Công nghiệp

Một phần của tài liệu Bài giảng châu âu và châu á (Trang 27)

Nền công nghiệp phát triển khá toàn diện và có sự chuyển hóa dần dần: các ngành công nghiệp truyền thống nhường chỗ cho các ngành công nghiệp đòi hỏi trình độ công nghệ khoa học kĩ thuật cao. Những sản phẩm nổi tiếng của CHLB Đức hầu hết là những sản phẩm công nghiệp như thép ô tô, tàu biển, sản phẩm điện tử, thiết bị tự động hóa…trong công nghiệp các ngành công nghiệp nặng giữ vai trò quyết định.

Công nghiệp là ngành kinh tế chính của CHLB Đức, phát triển đa ngành. Cơ cấu công nghiệp của Đức chủ yếu là các doanh nghiệp hạng trung. Chỉ có khoảng 1.9% doanh nghiệp công nghiệp lớn trên 1000 lao động, chính phủ khuyến khích tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mới phát triển như giảm thuế, hỗ trợ về tài chính cho các doanh nghiệp mới thành lập và mở rộng doanh nghiệp. Chính phủ lấy tài khoản tài sản đặc biệt (ERP) 5,5 tỷ ơrô để cấp tín dụng lãi suất ưu đãi.

Công nghiệp năng lượng được phát triển từ sớm và rất mạnh chủ yếu dựa vào nguồn mỏ than có sẵn của đất nước. Công nghiệp năng lượng khai thác than đá, vùng Rua chiếm 4/5 sản lượng than toàn quốc nhưng sản lượng ngày càng giảm dần. 1960 khai thác 140 triệu tấn, 1980 khai thác 83 triệu tấn, 1990 khai thác 81 triệu tấn. Than nâu chiếm ¼ trong cơ cấu nguyên liệu của CHLB Đức là nguyên liệu chính cho các

nhà máy nhiệt điện. Nguồn này khai thác chủ yếu ở vùng Keon (hạ lưu sông Rainơ) và ở các vùng Cotbot và Hale (ở miền Đông).

Dầu khai thác ít, hàng năm phải nhập hàng chục triệu tấn dầu thô từ Trung Đông, Bắc Phi đưa vào và lọc ở các nhà máy phân bố ở cảng biển và vùng Rua.

Điện năng: sản xuất điện năng tăng nhanh từ những năm 90 trở lại đây, sản lượng hiện nay là 530 tỷ KW cao gấp 3 lần sản lượng điện năm 1970. Nhiệt điện chiếm 85% sản lượng. Các nhà máy thủy điện lớn xây dựng trên miền thượng lưu sông Rainơ và ven bờ sông Đunai

Công nghiệp luyện kim: rất phát triển do có nguồn quặng sắt của vùng Anzăc, Loren thuộc địa. Còn bây giờ phải nhập quặng sắt của Pháp từ hai vùng trên. Đây chính là nguyên nhân cơ bản làm cho ngành luyện kim đen của CHLB Đức trong mấy chục năm gần đây ngày càng bị thu hẹp.

Luyện kim đen: Đức là một trong 4 nước luyện kim đen chính của thế giới sau Mĩ, Nhật, Nga. Sản lượng gang chiếm 30 triệu tấn. Cơ sở luyện kim đen của Đức đều hiện đại với chu trình khép kín và quy mô lớn phân bố chủ yếu ở vùng Rainơ, Vecphali.

Luyện kim màu cũng khá phát triển trong đó phát triển mạnh là ngành luyện nhôm, đồng, chì kẽm. Trong đó nhôm phát triển nhất và dựa vào nguyên liệu nhập ngoại.

Công nghiệp cơ khí chế tạo: có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế Đức, giá trị sản phẩm đứng thứ 3 thế giới sau Hoa Kì và Nhật Bản, ngành này đứng đầu trong tất cả các ngành về nhân lực, giá trị sản xuất, tỷ trọng trong xuất khẩu, sản phẩm của ngành này rất phong phú như máy công cụ thiết bị hàn, thiết bị in, ô tô, đầu máy xe lửa…phân bố rộng khắp và thực hiện chuyên môn hóa theo lãnh thổ: Obenhenden, Kion, Đutxendup… là những nơi có nhà máy sản xuất các loại máy móc thiết bị dùng trong ngành khai thác mỏ và luyện kim. Các thành phố Hannovo, Phiridit, Marken, Eslingen sản xuất đầu máy và toa xe lửa…

Ngành chế tạo ô tô: Đức đứng thứ 3 thế giới và đứng đầu Châu Âu với sản lượng hàng năm khoảng trên 6 triệu ô tô với các hãng chính là Vonfagen, Open, Đaimolobenz, BMW, các trung tâm chính của ngành là Hambuoc, Hannovo, Fanfuc, Sutgrat..

Hiện nay Đức đứng đầu Châu Âu và đứng thứ 5 thế giới về đóng tàu biển.

Ngành công nghiệp hóa chất: cũng rất phát triển. Đức có 1 trong 4 công ty hóa chất lớn nhất thế giới mặc dù nước này chỉ có than muối mỏ, muối kali còn lại phần lớn nguyên liệu phải nhập khẩu. Các sản phẩm của ngành rất đa dạng: hóa chất cơ bản, phân bón, thuốc nhuộm, chất dẻo, sợi tổng hợp, hóa dầu, trung tâm dược… Các cơ sở phân bố tập trung ở 2 vùng Bắc Rainơ –Vecphen và miền Tây Nam. Ngành công nghiệp hóa chất có giá trị xuất khẩu đứng thứ hai sau ngành sản xuất ô tô.

Ngành công nghệ bảo vệ môi trường là thế mạnh của Đức, năm 2000 ngành này chiếm 16,5% thị phần thế giới và đứng thứ hai sau Hoa Kì

Các ngành công nghiệp nhẹ mặc dù có chiều hướng giảm nhưng vẫn rất quan trọng với nền công nghiệp của Đức, phát triển khá toàn diện và có vị trí cao trong công nghiệp nhẹ thế giới. Trước đây, sản xuất các sản phẩm như vải sợi bông, công nghiệp sản xuất đồ hộp hoa quả, đồ uống đặc biệt là bánh kẹo (sôcôla), xúc xích, thuốc lá của Đức rất phát triển.

Một phần của tài liệu Bài giảng châu âu và châu á (Trang 27)