Hệ thống bài tập

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập chữa lỗi câu cho sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế kĩ thuật Hải Dương theo quan điểm giao tiếp (Trang 79)

7. Bố cục của luận văn

2.3.2. Hệ thống bài tập

Xuất phát từ những căn cứ trên chúng tôi xây dựng một số dạng bài tập chữa lỗi câu theo quan điểm giao tiếp để nhằm rèn luyện kĩ năng chữa lỗi câu cho sinh viên:

- Bài tập chữa lỗi câu cho phù hợp với mục đích giao tiếp - Bài tập chữa lỗi câu cho phù hợp với nhân vật giao tiếp - Bài tập chữa lỗi câu cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp - Bài tập chữa lỗi câu cho phù hợp với nội dung giao tiếp

80

Sơ đồ các loại bài tập chữa lỗi câu theo quan điểm giao tiếp

Cơ sở để chúng tôi đƣa ra hệ thống bài tập chữa lỗi câu trên chủ yếu dựa vào mục đích và tác dụng của các bài tập. Cụ thể, các bài tập này nhằm rèn luy

ện cho sinh viên Trƣờng Cao đẳng Kinh tế Kĩ thuật Hải Dƣơng sửa các câu nói chƣa đúng, chƣa phù hợp với các nhân tố giao tiếp.

Hình thức bài tập có tính cụ thể, đa dạng. Mỗi kiểu bài tập là sự cụ thể hóa từng mặt biểu hiện căn cứ vào mối quan hệ lời nói và các nhân tố của quá trình giao tiếp.

Với quan niệm nhƣ trên về lỗi câu thì hệ thống bài tập của chúng tôi phải chữa cả những lỗi về cấu trúc ngữ pháp và những lỗi câu trong giao tiếp. Nhƣng trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi không đi sâu nghiên cứu toàn bộ các kiểu, dạng lỗi câu Tiếng Việt mà chỉ xây dựng hệ thống bài tập luyện

81

chữa lỗi câu theo quan điểm giao tiếp nhằm rèn luyện các kĩ năng giao tiếp và khả năng sử dụng vào trong hoạt động giao tiếp đạt hiệu quả cho sinh viên Trƣờng Cao đẳng Kinh tế Kĩ thuật Hải Dƣơng căn cứ vào các lỗi câu sinh viên Trƣờng Cao đẳng Kinh tế Kĩ thuật Hải Dƣơng thƣờng mắc. Mặc dù vậy đây là một công việc hết sức phức tạp bởi tính đa dạng của câu Tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp. Chúng tôi đã sƣu tầm và lựa chọn các ví dụ với các kiểu câu để miêu tả. Dựa trên những thành tựu của ngƣời đi trƣớc, chúng tôi miêu tả các cấp độ bài tập có trong luận văn và bổ sung thêm những dạng lỗi câu mà trong giáo trình, tài liệu ít đề cập hoặc chƣa đề cập. Trong mỗi dạng bài tập, chúng tôi sẽ chọn một số bài tập tiêu biểu để miêu tả dƣới hình thức mẫu giúp cho sinh viên dễ dàng nắm bắt đƣợc các thao tác giải quyết các dạng bài tập đó.

2.3.2.1. Bài tập chữa câu cho phù hợp với mục đích giao tiếp

Hoạt động giao tiếp cũng nhƣ các hoạt động khác của con ngƣời bao giờ cũng nhằm vào một mục đích nhất định. Mục đích của hoạt động giao tiếp có thể khác nhau trong từng hoạt động khác nhau. Trƣớc hết là mục đích thông tin (mục đích nhận thức), đó là sự thể hiện những hiểu biết và nhận thức của ngƣời nói (ngƣời viết) truyền đạt đến cho ngƣời nghe (ngƣời đọc) với mục đích thông tin và nhận thức. Tiếp đó là mục đích bộc lộ tình cảm, cảm xúc, thái độ của ngƣời giao tiếp nhằm củng cố những mối quan hệ giữa các nhân vật tham gia giao tiếp. Hơn thế, giao tiếp còn tác động đến ngƣời nghe, ngƣời đọc hƣớng họ đến những tình cảm đặc biệt và những hoạt động nhất định. Các mục đích này không phải lúc nào cũng tồn tại song song. Có những mục đích đƣợc bộ lộ rõ nét ở hoạt động giao tiếp này nhƣng lại mờ nhạt ở hoạt động giao tiếp khác. Để đạt đƣợc mục đích giao tiếp, ngƣời nói (ngƣời viết) cần phải biết lựa chọn những câu phù hợp. Những câu đó phải

82

hƣớng tới mục đích giao tiếp mà ngƣời nói đặt ra. Nhƣ vậy, việc chữa lỗi câu cho sinh viên rất cần thiết đặt câu vào mục đích giao tiếp. Mục đích giao tiếp trực tiếp chi phối việc sử dụng câu và quy định tính đúng sai của câu trong hoạt động giao tiếp.

Đây là dạng bài tập yêu cầu sinh viên phát hiện ra những điểm chƣa phù hợp của câu với mục đích giao tiếp. Trên cơ sở đó, các em tự điều chỉnh lại câu sao cho phù hợp với mục đích giao tiếp mà bài tập đã đặt ra.

Ví dụ 1: Em hãy sửa lại câu trả lời của bạn Hoa cho đúng với mục đích câu hỏi của bạn Cúc đã hỏi trong trường hợp sau:

- Cúc: Giờ mới có tiết 2 mà tớ đã thấy đói rồi, sáng nay tớ dậy muộn không kịp ăn sáng nên giờ thấy đói quá. Cậu đã ăn sáng chưa?

- Hoa: Tối nay tớ sẽ ăn 2 bát cơm.

* Gợi ý:

Trong trƣờng hợp này Hoa chƣa xác định đƣợc đúng mục đích câu hỏi của Cúc. Mục đích mà Cúc hỏi là cái đã xảy ra với Hoa rồi (thông qua từ “đã”) còn Hoa lại trả lời cái xảy ra trong tƣơng lai gần (thông qua từ “sẽ”). Vì vậy câu trả lời của Hoa chƣa đúng với mục đích giao tiếp. Có thể sửa lại câu nói của Hoa cho đúng với mục đích câu hỏi của Cúc đƣa ra nhƣ sau:

- Sáng nay tớ ăn sáng rồi nên giờ không đói

Hoặc: - Tớ cũng đang đói, trưa nay về tớ sẽ ăn 3 bát cơm.

83

- Cậu có thấy môn Kế toán Kiểm toán này học khó không? Mình cũng lo cái môn này lắm.

Cúc trả lời: Mình thấy môn này nhiều nội dung qúa mà số đơn vị học trình lại ít, chắc sẽ phải tự học nhiều đây.

Em hãy sửa lại lời nói của bạn Cúc cho phù hợp với câu hỏi của bạn Mai.

* Gợi ý:

Trong tình huống này bạn Mai muốn hỏi, chia sẻ với Cúc về một môn học mới mà theo đánh giá của bạn là bạn ấy cảm thấy rất khó và đang mang tâm lí rất lo lắng tới kết quả học tập môn này. Bạn ấy muốn hỏi bạn Cúc xem có giống cảm nhận là một môn học khó giống mình không nhƣng bạn Cúc lại trả lời với nội dung là môn học này dài, nhiều nội dung và chắc sẽ phải tự học ở nhà nhiều. Vì vậy, câu trả lời của bạn Cúc không đúng vào mục đích giao tiếp và cần phải đƣợc sửa lại :

- Mình cũng thấy môn này khó mà lại dài nữa.

Hoặc: - Mình thấy môn này có nhiều nội dung đấy nhưng có vẻ như không khó lắm đâu Mai ạ.

Bài tập 3: Trong giờ ra chơi vì đang học môn Bản sắc văn hóa Việt Nam cô giáo đang dạy đến bài Vùng văn hóa Nam Bộ, Ngọc quay sang hỏi Linh: Bạn đã bao giờ đến miền Tây Nam Bộ chưa?Ở đấy nhiều vườn cây trái xum xuê trĩu qủa ngon lắm đấy nhỉ? Tớ nghe nói đã thấy thèm rồi.

84

Linh trả lời: Sau này học xong ngành Kế toán ở trường mình, nhà tớ có bác ở trong miền Nam, tớ sẽ vào đấy xin việc vì tớ thích ăn trái cây đặc sản ở vùng đất này lắm.

Em hãy sửa lại lời nói của Linh cho phù hợp với câu hỏi của Ngọc.

* Gợi ý:

Trong tình huống này, ở câu hỏi của Ngọc, trong điểm giao tiếp đƣợc thể hiện ở từ “đã”, “bao giờ”. Vì vậy, ngƣời nghe cần phải chú ý tới trọng điểm giao tiếp này để biết về mục đích hỏi của Ngọc thuộc về “quá khứ”. Trong đoạn hội thoại trên, do không nắm đƣợc mục đích giao tiếp nên bạn Linh đã trả lời ở “thì tƣơng lai”. Vì vậy, câu trả lời của Linh không phù hợp với mục đích giao tiếp, có thể đƣợc sủa lại là:

- Mình đã đến miền Tây Nam Bộ rồi đấy. Ở đây hấp dẫn lắm.

Hoặc: Mình chưa bao giờ được vào đến đây nhưng khi học xong bài học này mình rất thích vùng đất này và sau này mình cố gắng sẽ đến.

Nhƣ vậy, trong hoạt động giao tiếp nếu các đối tƣợng tham gia giao tiếp xác định sai mục đích giao tiếp thì rất dễ tạo ra những câu nói không phù hợp với mục đích giao tiếp và sẽ làm cho hiệu quả giao tiếp không cao, mất thời gian để tìm hiểu lại thông tin cần thiết và dễ tạo tâm lí không thoải mái trong giao tiếp.

2.3.2.2. Bài tập chữa câu cho phù hợp với nhân vật giao tiếp

Đối tƣợng giao tiếp là nhân tố đóng vai trò chủ động, tích cực trong hoạt động giao tiếp. Những đặc điểm về cá tính, nghề nghiệp, vốn sống, trình độ văn hóa của các nhân vật giao tiếp luôn chi phối ngôn ngữ trong hoạt động

85

giao tiếp và để lại dấu ấn trong các sản phẩm ngôn ngữ của họ. Mặt khác trong mỗi hoàn cảnh giao tiếp, mỗi cá nhân lại xuất hiện trong một vai nhất định. Vai giao tiếp và vị thế của ngƣời tham gia giao tiếp đều chi phối và để lại dấu ấn trong ngôn ngữ của các nhân vật nhƣ: sở thích, cá tính, trình độ, năng lực… Ngƣời tham gia giao tiếp chia làm 2 tuyến là ngƣời phát ngôn và ngƣời nhận. Giữa họ có những mối quan hệ với nhau. Vai ngƣời phát và ngƣời nhận không cố định mà luôn phiên, thay đổi cho nhau. Xét ở phạm vi câu trong hoạt động giao tiếp thì những dấu ấn đó càng thể hiện rõ nét trong ngôn ngữ của ngƣời phát.

Khi tham gia vào hoạt động giao tiếp, đối tƣợng giao tiếp có những đặc trƣng riêng biệt, từ những đặc trƣng này quy định vai của đối tƣợng giao tiếp trong hoạt động. Sử dụng câu không đúng với đối tƣợng giao tiếp là một dạng lỗi tƣơng đối phổ biến. Vì vậy, việc sử dụng câu trong quá trình giao tiếp chịu ảnh hƣởng trực tiếp và sâu sắc của đối tƣợng giao tiếp.

Chữa câu cho phù hợp với nhân vật giao tiếp là dạng bài tập yêu cầu sinh viên chỉnh sửa lại lời nói cho phù hợp với vị thế của ngƣời tham gia giao tiếp và biết cách sử dụng các từ ngữ phù hợp với vai giao tiếp của nhân vật.

Bài tập 1: Trước khi vào bài học, cô giáo nói: Mời bạn lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp trong buổi học ngày hôm nay.

- Lớp trưởng đứng dậy: - Vắng Nguyễn Thị Lan và Hoàng Mạnh Cường. Vì sao câu trả lời của bạn lớp trưởng không phù hợp. Em hãy sửa lại cho đúng.

86

Lời đáp của bạn lớp trƣởng chƣa phù hợp là bởi vì bạn lớp trƣởng là đang ở trong vai giao tiếp là một ngƣời học sinh đáp lại câu hỏi của cô giáo ở trong lớp học nên câu trả lời của bạn ấy không thể hiện thái độ lễ phép, kính trọng, truyền thống tôn sƣ trọng đạo trong lễ nghi giao tiếp của ngƣời Việt Nam. Bạn lớp trƣởng cần phải trả lời cô giáo một cách đầy đủ nhƣ sau:

- Thưa cô, hôm nay lớp vắng 2 bạn là bạn Nguyễn Thị Lan và bạn Nguyễn Mạnh Cường ạ!

Nếu bạn lớp trƣởng trả lời nhƣ vậy thì giao tiếp mới đạt hiệu quả, để lại những tình cảm tốt đẹp còn nếu trả lời cô giáo một cách trống không nhƣ ở câu trên thì sẽ để lại những tình cảm không tốt và cuộc giao tiếp đó sẽ thất bại.

Bài tập 2:

Trong buổi thi kết thúc học phần, chỉ còn 15 phút nữa là hết giờ làm bài nên cán bộ coi thi nhắc các thí sinh trong phòng:

- Chỉ còn 15 phút nũa là hết giờ làm bài nếu em nào làm xong có thể nộp bài.

Một sinh viên trong phòng nói: Đã làm xong đâu mà nộp. Em có suy nghĩ gì về câu nói trên của bạn sinh viên kia.

Gợi ý:

Trongtình huống giao tiếp này, bạn sinh viên kia đã nói trống không, chỏng lỏn hết sức thiếu văn hóa với cán bộ coi thi. Nguyên nhân mắc lỗi này là bạn ấy đã nói không đúng với vai giao tiếp và nhân vật giao tiếp. Bởi vì khi

87

nói với ngƣời trên, các thầy cô giáo trong nhà trƣờng sƣ phạm thì sinh viên phải nói lễ phép, có thƣa gửi và có đấy đủ chủ ngữ, vị ngữ.

Và câu nói của bạn đó đã khiến cho đối tƣợng giao tiếp ở đây là cán bộ coi thi trong phòng thi hết sức tức giận và các sinh viên khác trong phòng thi cũng rất xấu hổ. Vậy câu nói thể hiện lại cho thông báo của cán bộ coi thi nhắc ở trong phòng thi của bạn sinh viên có thể là:

- Vâng ạ!

Hoặc: - Chết rồi! Sắp hết thời gian làm bài rồi mà em vẫn chưa xong!

Nhƣ vậy, muốn chỉnh sửa câu phù hợp với nhân vật giao tiếp thì trƣớc hết cần phải xác định nhân vật giao tiếp đó là ai, họ đang ở trong cái vai giao tiếp nào. Trên cơ sở đó sẽ xem xét và tìm ra những chỗ chƣa hợp lí trong trong câu giao tiếp để điều chỉnh cho phù hợp.

2.3.2.3. Bài tập chữa câu cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp

Hoàn cảnh giao tiếp chính là môi trƣờng diễn ra hoạt động giao tiếp. Hoàn cảnh giao tiếp rộng là hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa mà các nhân vật giao tiếp đang tồn tại và thực hiện hoạt động giao tiếp. Hoàn cảnh giao tiếp hẹp còn gọi là tình huống giao tiếp. Đó chính là thời gian, không gian diễn ra hoạt động giao tiếp. Hay nói cách khác, đó là những điều kiện ảnh hƣởng trực tiếp tới cuộc giao tiếp.

Hoàn cảnh giao tiếp là một nhân tố chi phối các yếu tố ngôn ngữ (trong đó có câu). Sự huy động và lựa chọn câu vào trong hoạt động giao tiếp là do hoàn cảnh giao tiếp quy định. Có thể cùng một nội dung giao tiếp, thậm chí cùng một nhân vật giao tiếp nhƣng nếu giao tiếp theo nghi thức (cuộc họp,

88

trên lớp…) thì cách lựa chọn và tổ chức các câu hoàn toàn khác với giao tiếp thông thƣờng (giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày).

Xác định sai hoàn cảnh giao tiếp sẽ dẫn đến việc lựa chọn các yếu tố ngôn ngữ không phù hợp và làm gián đoạn và phá vỡ cuộc giao tiếp.Trong một hoàn cảnh nhất định, các đối tƣợng tham gia giao tiếp sẽ xác định đƣợc nội dung giao tiếp cụ thể. Lỗi câu do không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp thƣờng do đối tƣợng tham gia giao tiếp không tìm hiểu hoặc xác định nhầm bối cảnh và từ đó sử dụng các yếu tố ngôn ngữ không đúng, không phù hợp. Câu trong hoạt động giao tiếp đƣợc sản sinh và chịu sự quy định mang tính chặt chẽ của các nhân tố giao tiếp. Vì vậy, cần xác định đúng sự tham gia của các nhân tố trong từng tính huống giao tiếp cụ thể để đảm bảo tính phù hợp của các yếu tố ngôn ngữ khi huy động trong cuộc giao tiếp. Đối với dạng bài tập chữa lỗi câu cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp sẽ giúp sinh viên biết chỉnh sửa các câu nói với tình huống giao tiếp cụ thể. Từ đó, có thể đạt đƣợc hiệu quả giao tiếp đối với các nhân vật tham gia giao tiếp.

Bài tập 1:

Trong một buổi họp của lớp K80301 bàn về kế hoạch tổ chức Đại hội lớp và Chi đoàn. Bạn Tùng đứng dậy có ý kiến về việc phân công công việc cho Đại hội chính thức:

- Tôi ý à, tôi là tôi không đồng ý với tinh thần bầu nhân sự cho Đại hội của lớp mình đâu ấy nhé.

Theo em, bạn Tùng nói như vậy có phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp không?Nếu em là bạn Tùng thì em sẽ nói như thế nào?

89

* Gợi ý:

Trong tình huống trên, bạn Tùng đã đã sử dụng các yếu tố ngôn ngữ không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp nghiêm túc của một buổi đại hội Lớp và Chi đoàn trù bị. Câu nói của bạn Tùng ở trên là mắc lỗi do không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Có thể sửa lại ý kiến phát biểu trên của bạn Tùng nhƣ sau:

- Tôi không đồng tình với tinh thần bầu nhân sự mới cho Đại hội tới của các bạn lớp mình. Tôi nghĩ các bạn nên nghiêm túc hơn trong việc lựa chọn ra những người xứng đáng.

Bài tập 2:

Sau 5 ngày nghỉ học để chịu tang mẹ, hôm nay bạn Thúy mới trở lại lớp để học trong một tâm trạng hết sức đau buồn. Một số bạn trong trong giờ

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập chữa lỗi câu cho sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế kĩ thuật Hải Dương theo quan điểm giao tiếp (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)