Sơ đồ bộ máy quản lý, bộ máy kế toán

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Xây lắp và Thi công Nội thất Tiên Phong (Trang 27)

5 Kết cấu khóa luận

2.1.1.2 Sơ đồ bộ máy quản lý, bộ máy kế toán

SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC, QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY:

(Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp) Sơ đồ 2.1:Tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Xây lắp và Thi công Nội thất Tiên Phong theo mô hình trực tuyến chức năng. Đứng đầu là giám đốc, tham mưu cho giám đốc là phó giám đốc và các trưởng phòng chức năng.

Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm quản lý chung tất cả các hoạt động của công ty, có nhiều kinh nghiệm trong thi công công trình, đã từng là Giám đốc các Dự án có

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KỸ THUẬT, THIẾT KẾ PHÒNG KINH DOANH & KẾ HOẠCH PHÒNG KẾ TOÁN

CÁC ĐỘI TRƯỞNG THI CÔNG CÔNG TRÌNH PHÒNG HÀNH CHÍNH TỔNG HỢP

CÔNG NHÂN THI CÔNG TRÊN CÔNG TRÌNH

quy mô và tính chất khác nhau.

Phó giám đốc: có nhiều kinh nghiệm trong thi công công trình, từng làm việc trong các công ty Nội thất hàng đầu Việt Nam đã từng tham gia quản lý điều hành các dự án có quy mô và tính chất khác nhau. Trong trường hợp Giám đốc đi vắng, Phó giám đốc sẽ được uỷ quyền toàn bộ thay mặt Giám đốc điều hành, quản lý chung.

Phòng kế hoạch và kinh doanh: Lập tất cả các kế hoạch thi công như nhân lực, kế hoạch huy động thiết bị, lập hồ sơ dự thầu trên cơ sở cùng phối hợp với Phòng Tài chính - Kế toán, Phòng Kỹ thuật, thiết kế thi công và Phòng Hành chính tổng hợp; Thực hiện công tác thanh quyết toán theo khối lượng thực tế thi công và thiết kế được duyệt để làm hồ sơ thanh quyết toán gửi các biên liên quan và chủ đầu tư.

Phòng Kế toán: Lập và thực hiện các kế hoạch về tài chính. Nhận tiền và thanh toán chi phí tài chính, cập nhật thu, chi, theo dõi chi tiêu của dự án mà công ty tham gia. Thực hiện theo các quy định và chính sách của Nhà nước về tài chính, bảo hiểm, thuế, khấu hao, lương cho toàn bộ Công ty…. và lưu trữ, quản lý tất cả các tài liệu của công trình

Đồng thời phối hợp với Phòng Kế hoạch làm báo cáo định kỳ, báo cáo tài chính cuối cùng hàng năm và thanh toán cuối cùng của toàn bộ dự án.

Phòng hành chính tổng hợp: Chịu trách nhiệm về các vấn đề hành chính, văn phòng, nhân sự, chính sách nhân sự. Tham mưu cho lãnh đạo công ty về tổ chức bộ máy và bố trí nhân sự phù hợp với khả năng và yêu cầu phát triển của công ty.

Phòng kỹ thuật, thiết kế: Bao gồm các kiến trúc sư, kỹ sư, và giám sát, là đội ngũ chuyên gia tham mưu về các vấn đề chuyên ngành cho Ban Giám đốc điều hành và triển khai thực hiện dự án; giám sát kỹ thuật. Đồng thời cùng phòng kinh doanh nhiệm thu khối lượng đã thi công để kịp thời bàn giao và thanh toán với chủ đầu tư.

Các đội trưởng đội thi công trên công trình: là người trực tiếp giám sát, đôn đốc công nhân làm việc, chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng và tiến độ công trình.

Công nhân thi công công trình: Là những người trực tiếp xây lắp, thi công trên công trình. Chịu sự điều hành của các kỹ sư, thiết kế và giám sát phòng kỹ thuật.

SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY

(Nguồn: phòng hành chính tổng hợp) Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty

Kế toán trưởng: thực hiện chức năng tham mưu cho bộ máy lãnh đạo quản lý và điều hành công ty về quản lý tài chính kế toán, trực tiếp tổ chức thực hiện công tác ghi chép theo dõi phản ánh mặt quản lý tài chính kế toán của công ty. Chuẩn bị tài liệu cho phân tích hoạt động kinh tế, hoàn thành các nội dung và yêu cầu khác theo điều lệ và theo luật định. Đồng thời cùng với kế toán viên theo dõi xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Cuối kỳ lập các báo cáo quyết toán thuế, báo cáo tài chính, tổng hợp chứng từ, bảng tổng hợp các chứng từ kế toán cùng loại lên sổ cái các loại tài khoản theo định kỳ hàng quý, hàng năm lên báo cáo quyết toán.

Kế toán tiền mặt, tiền gửi, công nợ: Có nhiệm vụ theo dõi thu – chi TM, tiền gửi ngân hàng, theo dõi các khoản phải thu, các khoản phải trả. Đồng thời thực hiện Kế toán tiền lương và BHXH: Tính lương và phụ cấp hàng tháng, các khoản khấu trừ cho cán bộ công nhân viên dựa trên bảng chấm công.... và tính trích nộp các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ theo qui định.

Kế toán vật tư, tài sản cố định, chi phí, giá thành: Có nhiệm vụ theo dõi tăng, giảm vật tư, tài sản cố định của công ty và tính khấu hao tài sản cố dịnh hàng năm, tập hợp CPSX và tính giá thành khi công trình hoàn thành bàn giao....

Kế toán tổng hợp: Theo dõi tình hình doanh thu của các công trình đã hoàn thành bàn giao, kiểm tra kế toán vật tư TSCĐ, chi phí.

Nhân viên kế toán công trình: Trực tiếp theo dõi tình hình nhập xuất vật tư, chấm công tại công trình, đồng thời chịu sự điều hành quản lý về mặt chuyên môn của kế

KẾ TOÁN TRƯỞNG

Kế toán vật tư TSCĐ, Chi

phí

Thủ quỹ công

ty mặt, TGNH, Kế toán tiền Kế toán tổng hợp công trìnhKế toán công nợ

toán trưởng công ty. Định kỳ chuyển chứng từ về phòng kế toán công ty để ghi sổ. • Thủ quỹ công ty: Thu chi theo lệnh của thủ trưởng và kế toán trưởng, thực hiện ghi sổ quĩ các khoản, ngoài ra phải cùng với kế toán thực hiện các nghiệp vụ tài chính tại ngân hàng.

• Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty: - Hình thức kế toán: Nhật ký chung.

- Chế độ kế toán: Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành ngày 14/09/2006 theo quyết định 48/2006/QĐ- BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính.

- Kỳ kế toán: từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm.

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán : đồng Việt Nam (VNĐ)

- Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác sang đồng Việt Nam: theo tỉ giá thực tế trên thị trường liên ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Xây lắp và Thi công Nội thất Tiên Phong (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w