Những hạn chế, tồn tại

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Xây lắp và Thi công Nội thất Tiên Phong (Trang 47)

5 Kết cấu khóa luận

3.1.2.1Những hạn chế, tồn tại

Bên cạnh những thành tựu đạt được trong công tác sử dụng vốn, công tác phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty vẫn còn những điểm hạn chế:

Cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý, tỷ lệ vốn chủ sở hữu quá thấp, tỷ trọng VLĐ cao. Trong điều kiện kinh tế khó khăn, thì việc công ty hạn chế đầu tư tài sản cố định (nhà xưởng, máy móc…) là điều tất yếu để tránh những rủi ro, gánh nặng chi phí. Tuy nhiên như vậy thì lợi nhuận sẽ giảm đi, lợi nhuận thấp do chia sẻ với nhà thầu phụ ( nhà cung cấp đồ gỗ, điện nước…), năm 2012, hoạt động kinh doanh của công ty đã có lãi, đây là một tiền đề thuận lợi để công ty mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất, nhà xưởng nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn và thu về lợi nhuận cao hơn.

Hiệu quả sử dụng VLĐ chưa cao, trong bản phân tích nguồn VLĐ ở trên ta thấy nguồn VLĐ nằm trong hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn (chiếm 56,44%) trong tổng VLĐ. Đây là con số quá cao. Thể hiện khả năng sử dụng vốn ở 1 số khâu chưa linh hoạt và hoạt động sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ.

Như đã nói về vấn đề chia sẻ lợi nhuận ở trên, do công ty có nhiều thầu phụ, dẫn tới hoạt động thi công trên công trường có sự góp mặt của công nhân thuộc công ty, công nhân của các nhà thầu phụ, điều này dẫn tới hoạt động quản lý, giám sát có những hạn chế không thể tránh khỏi, và thường công ty giao thẳng 1 hạng mục như

điện nước… cho nhà thầu phụ thi công lắp đặt, dẫn tới những lỗ hổng trong chất lượng mà bản thân giám sát chính của công ty không thể nắm bắt được, do quản lý không sát sao và có những vấn đề chưa đủ trình độ hiểu biết để phát hiện sai xót, ảnh hưởng tới chất lượng công trình có thể bị ảnh hưởng làm tốn thêm chi phí bảo hành, bảo dưỡng.

Việc huy động vốn của công ty là chưa đa dạng, công ty mới chỉ sử dụng vốn đầu tư ban đầu và hầu như không có thêm nguồn vốn vay nào khác. Nguồn vốn hạn chế, dẫn tới có những dự án công ty không thể tham gia do không đủ vốn để tham gia, hoặc không tham gia dự án kéo dài được, điều này làm mất đi cơ hội kinh doanh trong điều kiện khó khăn.

Các dự án công ty tham gia còn nhỏ, tham gia thị trường nhỏ, vừa sức với khả năng tài chính hay các nguồn lực. Tuy nhiên xét về góc độ phát triển sau 3 năm thành lập thì trong thời gian tới công ty cần củng cố nguồn vốn, mở rộng thị trường để phát triển hơn, mở rộng quy mô, nâng cao khả năng cạnh tranh và ngày càng chuyên nghiệp hơn. Cuối cùng là công tác phân tích hiệu quả VKD của công ty chưa được chú trọng quan tâm đúng mức, đây là một thiếu xót lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bởi không có nó, công ty sẽ không thể thấy hết được hiệu quả sử dụng các nguồn vốn thế nào,thông qua các chỉ số công ty biết được đã làm tốt hay chưa tốt ở khâu nào…

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Xây lắp và Thi công Nội thất Tiên Phong (Trang 47)