Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Diện tích: 9,6triệu km

Một phần của tài liệu Bài giảng châu âu và châu á (Trang 72)

Chương 2: Địa lí các khu vực và các nước Châ uÁ 2.1.Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên

2.3.3. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Diện tích: 9,6triệu km

Diện tích: 9,6triệu km2

Gồm 22 tỉnh và 5 khu tự trị

Dân số: 1,330,141,295 người (2010) GDP: 7.203.784 triệu đô la (2012) GDP/người 6.600 USD (2009)[24]

2.3.3.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên:

Trung Quốc có diện tích lớn thứ tư trên thế giới ( sau Liên Bang Nga, Canada, Hoa Kì ). Giáp 14 nước. Biên giới với các nước dài 21500 km, phần lớn là núi cao, hoang mạc. Miền duyên hải rộng lớn, đường bờ biển dài khoảng 9000 km. Ven biển có hai đặc khu hành chính là Hồng Kông và Ma Cao, và đảo Đài Loan là bộ phận tách khỏi Trung Quốc năm 1949.

Thiên nhiên đa dạng và có sự khác nhau giữa Đông và Tây.

Địa hình có đủ các dạng đồng bằng, bồn địa, núi cao, cao nguyên nhưng núi là chủ yếu (4/5 diện tích). Điều kiện tự nhiên khắc nhau giữa Bắc và Nam, Đông và Tây, kinh tuyến 1050 chia đất nước ra làm 2 phần:

+ Phía Đông: chủ yếu là đồng bằng và núi thấp có độ cao dưới 400 m, gồm những dồng bằng lớn: Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam. Diện tích 1 triệu km2. Khí

hậu gió mùa ôn đới, cận nhiệt và nhiệt đới. Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông lạnh khô. Có nhiều sông lớn chảy theo hướng Tây Đông, dự trữ thủy năng lớn. Các sông quan trọng là: Hắc Long giang, Hoàng Hà, Trường Giang, Châu Giang. Ngoài ra còn có Đại Vận Hà – sông đào vĩ đại của nhân dân Trung Quốc.

+ Phía Tây: chủ yếu là núi, 4/5 có độ cao trên 1000 m. Khí hậu lục địa, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày đêm, giữa mùa lớn (ở Giungari nhiệt độ tháng 7 là 280C còn tháng 1 là -200C). Trên núi cao có băng hà, là nơi bắt nguồn của nhiều con sông ở Đông Nam Á và Đông Nam Trung Quốc. Rừng, đồng cỏ, khoáng sản là tài nguyên chính.

Trung Quốc có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, tài nguyên phong phú: năng lượng có than đá (1500 tỉ tấn, chất lượng tốt, tập trung ở Đông Bắc, Hoa Trung). Than nâu (325 tỉ tấn). Dầu mỏ và khí đốt trữ lượng lớn 200 tỷ m3, tập trung ở Hoa Bắc và vùng Tân Cương. Các sông có tiềm năng thủy điện lớn 380 triệu KW.

Kim loại đen có quặng sắt trữ lượng 40 tỉ tấn, phân bố chủ yếu ở vùng Đông Bắc và Nội Mông. Kim loại màu (đồng, chì, kẽm) và kim loại quý có nhiều. Đa số các mỏ này tập trung ở phía Nam sông Trường Giang. Gần đây có phát hiện một số mỏ phóng xạ nhỏ như uranium, thôri. Ngoài ra, Trung Quốc còn có các mỏ phi kim loại và vật liệu xây dựng có nhiều vùng núi đá vôi, muối kali, photphat, sunphat, lưu huỳnh.

Trung Quốc có nhiều hồ tự nhiên, phía Đông lãnh thổ Trung Quốc chỉ tính riêng hồ lớn trên 100 km2 có trên 70 hồ. Hồ nước mặn Thanh Hải có diện tích 4.583 km2 có nguồn gốc do đứt gãy.

Thiên nhiên cũng gây nên những trở ngại, làm tốn phí tiền của như: địa hình núi, cao nguyên, sa mạc chiếm diện tích lớn, nhiều vùng khí hậu khắc nghiệt. Sa mạc Taklamakan là một sa mạc tại Trung Á, trong khu vực thuộc Khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Nó có ranh giới là dãy núi Côn Lôn ở phía nam, dãy núi Pamir và Thiên Sơn (tên cổ đại núi Imeon) ở phía tây và phía bắc. Nó bao phủ một diện tích 270.000 km² của lòng chảo Tarim, dài khoảng 1.000 km và rộng khoảng 400 km. Ở rìa phía bắc và phía nam của sa mạc này là hai nhánh của Con đường tơ lụa do các lữ khách đã tìm kiếm ra để tránh vùng đất hoang

khô cằn. Trong những năm gần đây, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã xây dựng đường cao tốc xuyên sa mạc để nối liền các thành phố Hòa Điền (Hotan, ở rìa phía nam) với Luân Đài (Luntai, ở rìa phía bắc). Taklamakan là mô hình của sa mạc lạnh. Do nó gần với các khối khí lạnh lẽo tại Siberi, nên các nhiệt độ rất thấp đã được ghi nhận trong thời gian mùa đông, đôi khi xuống dưới -20 °C (-4 °F). Trong các trận bão mùa đông đầu năm 2008 tại Trung Quốc thì sa mạc Taklamakan được thông báo là lần đầu tiên bị che phủ hoàn toàn bởi một lớp tuyết mỏng có độ dày 4 cm (1,6 inch) tại một số đài quan sát trong 11 ngày đêm.

Vị trí cực sâu trong nội địa của nó, dường như rất gần với trung tâm của châu Á và xa hàng nghìn kilômét từ bất kỳ vùng nước rộng lớn nào, nên các dặc trưng lạnh ban đêm của nó có thể nhận thấy ngay cả trong mùa hè.

Nhiều sông rộng, nguồn nước dồi dào nhưng phân bố không đều trên lãnh thổ, không đều theo mùa, gây lũ lụt, hạn hán và khó khăn trong xây dựng cầu đường…

2.3.3.2. Dân cư xã hội

Trung Quốc chiếm 1/5 dân số thế giới

1950 1960 1970 1980 1990 2000 2002 2005

500 651 776 950 1.143 1.262,5 1283 1300,6

Bảng Dân số Trung Quốc từ 1950 đến 2005 Đơn vị (triệu người)[25]

Từ cuối những năm 1960, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra nhiều chính sách, biện pháp nghiêm khắc để giảm sinh nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên xuống thấp, song cũng có nhiều vấn đề xã hội phức tạp phải giải quyết. Với mức tăng dân số 0.494% (2010) dân số/năm, tăng thêm khoảng 8 triệu người mỗi năm.

Năm Tỉ suất sinh (‰) Tỷ suất tử (‰) Gia tăng dân số tự nhiên (%) 1970 1990 1997 1999 2005 33 18 16,57 15,23 12,14 15 7 6,51 5,97 6,94 1,8 1,1 1,06 0,87 0,5 Bảng Số dân, tỷ lệ sinh, tử và gia tăng dân số của Trung Quốc [26]

Kết cấu giới tính nam nhiều hơn nữ (tỉ lệ 52/48). Trung Quốc có dân số trẻ, năm 2005 tỷ lệ dưới 14 tuổi là 21,4%, 15 đến 64 tuổi là 70,1% và từ 65 tuổi trở lên là 7,6%. Số người ở độ tuổi lao động chiếm 57% dân số.

Trung Quốc có 56 dân tộc chung sống, đông nhất là người Hán (94%)…Ngoài ra còn có người Choang, Ui – gua (Duy Ngô Nhĩ), Tạng, Hồi, Mông Cổ…sống tập trung tại các vùng núi và biên giới, hình thành các khu tự trị.

Mật độ dân số trung bình hơn 100 người/km2, nhưng phân bố không đều. Miền Đông chiếm khoảng 50% diện tích lãnh thổ nhưng lại có tới 90% dân số cả nước sinh sống 500 người/km2, có nơi lên đến: 1000 người/km2. Vùng phía Tây dân cư thưa thớt khoảng 40 người/km2. Từ 2000 Trung Quốc thực hiện Chương trình Phát triển kinh tế

25[] Nguyễn Phi Hạnh (chủ biên) – Ông Thị Đan Thanh, Giáo trình địa lí các châu lục (tập 2), NXB ĐHSP, 2007

miền Tây, nhiều dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, các thành phố công nghiệp để giảm sự chênh lệch giữa hai vùng Đông Tây.

Tỷ lệ dân thành thị của Trung Quốc chiếm 37% số dân cả nước (2005). Miền Đông là nơi tập trung nhiều thành phố lớn trên 1 triệu dân như Bắc Kinh (12 triệu dân), Thượng Hải (17 triệu dân), Thiên Tân, Vũ Hán, Trùng Khách, Quảng Châu, Công Minh, Nam Kinh… Tỷ lệ dân thành thị tăng nhanh 1978: 17,8%, 1996: 30,9%, 2004: 41,8%. Trung Quốc có 678 thành phố, trong những năm thực hiện 4 hiện đại hóa, cải cách mở cửa, hình thành 5 đặc khu kinh tế lớn: Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu, Hạ Môn, Hải Nam và 14 thành phố mở tạo thành vành đai duyên hải mở cửa ra bên ngoài, tạo động lực cho miền Tây phát triển, 23 thành phố nội địa, 13 thành phố biên giới; 15 khu mậu dịch tự do, 27 khu phát triển khoa học và công nghệ cao…

GDP bình quân đầu người tăng nhanh: năm 1994 là 530 USD, năm 2005 là 6.300 USD, số người nghèo đói 1996 là 60 triệu người, đến 2002 chỉ còn 28,2 triệu người. Năm 1997, trung bình 100 người dân có 1 ô tô, đến 2000 đã đạt 4 ô tô. Số máy điện thoại được sử dụng ở Trung Quốc đứng thứ hai thế giới (sau Hoa Kì). Mức lạm phát trung bình năm ở Trung Quốc thấp.

Trung Quốc rất chú ý đầu tư cho phát triển giáo dục. Tỉ lệ người biết chữ từ 15 tuổi trở lên đạt 90% (2005). Nhà nước đề ra nhiều biện pháp chính sách nhằm phát huy tài năng đất nước, coi trọng chất xám. Cơ chế độ đãi ngộ thỏa đáng với lao động phức tạp, do đó đến nay Trung Quốc có khoảng 10 triệu sinh viên, 4 vạn tiến sĩ, 40 vạn thạc sĩ, số người công tác khoa học là 3 triệu.

Tuy nhiên, do dân số nông thôn quá lớn, việc làm chưa đáp ứng nhu cầu, nên tỷ lệ ở Trung Quốc còn khá cao: 9,8% (2004).

Trung Quốc là nước có nhiều địa điểm danh lam thắng cảnh nổi tiếng, hiện có tới 35 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới: Cố cung, Vạn lý Trường Thành, Thập Tam Lăng, di chỉ người vượn ở Bắc Kinh, Chu Khẩu điện, Lâm viên cổ ở Tô Châu, Hoàng Sơn, Thái Sơn, Khổng Phủ, Khổng miếu và Khổng lâm, Lăng mộ Tần Thủy Hoàng...thu ngoại tệ lớn cho Trung Quốc.

2.3.3.3. Đặc điểm nền kinh tếQuá trình phát triển kinh tế Quá trình phát triển kinh tế

Trước cách mạng, Trung Quốc là nước phong kiến, nửa thuộc địa. Nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp nhỏ bé, cơ cấu bất hợp lí chủ yếu là công nghiệp nhẹ, và tập trung chỉ ở vùng Đông Bắc.

Giai đoạn từ 1949 – 1978

Sau cách mạng đến trước hiện đại hóa (1949 – 1978) nền kinh tế bị nhiều xáo trộn lớn. Sau giải phóng, Trung Quốc thành lập nhà nước CHND Trung Hoa theo mô hình XHCN. Tuy nhiên, thực tế gần 30 năm đất nước trải qua nhiều bước thăng trầm và có ảnh hưởng xấu đến đời sống người dân cũng như phát triển kinh tế xã hội.

Từ cuối năm 1957, sau khi tham dự hội nghị đại biểu các Đảng cộng sản và công nhân ở Matxcơva, Mao Trạch Đông triệu tập hội nghị Trung ương Đảng đề ra đường lối “Đại nhảy vọt” với phương châm “nhanh, nhiều, tốt, rẻ, xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Đầu 1958, Mao Trạch Đông chính thức đưa ra đường lối “3 ngọn cờ hồng” gồm “Đường lối chung”, “Đại nhảy vọt” và “ Công xã nhân dân”

Việc thực hiện sát nhập các hợp tác xã thành công xã nhân dân, bao cấp phương thức sinh hoạt và lao động quân sự hóa của đường lối “3 ngọn cờ hồng” và “đại nhảy vọt” làm cho nền kinh tế của Trung Quốc bị đảo lộn, hỗn loạn. Cuối năm 1958, nạn đói diễn ra trầm trọng làm khoảng trên 30 triệu người chết đói. Đồng ruộng bỏ hoang, nhà máy đóng cửa vì thiếu nguyên liệu, lương thực và vì phải tập trung vào luyện thép (năm 1958 là năm lấy sản xuất thép làm cương lĩnh hoạt động, và toàn dân phải tham gia vào luyện thép để đạt sản lượng 18 triệu tấn thép)[27]

Trước tình hình khẩn cấp, Lưu Thiếu Kỳ lên làm chủ tịch thay Mao Trạch Đông và thành lập tổ sửa sai sửa chữa những sai lầm do đường lối 3 ngọn cờ hồng gây nên. Nội bộ của Đảng và Nhà nước Trung Quốc diễn ra những bất đồng về đường lối và tranh chấp về quyền lực mà đỉnh cao là cuộc “Đại cách mạng văn hóa vô sản” (1966 – 1969). Hàng chục ngàn tiểu tướng Hồng vệ binh được huy động đến đập phá các cơ

quan Đảng, lôi ra đấu tố, bức nhục hình từ Chủ tịch nước đến Thủ tướng, Phó thủ tướng, bộ trưởng, các tướng lĩnh quân đội… Các tiểu tướng Hồng vệ binh lập ra cái gọi là “Ủy ban cách mạng văn hóa” để nắm mọi quyền lực. Hàng chục triệu người bị tàn sát hoặc bị xử lí oan ức, gây cục diện hỗn loạn, đau thương trong lịch sử Trung Quốc. Đến 4/1969, kết thúc cơ bản cuộc cách mạng văn hóa vô sản.

Sau khi Mao Trạch Đông qua đời, bè lũ bốn tên “Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Vương Hồng Văn, Diêu Văn Nguyên” bị lật đổ, đường lối 3 ngọn cờ hồng tiếp tục được thực hiện, càng làm cho kinh tế, xã hội Trung Quốc đen tối. Thu nhập bình quân đầu người những năm 70 chỉ đạt từ 120 -250 USD, năm 1978 phải nhập 4 triệu tấn lương thực, 1980 nhập 15 triệu tấn.

Đặng Tiểu Bình, Hoa Quốc Phong, Diệp Kiếm Anh đã lật đổ bè lũ 4 tên và lên nắm quyền lãnh đạo. Đến 12/1978, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc họp, vạch ra đường lối mới, mở đầu cho cuộc cải cách kinh tế, xã hội ở Trung Quốc.

Giai đoạn từ 1978 đến nay

Trung Quốc thực hiện cải cách, mở cửa và thực hiện 4 hiện đại hóa: công nghiệp, nông nghiệp, khoa học kĩ thuật và quốc phòng. Điều chỉnh và hoàn thiện kết cấu chế độ sở hữu, phát triển nhiều loại hình sở hữu, phù hợp với “3 điều có lợi”: có lợi cho phát triển sản xuất, có lợi cho nâng cao sức mạnh tổng hợp đất nước, có lợi cho nâng cao đời sống nhân dân.

Đẩy nhanh cải cách các xí nghiệp quốc doanh, khuyến khích sáp nhập, phân loại, xếp lại lao động dư thừa, giảm người làm, tăng hiệu quả, hình thành cơ chế cạnh tranh . Các xí nghiệp, nhà máy được chủ động trong lập kế hoạch, sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Thực hiện chính sách mở cửa, cho phép các công ty nước ngoài đầu tư, phát triển kinh tế biển, thành lập các đặc khu kinh tế và đẩy mạnh các hoạt động xuất nhập khẩu: mở 14 thành phố cảng, thành lập 32 khu phát triển kinh tế công nghiệp, 15 khu mậu dịch

tự do và 13 khu mậu dịch biên giới. Năm 2004 Trung Quốc nhận được 60,6 tỉ USD vốn nước ngoài đầu tư.

Khuyến khích phát triển các xí nghiệp nhỏ và vừa, các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, truyền thống như: gốm sứ, dệt may, da dày… tạo việc làm và có nhiều hàng xuất khẩu

Trung Quốc còn chủ động đầu tư, hiện đại hóa trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin và sinh học, ví dụ xây dựng các “công viên khoa học – công nghệ”, ưu tiên vay vốn, nhập khẩu và ưu đãi về thuế, thu hút hàng triệu lao động.

Kết quả là Trung Quốc đã đạt nhiều thành tựu đáng kể, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ổn định trong suốt hơn hai thập kỉ trung bình 8%/năm mặc dù nhiều nước trong khu vực có mức tăng trưởng âm do cuộc khủng hoảng tài chính, đồng nhân dân tệ không bị mất giá. Dự trữ ngoại tệ lớn 1000 tỉ USD (2006) trở thành nước đứng đầu thế giới về dự trữ ngoại tệ. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hơn 1432 tỉ USD (2005) và là nước xuất siêu, chiếm vị trí thứ 3 trong thương mại thế giới. Sau 10 năm thực hiện cải cách, đến 1990 sản lương lương thực bình quân đầu người tăng từ 300 kg lên đến 400 kg. Thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng 5 lần trong hơn 20 năm từ 276 USD (1985) lên 1269 USD (2004)

a/ Nông nghiệp

Mặc dù lãnh thổ rộng lớn nhưng Trung Quốc chỉ có khoảng 100 triệu ha đất canh tác, chiếm 7% đất canh tác của toàn thế giới nhưng phải nuôi số dân gần bằng 20% dân số toàn cầu. Hiện nay, bình quân lương thực đầu người vẫn thấp. Hàng năm Trung Quốc vẫn phải nhập khoảng 15 triệu tấn lương thực và 30% nhu cầu tiêu dùng các loại thịt bò, dê, cừu.

Hơn 40% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, mặc dù chỉ có khoảng 13,5% đất nông nghiệp. Nông nghiệp chỉ chiếm 11% giá trị GDP. Trung Quốc đứng đầu thế giới về gạo, ngô, lúa mì, đậu nành, rau quả, trà và lợn. Ngoài ra còn có các mặt hàng nông sản khác như bông, sợi, cây lấy dầu [28].

Trung Quốc đã áp dụng nhiều chính sách, biện pháp cải cách trong nông nghiệp (giao quyền sử dụng đất cho nông dân, cải tạo xây dựng đường giao thông, hệ thống thủy lợi phòng chống khô hạn và lũ lụt, đưa kĩ thuật vào canh tác, miễn thuế nông nghiệp…). Trung Quốc sản xuất nhiều loại nông sản với năng suất cao. Ngành nông nghiệp năm 2004 chiếm 14,6% giá trị GDP. Ngành trồng trọt cung cấp ¾ giá trị tổng sản lượng nông nghiệp. Trong cơ cấu ngành trồng trọt, cây lương thực chiếm vị trí

Một phần của tài liệu Bài giảng châu âu và châu á (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w