ), Hà Nội, 2006.
22. Học viện Khoa học quân sự. Giáo trình Tiếng Việt thực hành, Hà Nội 1999.
23. Học viện Khoa học quân sự. Tài liệu dạy học môn Khoa học giao tiếp, (Lƣu hành nội bộ), Hà Nội, 2007.
24. Đinh Trọng Lạc. Phong cách học Tiếng Việt, NXB ĐHQGHN, 1997. 25. Đinh Trọng Lạc. 300 bài tập phong cách học Tiếng Việt, NXBGD, 1999. 26. Trần Thị Lƣơng. Câu tiếng Việt, NXBĐHSP, 2006.
27. Bùi Minh Toán. Quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt, TC Nghiên cứu giáo dục, số 11/ 1992.
28. Nguyễn Kim Thản – Hồ Lê – Lê Xuân Thại – Hồng Dân. Nói và viết đúng Tiếng Việt, NXB Khoa học, 1967.
29. Nguyễn Thị Thìn. Câu tiếng Việt và nội dung dạy học câu ở trƣờng phổ thông, NXB Đại học Quốc gia, 2003
113
30. Đinh Văn Thuận. “Tổ chức chữa lỗi câu trong bài làm văn cho học sinh Trung học cơ sở”, Luận văn thạc sĩ, ĐHSPHN, 2006.
31. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Nguyễn Văn Hiệp. Tiếng Việt thực hành, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,1997.
32. Phạm Hà Thƣơng. “Chữa lỗi câu cho học sinh trung học phổ thông theo quan điểm giao tiếp”, Luận văn thạc sĩ, ĐHSPHN, 2008.
33. Trần Ngọc Thêm. Hệ thống liên kết văn bản Tiếng Việt, NXB Giáo dục, 2002.
34. Trƣờng Đại học Quản lí và Công nghệ Hà Nội. Kĩ năng giao tiếp và đàm phán kinh doanh (Lƣu hành nội bộ), 2007
35. Trƣờng Đại học Quản lí và Công nghệ Hà Nội. Kĩ năng thuyết trình và xử lí văn bản (Lƣu hành nội bộ), 2008
36. Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam – Viện ngôn ngữ học. Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt (2 tập), NXB KHXH, 1981.
37. Nguyễn Văn Sơn. “Lỗi liên kết câu của học sinh THCS Lào Cai – các dạng lỗi và cách chữa”, Luận văn thạc sĩ, ĐHSPHN, 2004,
38. Viện ngôn ngữ học. Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2006.
114
Phụ lục 1
GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM
CHỮA LỖI CÂU THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP
A. Mục tiêu bài học:
- Giúp sinh viên nhận thức đƣợc ngoài các lỗi câu cơ bản nhƣ lỗi về ngữ pháp, về ngữ nghĩa, về dấu câu thì câu còn có lỗi trong hoạt động giao tiếp.
- Hình thành kĩ năng phân tích, phát hiện các lỗi câu trong giao tiếp và biết sửa lại cho đúng, cho phù hợp với thực tế, hoàn cảnh giao tiếp để đạt hiệu quả cao nhất.
- Nắm đƣợc biểu hiện của câu trong hoạt động hành chức và sự chi phối của các nhân tố giao tiếp tới việc sử dụng câu tiếng Việt.
- Hình thành kĩ năng tạo lập và sử dụng câu một cách hiệu quả trong giao tiếp ở cả dạng viết và dạng nói.
B. Phƣơng tiện thực hiện:
- Giáo trình môn Tiếng Việt thực hành - Bài giảng môn Tiếng Việt thực hành - Các tài liệu tham khảo
C. Cách thức tiến hành:
Giáo viên khái quát lại ngIn gọn lí thuyết về giao tiếp và câu trong hoạt động giao tiếp và các nhân tố chi phối tới quá trình tạo câu trong giao tiếp
115
- Giáo viên đƣa ra các bài tập về chữa lỗi câu theo quan điểm giao tiếp, yêu cầu sinh viên giải bài tập và nhận xét cách giải bài tập của sinh viên.
- Giáo viên kết luận về vai trò của việc tạo những câu đúng, câu hay khi tham gia vào hoạt động giao tiếp.
D. Tiến trình dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài mới:
Trong chƣơng trình học Tiếng Việt ở các cấp học dƣới, các em đã đƣợc biết những lỗi sai cơ bản về câu nhƣ câu sai về ngữ pháp, về liên kết chủ đề, về dấu câu nhƣng qua quá trình nghiên cứu từ trong hoạt động thực tiễn thì chúng ta còn nhận thấy rằng khi câu đƣợc đƣa vào sử dụng trong hoạt động giao tiếp thì biểu hiện những lỗi và ảnh hƣởng đến hiệu qủa của quá trình giao tiếp. Vì vậy trong bài học ngày hôm nay, cô và các em cùng nhau tìm hiểu những lỗi sai về câu trong hoạt động giao tiếp hay xét theo quan điểm giao tiếp và cùng nhau tìm cách khắc phục để nâng cao hiệu quả giao tiếp của bản thân.
E. Nội dung bài dạy:
1. Câu trong hoạt động giao tiếp:
Câu là đơn vị ngôn ngữ dùng để thực hiện chức năng tƣ duy và giao tiếp.Trƣớc đây câu mới chỉ đƣợc nghiên cứu ở phƣơng diện ngữ pháp (tức là ở mặt cấu trúc câu), còn mặt sử dụng của câu chƣa đƣợc đề cập một cách thoả đáng. Do đó chƣa có đƣợc những hiểu biết cần thiết trong việc sử dụng hữu
116
hiệu ngôn ngữ vào cuộc sống. Trong vòng mấy chục năm trở lại đây, câu đƣợc
Xét câu ở bình diện sử dụng tức là nghiên cứu mối quan hệ giữa câu với ngƣời sử dụng, giữa câu với việc sử dụng câu trong một tình huống giao tiếp cụ thể nhằm phát hiện ra ý nghĩa của câu trong tình huống cụ thể mà ở nghĩa câu chữ (nghĩa tƣờng minh) không phản ánh đƣợc. Ý nghĩa không bộc lộ trực tiếp qua câu chữ gọi là nghĩa ngữ dụng (nghĩa hàm ẩn). Nhƣ vậy muốn tìm hiểu nghĩa ngữ dụng phải đặt nó vào tình huống giao tiếp cụ thể. Bởi vì chỉ ở đó quan hệ, thái độ, dụng ý của ngƣời nói và ngƣời nghe mới đƣợc bộc lộ hết. Các nhân tố đó sẽ là cơ sở giúp ngƣời nghe hiểu đúng ý nghĩa ngữ dụng của câu.
Khi dạy câu chúng ta cần chú ý đến cơ sở lí thuyết giao tiếp bằng ngôn ngữ, chú ý đến vai trò của câu trong hoạt động giao tiếp và sự chi phối của các nhân tố tham gia vào quá trình giao tiếp với việc sử dụng câu. Các nhân tố tham gia vào quá trình giao tiếp đó là: Mục đích giao tiếp; Nhân vật giao tiếp; Hoàn cảnh giao tiếp; Nội dung giao tiếp…và những nhân tố này sẽ ảnh hƣởng trực tiếp tới quá trình tạo câu.
2. Những lỗi câu xét theo quan điểm giao tiếp và cách chữa: