Các vùng kinh tế

Một phần của tài liệu Bài giảng châu âu và châu á (Trang 45)

LB Nga có 12 vùng kinh tế:

Vùng kinh tế trung tâm nước Nga: gồm 12 thành phố chính như Matxcơva,

Brianxcơ, Vlađimia, Ivanôvô, Kalinin, Kaluga, Kôxtrôma, Orion, Riazan, Xmôlenxcơ, Tula, Iarôxilap. Vùng này có diện tích 485.100km2 dân số khoảng 30 triệu người. Đây là vùng kinh tế phát triển nhất nước Nga.

Tài nguyên vùng này có than nâu, than bùn, vật liệu xây dựng, muối mỏ, quặng sắt và rừng. Khu Tây Nam có các ngành phát triển như công nghiệp cơ khí, luyện kim gỗ, xi măng, thủy tinh, gạch Xilie. Khu trung tâm với thủ đô Matxcơva là trung tâm công nghiệp, kinh tế, chính trị, khoa học, du lịch của cả nước. Khu Đông Bắc chuyên môn hóa về công nghiệp dêt, phát triển công nghiệp hóa chất.

Vùng kinh tế Saint Peterburg là vùng quan trọng thứ hai bao gồm Saint

Peterburg, Pxkôpxcơ, Nôpgrôratxcơ, Muôcmanxcơ, Vologotxcơ, Ackhamghexcơ, cộng hòa tự trị Karêli, Romi. Diện tích vùng này 166.280 km2, dân số khoảng 14 triệu người, vùng này có nhiều nguồn tài nguyên phong phú đa dạng, nhiều sông ngắn dốc và hồ, nên nguồn thủy năng dồi dào. Dự trữ của cả nước tập trung vào vùng này, có

nhiều dầu mỏ, khí đốt, vật liệu xây dựng, kim loại màu, đồng boxit. Khí hậu ở đây không thuận lợi nên nông nghiệp khó phát triển, duy chỉ có đồng cỏ tươi tốt, nên vùng nuôi nhiều bò sữa, ngoài ra còn trồng nhiều cây ưa lạnh và ngũ cốc. Lực lượng sản xuất phân bố không đều, công nghiệp tập trung chủ yếu ở vùng Tây Nam, Saint Peterburg là hải cảng lớn nhất ở Nga với trên 5 triệu dân. Ở đây sản xuất lượng lớn máy, điện, máy xây dựng, tuabin hơi nước, động cơ điêren, đóng tàu phá băng nguyên tử, tàu đánh cá, hàng tiêu dùng… Khu Muôcmanxcơ nổi bật trong vùng kinh tế này ở nguồn nguyên liệu và khoáng sản. Khu phát triển mạnh công nghiệp hóa chất, luyện kim đen, nổi tiếng với đánh bắt và chế biến cá, vì tuy nằm ở vĩ độ cao vẫn không bị đóng băng, thuận lợi cho hoạt động hàng hải quanh năm.

Vùng kinh tế Volga – Viatka gồm Goocki, Kiếp, cộng hòa tự trị Marixcơ,

Tsuváow, Moocđôpxcơ, diện tích 263.300 km2, dân số 10 triệu người. Vùng có vị trí thuận lợi nằm giữa vùng trung tâm và Uran, lực lượng lao động có trình độ, có tài nguyên nước và rừng, giao thông phát triển nên về công nghiệp cơ khí giao thông (ô tô, tàu thủy), sản xuất máy kiểm tra, đo lường, máy công cụ, động cơ, công nghiệp điện tử, hóa chất, ngành thủ công có hàng mỹ nghệ. Vùng này là vùng rừng thảo nguyên, ở hai bờ sông Volga thuận lợi cho trồng ngũ cốc, lanh, gai, khoai tây, rau, thuốc lá, chăn nuôi bò, cừu, lợn lấy sữa và thịt.

Vùng kinh tế đất đen gồm các thành phố Biengorôtxcơ, Vôrôney, Kuôcxcơ,

Lipetxcơ, Tambôpxcơ, diện tích vùng là 17.700 km2, dân số gần 10 triệu người. Vùng có điều kiện thuận lợi như: cơ sở quặng sắt Kuôcxcơ, có dải đất đen phì nhiêu, khí hậu tốt cho nông nghiệp, tuy nhiên có khó khăn là thiếu nước và nguyên liệu. Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là lúa mì, củ cải đường, khoai tây, hạt hướng dương, gai, thuốc lá, táo nổi tiếng. Chăn nuôi bò và lợn. Thành phố Bôrovich xuất hiện từ XVI là thành phố công nghiệp lớn của vùng, chuyên môn hóa sản xuất máy nông nghiệp, công nghiệp điện tử, cao su tổng hợp và sản xuất máy bay TU 144.

Vùng kinh tế Volga (Pavônnye) gồm các thành phố Axtrakha, Vôngarat,

Quybưsep Penra, Xaratôp, Ulianôpxcơ, vùng kinh tế này có diện tích 680.100 km2. Dân số trên 21 triệu, vùng có hệ thống sông Volga – Kama là đường sông lớn nhất nước Nga thông với 5 biển: Đen, Azôp, Caspi, Ban tích, Baren. Tài nguyên có dầu

lửa, khí đốt, vật liệu xây dựng, rừng và thủy năng. Hai nước cộng hòa tự trị là Basơkini, Tatar và khu vực Quybứep có dầu mỏ và khí đốt trữ lượng lớn, có lưu huỳnh và mỏ muối. Ở đây có các ngành khai thác và sản xuất dầu mỏ, khí đốt, hóa dầu, thủy điện, hóa chất. Công nghiệp sản xuất máy khai thác mỏ, trang thiết bị hóa dầu, trang thiết bị điện, trung tâm sản xuất ô tô lớn nhất Togliati. Về nông nghiệp có điều kiện thuận lợi, nhiệt độ trung bình hàng năm trên 100C, địa hình bằng phẳng, phía Bắc chuyên sản xuất lúa mì vụ đông, lúa mì đen, khoai tây, chăn nuôi gia súc. Phía Nam từ Quybưsep đến Volgarat chuyên sản xuất ngô, lúa mì vụ xuân, cây công nghiệp, chăn nuôi cừu, ong, dưa hấu, bí bầu, gạo.

Vùng kinh tế Bắc Capcadơ gồm các lãnh thổ hành chính Kraxnôđat và

Xtavropôn, thành phố Roxtôp, Bankapxki, Bắc Axêchin, Tsêtsêoingusơxki, Đaghistan, diện tích 355.100 km2, dân số hơn 16 triệu người. Cảnh quan ở đây rất đa dạng: núi, đồng bằng, thảo nguyên, sông hồ, vừa có khí hậu cận nhiệt, vừa có khí hậu đai cao. Có nhiều nguồn nguyên liệu có giá trị: kim loại, vật liệu xây dựng, năng lượng. Ngoài ra còn có đất đen, đất phù sa và đồng cỏ. Vùng kinh tế này có nhiều than đá, dầu mỏ, khí đốt, tungxen, môlipđen, thủy ngân, kẽm, đồng, xi măng, muối mỏ và suối nước khoáng. Là vùng sản xuất lớn nhất máy liên hợp gặt đập, đầu máy xe lửa chạy điện, cung cấp máy công cụ, máy khoan cơ sở vật chất cho công nghiệp khai thác dầu mỏ, than đá, ngành cổ truyền là sản xuất hoa quả, rượu nho, sản xuất đường. Người ta gọi Capcadơ là “Hòn ngọc của Nga” do nông nghiệp phát triển, đứng đầu về lúa mì vụ đông, ngô, hướng dương, sản phẩm len, sản xuất nhiều trứng, thịt, rau. Có nhiều bãi tắm nổi tiếng như Xô Chi, Ađêlê, Anapa.

Vùng kinh tế Uran gồm các thành phố Kuốcgu, Orenbuôc, Pecmơ, Xveclopxcơ

và nước cộng hòa tự trị Utmuôcxcơ, diện tích 680.000 km2, dân số 18 triệu người, ở vị trí bản lề giữa Châu Âu và Châu Á. Tất cả các tuyến đường sắt và đường bộ từ Đông sang Tây đều qua vùng này. Tài nguyên quan trọng nhất là sắt, đồng, kiềm, crôm, boxit, mangan… Về công nghiệp Uran có luyện kim đen, luyện kim màu, chế tạo cơ khí hóa dầu, khí đốt, khai khoáng và công nghiệp rừng. Công nghiệp luyện kim đen ở đây phát triển từ thế kỷ XVII, quan trọng thứ hai là công nghiệp chế tạo cơ khí với nhiều nhà máy sản xuất toa xe lửa, máy kéo, ô tô, tuốc bin, trang thiết bị cho ngành

hóa chất và dầu mỏ. Công nghiệp hóa chất quan trọng thứ ba. Vùng kinh tế Uran rất phát triển về công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ cũng giữ vai trò quan trọng. Giao thông đường sắt đường bộ dày đặc, đường sông có sông Kama. Các thành phố là các trung tâm công nghiệp lớn Manlitogoocxcơ, Tseliabinxcơ, Pêcmơ…

Vùng kinh tế Tây Xibia gồm các thành phố Kêmôrôvô, Nôvoxibiecxcơ, Omxcơ,

Chinmen và miền Antai, diện tích là 2.427.200 km2, dân số trên 14 triệu người. Tài nguyên thiên nhiên phong phú với trữ lượng lớn dầu mỏ, khí đốt. Mỏ Kuzơbat tiềm tàng khoảng 1000 tỷ than đá (1/2 là than cốc). Ở Tômxcơ có trữ lượng khoảng 100 tỷ tấn quặng sắt. Miền Tây Xibia chiếm 1/3 trữ lượng than bùn cả nước. Hồ Kulunda nhiều muối mỏ, quý hơn nữa là diện tích rừng phân bố ở phía Bắc đường sắt xuyên Xibia. Đất đai phì nhiêu, đồng cỏ mênh mông trải rộng ở phía Nam tuyến đường sắt này, ngoài ra còn có thủy ngân và vàng. Thành phố Nôvôxibiêxcơ là thành phố lớn nhất của vùng nằm trên bờ sông Obi và tuyến đường sắt Xibia, thành phố có nhiều nhà máy công nghiệp thực phẩm. Đây cũng là trung tâm khoa học lớn nhất cả nước. Nông nghiệp có ngành sản xuất lúa mì mùa đông và chăn nuôi nhiều bò.

Vùng kinh tế Đông Xibia gồm miền Kraxnoiacxcơ, các thành phố Iêcutxcơ,

Tsita, nước cộng hòa tự trị Buriat và Tuva, diện tích 4.122.800 km2, dân số trên 8 triệu, tập trung phần lớn ở dọc tuyến đường sắt Xibia, trên đồng bằng Iênisey, trong vùng Tsita. Tài nguyên vùng này dồi dào có hồ Baican chiếm 20% nước sạch thế giới, trong những năm dưới chính quyền Xô Viết có nhiều luồng di cư đến vùng này, tuy vậy vẫn thiếu nhân lực, công nghiệp phát triển nhất là điện, luyện kim, khai thác than đá, khai thác rừng, chế biến gỗ, làm giấy, vùng này cung cấp nhôm, đồng, thiếc, vàng, kiềm và các sản phẩm của gỗ. Công nghiệp cơ khí có sản xuất thiết bị khai mỏ, máy liên hợp gặt và công cụ phát điện. Có các nhà máy thủy điện lớn như Kraxuôiacxcơ công suất 6 triệu KW, Braxcơ công suất 4,5 triệu KW, trung tâm nhiệt điện Nazaropxcơ ở vùng mỏ than lớn Kanxcơ, Xaianô Suxenxkaia 6,4 triệu KW, Uxt Ilimxcơ 4,3 triệu KW. Nông nghiệp thì có quỹ đất dồi dào, đồng cỏ rộng lớn, thuận lợi cho phát triển cây lương thực và chăn nuôi.

Vùng kinh tế Viễn Đông gồm miền duyên hải Khabarnôpxcơ, Amua, Kamchatca,

triệu người. Tài nguyên rừng phong phú, nơi tập trung của động vật có lông. Khoáng sản than đá, dầu mỏ, quặng sắt, vàng, thiếc, kim cương, Kamchatka có nguồn năng lượng vô tận trong lòng đất. Viễn Đông là nhà máy chế biến của cả nước Nga, đây là nơi duy nhất khai thác tảo ở Nga. Công nghiệp khai thác vàng ở thượng Zêi và bán đảo Tsukốt, than, kim cương ở Icacutxcơ, tungxen và môlipđen ở đồng bằng Amua, gỗ có dầu thơm không nơi đâu bằng vùng này, cưa và xẻ gỗ phân bố dọc đường sắt phía Nam và Xakhalin, đảo Xakhalin nổi tiếng với bột giấy. Công nghiệp dầu mỏ khí đốt cở Vladivêxi, Mandaga, Cômxôminxcơ trên sông Amua. Phía Nam chuyên môn hóa cây công nghiệp rừng, khai thác kim loại màu, đóng tàu, nuôi thú và trồng trọt. Phía Đông Bắc chuyên khai khoáng công nghiệp rừng và đánh cá, phía Đông Bắc đảo Kamchatca chuyên môn hóa về giao thông vận tải biển, đánh bắt và công nghiệp dầu mỏ. Thành phố cảng Vladivôxtôc là cảng lớn ở bờ Thái Bình Dương.

Câu hỏi ôn tập

1. Địa hình và vị trí lãnh thổ của LB Nga tạo nên sự phân hóa sâu sắc đến điều kiện khí hậu. Chứng minh.

2. Sự phân hóa khí hậu giữa Tây và Đông ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế? 3. Phân tích tình hình dân cư xã hội của LB Nga, theo em vấn đề nào là vấn đề

khó khăn nhất của quốc gia này?

4. Sự di dân của LB Nga sau 90 ảnh hưởng như thế nào đến đời sống kinh tế xã hội của LB Nga?

5. Vai trò của Nga trong LB Xô Viết?

6. Các ngành công nghiệp nổi bật của LB Nga?

7. Giải thích tại sao ở LB Nga, các trung tâm công nghiệp lại phân bố ở xa vùng có trữ lượng tài nguyên và khoáng sản, chỉ tập trung chủ yếu ở miền Tây?

8. Phát triển kinh tế theo chiều rộng ở Liên Xô, bạn hiểu khái niệm này như thế nào?

9. Chứng minh công nghiệp là ngành xương sống của LB Nga?

Một phần của tài liệu Bài giảng châu âu và châu á (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w