Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Xây lắp và Thi công Nội thất Tiên Phong (Trang 44)

5 Kết cấu khóa luận

2.3.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định

Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của TSCĐ, hay TSCĐ là hình thái hiện vật của VLĐ , nên việc nghiên cứu VCĐ chính là việc nghiên cứu TSCĐ. VCĐ được sử dụng tối đa hay nằm chờ , được bảo đảm và phát triển hay không, được tổ chức hợp lý hay không đều phụ thuộc vào việc sử dụng TCSĐ trong quá trình SXKD

Để thấy được hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty TNHH Xây lắp và thi công nội thấ Tiên Phong ta đi nghiên cứu bảng sau:

Bảng 2.8. Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty TNHH Xây lắp và Thi công Nội thất Tiên Phong

Đơn vị tính : Đồng Việt Nam

Chỉ tiêu/năm Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2012/2011 Số tiền Số tiền Mức tăng tuyệt đối Tỷ lệ Lợi nhuận - 125.264.078 27.844.072 153.108.150 - 122,23 VCĐ bình quân 43.554.873 46.924.913 3.370.040 7,74 Nguyên giá TSCĐ 82.277.726 114.443.180 32.165.454 39,1 Hao mòn lũy kế TSCĐ - 38.722.853 - 67.518.267 - 28.795.414 74,36

Số lượng công nhân 29 40 11 37,9

Doanh thu thuần 6.021.584.901 13.574.655.495 7.553.070.594 125,43

Hiệu suất sử dụng VCĐ 138,25 289,28 151,03 109,24

Tỷ suất lợi nhuận/VCĐ -2,88 0,59 3,47 - 120,63

Hệ số hao mòn/ TSCĐ - 0,47 -0,59 -0,12 25,36

Hệ số trang bị TSCĐ 2.837.1632,97 2.861.079,5 23.916,53 0,84

( Nguồn : Phòng kế toán công ty TNHH xây lắp và thi công nội thất Tiên Phong)

Nguyên giá tài sản cố định năm 2012 so với năm 2011 tăng lên 32.165.454 đồng và hao mòn lũy kế tăng thêm 28.795.414 đồng tương ứng 74,36%, là do trong năm công ty đã thanh lý 3 máy tính cũ không đủ điều kiện kinh doanh và mua mới 4 cái thay thế. Và cũng trong năm 2012, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng lên gấp đôi so với năm 2011 chứng tỏ là càng tăng tài sản cố định thì doanh thu càng lớn .

Hiệu suất sử dụng VCĐ năm 2012 là 289,28 lần tăng 151,03 lần so với năm 2011. Như vậy trong năm 2012 cứ mỗi đồng đầu tư vào tài sản cố định thu được 289,28 đồng doanh thu

Tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định năm 2011 âm 2,88 lần. Năm 2012, tỷ suất này là 0,59 lần đạt lợi nhuận dương thể hiện khả năng sinh lời trên vốn cố định.

Hệ số hao mòn tài sản cố định 2012 so với năm 2011 tăng 25,36 % . Điều này thể hiện mức độ hao mòn tài sản cố định năm 2012 ngày càng tăng do tài sản cố định tăng và hao mòn lũy kế của tài sản cố định cũng tăng lên.

nguyên giá tài sản cố định tăng nhưng số lượng công nhân cũng tăng lên .

CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH XÂY

LẮP VÀ THI CÔNG NỘI THẤT TIÊN PHONG 3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu

3.1.1 Những thành tựu đạt được

Sau 3 năm thành lập và hoạt động, hoạt động sản xuất kinh doanh bắt đầu đi vào ổn định.

Năm 2012 công ty kinh doanh bắt đầu có lãi đây là dấu hiệu khả quan, trước đó, 2 năm 2010 và 2011 công ty kinh doanh thua lỗ, nhưng mức thua lỗ vẫn chấp nhận được đối với 1 doanh nghiệp mới thành lập trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế.

Trong năm 2012, nguồn vốn của công ty tăng lên đáng kể, chủ yếu là vốn lưu động nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh hiện tại của công ty. Trong cơ

cấu vốn của công ty, VLĐ chiếm tỷ trọng lớn, thể hiện sự linh hoạt hơn trong việc xử lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh, lưu chuyển vốn…

Khả năng chiếm dụng vốn từ nhà cung cấp của công ty vô cùng tốt, bên cạnh đó hoạt động thu hồi nợ diễn ra suôn sẻ, chính vì thế mà công ty vẫn hoạt động bình thường, mặc dù sự bất ổn về cơ cấu vốn là rất lớn.

Các dự án nhỏ, triển khai trong giai đoạn ngắn nên khả năng thu hồi vốn nhanh, vòng quay của vốn nhanh.

Thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước một cách đầy đủ, như các khoản phí, lệ phí các khoản thuế …

Trên đây là một số kết quả công ty đạt được trong năm 2012, đây chỉ là một số tiến bộ nhỏ song có thể thấy kết quả này đạt được có sự đóng góp không nhỏ trong cung cách quản lý tài chính của doanh nghiệp.

3.1.2 Những mặt còn hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

3.1.2.1 Những hạn chế, tồn tại

Bên cạnh những thành tựu đạt được trong công tác sử dụng vốn, công tác phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty vẫn còn những điểm hạn chế:

Cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý, tỷ lệ vốn chủ sở hữu quá thấp, tỷ trọng VLĐ cao. Trong điều kiện kinh tế khó khăn, thì việc công ty hạn chế đầu tư tài sản cố định (nhà xưởng, máy móc…) là điều tất yếu để tránh những rủi ro, gánh nặng chi phí. Tuy nhiên như vậy thì lợi nhuận sẽ giảm đi, lợi nhuận thấp do chia sẻ với nhà thầu phụ ( nhà cung cấp đồ gỗ, điện nước…), năm 2012, hoạt động kinh doanh của công ty đã có lãi, đây là một tiền đề thuận lợi để công ty mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất, nhà xưởng nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn và thu về lợi nhuận cao hơn.

Hiệu quả sử dụng VLĐ chưa cao, trong bản phân tích nguồn VLĐ ở trên ta thấy nguồn VLĐ nằm trong hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn (chiếm 56,44%) trong tổng VLĐ. Đây là con số quá cao. Thể hiện khả năng sử dụng vốn ở 1 số khâu chưa linh hoạt và hoạt động sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ.

Như đã nói về vấn đề chia sẻ lợi nhuận ở trên, do công ty có nhiều thầu phụ, dẫn tới hoạt động thi công trên công trường có sự góp mặt của công nhân thuộc công ty, công nhân của các nhà thầu phụ, điều này dẫn tới hoạt động quản lý, giám sát có những hạn chế không thể tránh khỏi, và thường công ty giao thẳng 1 hạng mục như

điện nước… cho nhà thầu phụ thi công lắp đặt, dẫn tới những lỗ hổng trong chất lượng mà bản thân giám sát chính của công ty không thể nắm bắt được, do quản lý không sát sao và có những vấn đề chưa đủ trình độ hiểu biết để phát hiện sai xót, ảnh hưởng tới chất lượng công trình có thể bị ảnh hưởng làm tốn thêm chi phí bảo hành, bảo dưỡng.

Việc huy động vốn của công ty là chưa đa dạng, công ty mới chỉ sử dụng vốn đầu tư ban đầu và hầu như không có thêm nguồn vốn vay nào khác. Nguồn vốn hạn chế, dẫn tới có những dự án công ty không thể tham gia do không đủ vốn để tham gia, hoặc không tham gia dự án kéo dài được, điều này làm mất đi cơ hội kinh doanh trong điều kiện khó khăn.

Các dự án công ty tham gia còn nhỏ, tham gia thị trường nhỏ, vừa sức với khả năng tài chính hay các nguồn lực. Tuy nhiên xét về góc độ phát triển sau 3 năm thành lập thì trong thời gian tới công ty cần củng cố nguồn vốn, mở rộng thị trường để phát triển hơn, mở rộng quy mô, nâng cao khả năng cạnh tranh và ngày càng chuyên nghiệp hơn. Cuối cùng là công tác phân tích hiệu quả VKD của công ty chưa được chú trọng quan tâm đúng mức, đây là một thiếu xót lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bởi không có nó, công ty sẽ không thể thấy hết được hiệu quả sử dụng các nguồn vốn thế nào,thông qua các chỉ số công ty biết được đã làm tốt hay chưa tốt ở khâu nào…

3.1.2.2 Nguyên nhân

Cơ cấu vốn chưa hợp lý do quy mô công ty còn nhỏ nên năng lực tài chính chưa cao, các dự án tìm về vẫn còn nhỏ, thời gian dự án ngắn. Chính vì vậy mà cơ cấu nguồn vốn thiên về vốn lưu động nhiều hơn, nhằm đảm bảo quá trình sản xuất trong giai đoạn ngắn, công ty cũng chưa đầu tư nhiều về cơ sở vật chất kỹ thuật, nhà xưởng nên vốn cố định ít mà chủ yếu tăng cường vốn lưu thông trong kinh doanh.

Hiệu quả sử dụng VLĐ chưa cao, do công ty có những sai xót trong tính toán, dự toán chi phí công trình, và chiến lược kinh doanh, dẫn tới công trình thì không có mà hàng tồn kho thì đọng lại nhiều.

Nguồn lực con người của công ty có giới hạn, đối với một công trình nội thất nói chung thường có nhiều hạng mục khác nhau, như trần vách thạch cao, đồ nội thất, điện nước, nhôm kính, điều hòa…Bản thân công ty là công ty TNHH mới thành lập, bị hạn chế bởi nguồn vốn, nguồn nhân lực quản lý cũng như thi công… vì thế mà công ty phải thuê một số nhà thầu phụ, bản thân công ty không thể xử lý được tất cả các hạng

mục trên. Dẫn tới vấn đề quản lý con người, quản lý chất lượng công trình có những sai xót. Sự hợp tác, kết hợp công việc giữa các bộ phận trong công ty và giữa các cán bộ nhân viên giám sát của công ty với các nhân viên của thầu phụ chưa tốt.

Do trình độ quản lý còn hạn chế, dẫn tới chưa phát huy hết khả năng của nhân viên, cũng như các khâu trong quá trình SXKD còn chưa chặt chẽ, đặc biệt là công tác thi công. Bên cạnh các nhà thầu phụ, công ty cũng thực hiện trực tiếp xây lắp, thi công tuy nhiên chưa tìm được nguồn cung cấp giá hợp lý hơn, nên chi phí công trình đội lên cao.

Các dự án của công ty còn nhỏ do nguồn vốn của công ty hạn hẹp nên việc tham gia vào các dự án đầu tư lớn khó có khả năng xảy ra. Công ty hầu như không huy động vốn vay bên ngoài do kinh tế khó khăn, chưa muốn mạo hiểm, do mới thành lập, hoạt động kinh doanh bước đầu vì mục tiêu tồn tại, ổn định, và đứng vữngmang tính thăm dò thị trường bên cạnh đó thì việc vay vốn ngân hàng cũng không hề dễ dàng, do khủng hoảng kinh tế, thắt chặt chi tiêu…

Công tác phân tích hiệu quả VKD chưa được quan tâm đúng mức, nguyên nhân do sự hạn chế về nguồn lực, bên cạnh đó là sự hạn chế về trình độ quản lý. Hoạt động phân tích hiệu quả sử dụng vốn là không thể bỏ qua, dù nhiều hay ít để công ty có thể có những đánh giá khách quan, khoa học về hiệu quả sử dụng vốn nói riêng và hiệu quả kinh doanh nói chung. Điều này làm công ty không thể tìm ra hết những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân làm giảm hiệu quả sử dụng VKD

3.2 Đề xuất, kiến nghị các giải pháp nâng cao HQSDVKD tại Công ty TNHH XL& TC Nội thất Tiên Phong& TC Nội thất Tiên Phong & TC Nội thất Tiên Phong

3.2.1 Các đề xuất

3.2.1.1 Giải pháp 1: Chủ động xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn kinhdoanh.doanh. doanh.

Trong điều kiện sản xuất hàng hoá, bất kỳ 1 doanh nghiệp nào muốn tiến hành sản xuất kinh doanh đều phải có 1 lượng vốn tiền tệ nhất định. Do vậy việc xây dựng kế hoạch huy động vốn và sử dụng vốn là 1 giải pháp tài chính hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Kế hoạch sản xuất kinh doanh có hiệu qủa và hợp lý sẽ là tiền đề để xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn nhằm khai thác triệt để ngồn lực bên trong, tận dụng

tối đa nguồn lực bên ngoài. Mạnh dạn huy động vốn đầu tư cho dự án mới tính khả thi cao để mở rộng quy mô kinh doanh, đáp ứng nhu cầu thị trường, thu hút lao động, cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

3.2.1.2 Giải pháp 2: Huy động thêm vốn đầu tư, từ các nguồn bên ngoài, đầu tưTSCĐ.TSCĐ. TSCĐ.

Nguồn vốn của công ty quá mỏng, dẫn tới có thể bỏ qua những cơ hội dự án lớn, do không đáp ứng được nguồn vốn, đây sẽ là 1 điều vô cùng đáng tiếc. Vì vậy trong thời gian tới, để mở rộng và phát triển, doanh nghiệp cần phải tăng cường nguồn vốn bằng các hình thức như vay vốn ngân hàng, vay từ các tố chức tài chính….

Thực hiện đầu tư nhằm tăng TSCĐ như nhà xưởng, điều này là cần thiết nhằm điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Bởi chia sẻ rủi ro qua hình thức liên doanh liên kết, cũng có nghĩa là chia sẻ lợi nhuận. Tình hình kinh doanh của công ty đã đi vào ổn định và có bước khởi sắc thì vấn đề mạnh tay đầu tư nhà xưởng là hoàn toàn có thể.

3.2.1.3 Giải pháp 3: Đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên

Công ty cần sắp xếp lại bộ máy quản lý, phân công công việc phù hợp với khả năng của từng nhân viên, tạo môi trường làm việc thuận lợi, giúp cá nhân phát huy được tính sang tạo, khả năng nhạy bén trong công việc, tăng năng suất lao động, giảm chi phí kinh doanh, từ đó góp phần tăng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty.

Chú trọng đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn cho thợ thi công, nâng cao năng lực quản lý của người quản lý, giám sát. Quan tâm, tạo điều kiện về tiền lương tiền thưởng nhằm kích thích giải phóng sức lao động. Bên cạnh đó là chính sách thưởng phạt rõ ràng để mỗi nhn viên nâng cao sức lao động của mình.

3.2.1.4 Giải pháp 4: Nâng cao công tác phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

Công tác phân tích hiệu quả VKD của công ty chưa được trú trọng. Công ty cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng VKD.

Bên cạnh đó, cần xây dựng một bộ phận chuyên trách có vai trò tổng hợp thông tin chung, tại các bộ phận cũng cần cán bộ theo dõi, giám sát, thu thập thông tin và sự phối hợp giữa các bộ phận, các nhân viên có liên quan đến vấn đề phân tích hiệu quả sử dụng vốn.

Công ty TNHH Xây lắp và Thi công Nội thất Tiên Phong hoạt động trong khuôn khổ hành lang pháp luật của Nhà nước. Vì vậy mọi chính sách vĩ mô của nhà nước đều tác động đến hoạt động của công ty. Để có thể thực hiện tốt những giải pháp nêu ở trên, bên cạnh những nỗ lực của công ty, cũng cần có sự hỗ trợ của Nhà nước và Nhà nước cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung và công ty nói riêng một số mặt như sau:

- Đưa ra chính sách thuế linh hoạt hơn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp không chịu khó khăn về chi phí kinh doanh, vừa phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế đúng thời hạn quy định.

- Nhà nước cần hoạch định chiến lược chung nhằm đưa thị trường bất động sản phục hồi trở lại. Đưa ra những gói hỗ trợ cần thiết.

- Quy định mức lãi suất hợp lý phù hợp với điều kiện cũng như khả năng phát triển của từng vùng miền nhằm kích thích đầu tư và thị trường hoạt động sôi nổi trở lại. - Thực hiện các công tác điều tra khảo sát toàn ngành, công bố chỉ tiêu ngành, đánh giá mức độ sử dụng vốn của doanh nghiệp có hiệu quả hay không. Thường xuyên theo dõi thị trường và điều chỉnh các chỉ tiêu cho hợp lý với biến động của thị trường. - Có những chính sách mở rộng cơ chế vay vốn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp được vay vốn Ngân hàng, chỉ thị các ngân hàng thực hiện chính sách lãi suất phù hợp với doanh nghiệp, từng vùng miền.

3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp.

Điều kiện thực hiện giải pháp 1:

Công ty cần xác định chính xác nhu cầu vốn tối thiểu cho hoạt động SXKD nói chung và cho các dự án cụ thể nói riêng, tránh tồn đọng thừa, thiếu vốn đảm bảo cho

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Xây lắp và Thi công Nội thất Tiên Phong (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w