trình xây lắp
Một nội dung liên quan đến chi phí trích trước của Công ty đó là các khoản chi phí về bảo hành, bảo trì các công trình, hạng mục công trình.
Cũng xuất phát từ các đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản là sản phẩm mang tính đơn chiếc, có khối lượng lớn, giá trị sử dụng lâu dài, chỉ có thể nhận biết được chất lượng của công trình sau khi bàn giao và đưa vào sử dụng, nên thời hạn bảo hành cũng dài, thời gian bảo hành công trình thường là 6 tháng, 12 tháng hoặc dài hơn. Vì vậy, việc lập dự phòng về bảo hành công trình xây lắp phải được tính toán một cách chặt chẽ (lập dự toán chi phí dự toán trích trước). Hiện tại, Công ty không trích trước các khoản chi phí này do đó khi các khoản chi phí này phát sinh sẽ làm tăng chi phí bất thường và làm giảm lãi trong kỳ của Công ty.
Theo em, nhằm giảm bớt và loại bỏ sự bất ổn định của chi phí các kỳ sản xuất kinh doanh của Công ty, kế toán nên trích chi phí này đối với các CT, HMCT
Khi trích trước chi phí bảo hành công trình ghi: Nợ TK 627
Có TK 352
Khi phát sinh chi phí bảo hành công trình: Nợ TK 621, 622, 623, 627 Nợ TK 133 (nếu có) Có TK 111, 112, 152 Cuối kỳ kết chuyển: Nợ TK 154 Có TK 621, 622, 623, 627 Khi công việc bảo hành hoàn thành, bàn giao: Nợ TK 352
Có TK 154
Nếu số trích trước lớn hơn chi phí bảo hành thực tế và công trình đã hết thời hạn bảo hành thì phải hoàn nhập số dự phòng đã lập:
Nợ TK 352 Có TK 711
Ví dụ với CT số 10 cầu Bến Tre, giả sử Công ty tiến hành trích trước chi phí bảo hành công trình đối với công trình này, số trích trước được tính bằng 3% giá thành của công trình. Khi đó:
Số trích trước: 3% x 30.185.045.818 = 905.551.375 đồng Kế toán ghi định khoản:
Nợ TK 627: 905.551.375 Có TK 352: 905.551.375
Khi thực tế phát sinh chi phí bảo hành công trình với số tiền là 650.000.000 đồng, VAT 10%
Kế toán ghi định khoản:
Nợ TK 627: 650.000.000 Nợ TK 133: 65.000.000 Có TK 111, 112, 331: 715.000.000 Cuối kỳ kết chuyển: Nợ TK 154: 650.000.000 Có TK 627: 650.000.000 Khi công việc bảo hành hoàn thành bàn giao:
Nợ TK 352: 650.000.000
Có TK 154: 650.000.000
Số trích trước lớn hơn chi phí thực tế phát sinh, nên phải tiến hành hoàn nhập số đã trích lớn hơn số thực tế phát sinh
Sốchênhlệch : 905.551.375 – 650.000.000 = 255.551.375 đồng Kếtoánghi địnhkhoản :
NợTK 352 : 255.551.375 Có TK 711 : 255.551.375
KẾT LUẬN
Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất ra tài sản cố định cho các ngành kinh tế khác của nền kinh tế quốc dân do vậy việc tiết kiệm chi phí không chỉ có ý nghĩa đối với ngành mà còn đối với cả nền kinh tế. Tuy nhiên, trong các doanh nghiệp xây lắp hiện nay, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn bộc lộ nhiều tồn tại đòi hỏi phải được hoàn thiện nhằm phản ánh đúng, đủ các khoản mục chi phí phát sinh, tính đúng giá thành sản phẩm và cung cấp thông tin trung thực, kịp thời cho các nhà quản trị doanh nghiệp.
Trong quá trình thực tập em đã cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu học hỏi thêm về lý luận và thực tiễn trong công tác kế toán tại Công ty. Qua đánh giá thực tiễn công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty, em đã nhận thấy những mặt mạnh của Công ty đồng thời cả những hạn chế còn tồn tại. Từ đó em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến với nguyện vọng để Công ty tham khảo nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cô, chú, anh, chị trong Phòng Tài chính- Kế toán của công ty Cổ phần Đạt Phương đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại Công ty. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn tới thầy giáo TS. Nguyễn Viết Tiến người đã hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.