Mặc dù điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp nhưng Đức vẫn có một nền nông nghiệp khá phát triển. Về sản lượng một số sản phẩm nông nghiệp, Đức chỉ thua kém Pháp hoặc Italia có vị trí cao ở Châu Âu và thế giới.
Ngành nông nghiệp Đức chỉ chiếm vị trí nhỏ trong nền kinh tế. Giá trị sản lượng nông nghiệp Đức từ 1990 đến nay chỉ chiếm 1% tỷ trọng GDP và 1% nguồn lao động.
Nền nông nghiệp Đức hiện đại, ngành chăn nuôi chiếm hơn 2/3 giá trị sản phẩm nông nghiệp. Đàn lợn khoảng 40 triệu con đứng thứ 5 thế giới, đứng thứ nhất trong khối EU và đàn bò trên 20 triệu con, chăn nuôi bò tập trung ở các thung lũng sông Rainơ và Necca, lợn nuôi nhiều ở miền duyên hải của đồng bằng Bắc Đức.
Năng suất cây trồng cao lúa mì là 55 tạ/ha, khoai tây hơn 300 tạ/ha, củ cải đường 500 tạ/ha.
Các loại cây trồng chính là ngũ cốc (lúa mì, lúa mạch) các loại cây đậu, cây cải dầu và hướng dương. Nho đứng hàng thứ 6, khoai tây đứng thứ 7, lúa mì đứng thứ 8 trên thế giới. Nơi trồng lúa mì chính là miền Tây Nam, lúa mạch đen được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Đức, kiều mạch ngày càng được trồng rộng rãi.Trong đó ½ diện tích đất canh tác được giành trồng lúa mì và cây họ đậu để làm thức ăn cho gia súc. Tuy
nhiên, do nhu cầu làm thức ăn cho gia súc và sản xuất bia, hàng năm vẫn phải nhập 1 lượng lương thực lớn từ Pháp, Canada, Mĩ và nhiều nước khác.
Hiện nay ở CHLB Đức ruộng đất vẫn tập trung trong tay giai cấp và tư sản, nhất là ở các vùng đất đai màu mỡ, đặc biệt là miền đồng bằng Bắc Đức các nông hộ nhỏ, mặc dù chiếm tới 55% sổ nông hộ của cả nước nhưng chỉ sở hữu chưa đầy 14% diện tích đất canh tác. Cơ sở vật chất kĩ thuật trong nông nghiệp của Đức không ngừng được tăng cường và phát triển. Ở các vùng canh tác đất nông nghiệp theo phương pháp truyền thống, trình độ khoa học áp dụng rất cao. Nhưng hiện nay trong nông nghiệp Đức đã xuất hiện nền nông nghiệp sinh thái. Nền nông nghiệp sinh thái đầu tiên được triển khai ở vùng Bavaria trong 1700 trang trại và ngày càng được nhân rộng ra khắp đất nước.