Đặc điểm nền kinh tế Sự phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Bài giảng châu âu và châu á (Trang 89)

Chương 2: Địa lí các khu vực và các nước Châ uÁ 2.1.Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên

2.3.4.3. Đặc điểm nền kinh tế Sự phát triển kinh tế

Sự phát triển kinh tế

Cách mạng của vua Minh Trị

Những năm trước cuộc cách mạng của vua Minh Trị (1867 – 1868), Nhật Bản cũng như các nước khác ở Châu Á, là một nước phong kiến, nhà nước thi hành chính sách bế quan tỏa cảng, nền kinh tế lạc hậu, công nghiệp không phát triển, chỉ có thủ công nghiệp và thương nghiệp. Trong khi Tây Âu và Hoa Kì đã trải qua con đường phát triển tư bản chủ nghĩa.

Sau cuộc cách mạng Minh Trị đến chiến tranh thế giới II thời kì trị vì của vua Minh Trị là thời kì nổi bật nhất trong lịch sử phát triển của Nhật. Sau khi thành lập chính phủ, Thiên hoàng Minh Trị ra “Tuyên ngôn 5 điểm” hứa xây dựng đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa, xóa bỏ đặc quyền của giai cấp võ sĩ, các giai cấp đều bình đẳng, khuyến khích công thương nghiệp, thực hiện chế độ “tam quyền phân lập”, mọi người được quyền tự do… Các năm tiếp theo, Thiên hoàng Minh Trị lần lượt thực hiện một số cải cách về chính trị như ban hành chính sách bỏ phiên quốc. Đất đai trong toàn quốc phân thành 72 huyện và 3 phủ thuộc trung ương, các quí tộc chỉ được hưởng một phần bổng lộc nhất định, tất cả các tầng lớp khác đều bình dân. Từ 1869 – 1870, chính phủ thực hiện nhiều chính sách khuyến khích công thương nghiệp phát triển như xóa bỏ hàng rào thuế quan, thủ tiêu độc quyền một số tập đoàn thương nhân, thống nhất tiền tệ: phát hành đồng Yên thay thế cho hệ thống tiền tệ phức tạp thời Tokugawa. Chính phủ cho tư nhân vay vốn sản xuất, thậm chí còn xây

xí nghiệp bán rẻ cho tư nhân, thành lập các thương hội theo ngành nghề và địa phương để có điều kiện hướng dẫn kỹ thuật và giới thiệu chuyên gia cho các xí nghiệp… Về nông nghiệp, năm 1872, chính phủ phát giấy chứng nhận ruộng đất cho những người đang chiếm hữu, cho tự do mua bán ruộng đất, sau đó ra qui định về giá thuế nông nghiệp bằng 3% giá đất, nộp bằng tiền. Chủ đất có quyền tự do trồng các loại cây có lãi suất.

Chính sách ruộng đất mới khuyến khích các chủ đất có thể mở rộng kinh doanh với giá thuế giảm nhẹ. Giáo dục được xem là quốc sách, thống nhất chương trình giáo dục trong cả nước, thực hiện cưỡng bức và phổ cập giáo dục cho tiểu học.

Trong thời kì này đã có nhiều biện pháp tiến hành công nghiệp hóa và phát triển kinh tế như mở cửa các trường trung học đại học, trường dạy nghề, thuê công nhân, kĩ sư phương Tây, gửi người đi du học nước ngoài, xây dựng xí nghiệp kiểu mẫu, xây dựng hiến pháp, v.v. nên chỉ trong vài thập kỉ, Nhật Bản đã xây dựng một quốc gia hiện đại mà phương Tây phải mất hàng thế kỉ để xây dựng.

Phong trào Duy Tân đã thay đổi rõ rệt bộ mặt đất nước, công nghiệp phát triển, nhiều ngành tăng đáng kể: sản xuất than năm 1886 1,3 triệu tấn tăng lên 21 triệu tấn (1913), sản xuất thép từ chưa có đến năm 1913 được 2,5 triệu tấn. Ngay trước Chiến tranh thế giới thứ hai, công nghiệp nặng của Nhật Bản đã thu hút tới 40% tổng số lao động và đóng góp 50% vào sản lượng công nghiệp của đất nước.

Kinh tế phát triển do Nhật Bản theo con đường của các nước Phương Tây và tiến hành xâm chiếm thuộc địa (Triều Tiên, Trung Quốc, gây chiến tranh với Nga, tham gia vào chiến tranh thế giới thứ I…) Năm 1940 sản xuất than 57 triệu tấn, thép 7 triệu tấn, điện 35 tỉ kwh. Nhật lao sâu vào con đường quân phiệt hóa nền kinh tế, chuẩn bị tham gia chiến tranh thế giới II.

Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, Nhật bại trận, đầu hàng phe Đồng minh vô điều kiện, đất nước bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế bị phá sản nghiêm trọng: nhà máy đóng cửa không có nguyên liệu, công nhân thất nghiệp, nạn đói đe dọa, xã hội rối loạn.

Thời kì tái thiết và phát triển đất nước (1945 – 1970)

Sự thất bại của Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai để lại cho Nhật Bản hậu quả hết sức nặng nề (3 triệu người chết và mất tích; cơ sở vật chất bị phá huỷ nặng nề; 13 triệu người thất nghiệp); thảm hoạ đói rét đe doạ cả nước; là nơi Mĩ đóng quân từ năm 1945 đến năm 1952.

Sau chiến tranh, Nhật phải thủ tiêu các xí nghiệp sản xuất vũ khí, hiến pháp mới ban hành buộc Nhật không được gây chiến tranh hay phát triển quân sự. Chính phủ đã thông qua các kế hoạch khôi phục nền kinh tế, cả nước Nhật lao vào công cuộc tái thiết đất nước. Để tạo ra sự thần kì trong thời kì này, Nhật Bản đã có những chiến lược phát triển phù hợp, năng động và tận dụng những yếu tố khéo léo, linh hoạt:

Nhật Bản đưa ra chế định 3 luật:

+ Luật cải cách ruộng đất, chuyển quyền sở hữu ruộng cho người nông dân, đồng thời áp dụng kỹ thuật canh tác mới, giúp tăng năng suất lao động.

+ Giải tán các tài phiệt (Zaibatsu) nhằm tránh sự độc quyền về kinh tế, các Zaibatsu chính là nguồn gốc tạo nên 1 nước Nhật hung hẵn tham gia vào chiến tranh thế giới thứ II. Bốn tập đoàn lớn Mitsui, Mitsubishi, Sunimoto, Yasuda đã được giải tán và 2500 người trong hội đồng quản trị có 1600 xí nghiệp quan hệ với giới tài phiệt bị buộc phải rời khỏi vị trí của mình. Nhà nước bán thị trường cổ phần, thành lập các công ty nhỏ và giao cho những người trẻ tuổi. Nhờ đó Nhật đã thủ tiêu được tình trạng tập trung cao độ của nền kinh tế.

+ Ban hành luật lao động: tháng 3/1946 đưa ra 1 số quy định như công nhân có quyền đoàn kết, thương lượng tập thể, bãi công. Sau chiến tranh thế giới thứ II nhiều chiến binh Nhật trở về, nguồn lao động quá thừa, đồng lương rẻ mạt. bên cạnh đó nguồn lao động đó có trình độ cao, làm cho năng suất lao động được tăng lên. Luật lao động góp phần kết nối người lao động và chủ doanh nghiệp, công nhân tích cực đề xuất sáng kiến, trong xí nghiệp có tính nhất trí cao.

Đổi mới kỹ thuật: phần lớn khoa học kỹ thuật Nhật Bản có được có nguồn gốc từ Hoa Kỳ, Nhật nhập những phương thức sản xuất hiện đại và máy móc thiết bị mà phương

Tây phải tốn kém để phát minh ra: lò quay, phương pháp phân giải dầu mỏ, đóng tàu theo khối lớn, sản xuất xe hơi hàng loạt, phương thức sản xuất thép liên hoàn. Tính đến năm 1968 Nhật đã mua 6 tỷ USD cho các bằng phát minh, nếu tự nghiên cứu phải tốn kém 120 – 130 tỷ USD, tiết kiệm được khoản tiền lớn hơn 1/3 tổng số tích lũy cơ bản.

Tiết kiệm ngân sách và huy động vốn từ các ngân hàng. Người dân Nhật nổi tiếng cần cù lại có lối sống tiết kiệm. tỉ lệ tiết kiệm của các hộ lao động năm 1952 lả 4,4%, đến năm 1960 lên đến 15%, 1970 là 20% và đến năm 1974 là 24%, cao hơn hẳn so với các nước châu Âu Anh, Đức, Hoa Kỳ. người Nhật tiết kiệm nhiều có thể do đạo Nho đề cao lối sống giản dị nên nhu cầu tiêu dùng không tăng. Có ý kiến cho rằng do họ biết tích lũy cho việc học hành của con cái. Ở khía cạnh khác, là do tiền thưởng cao. Dù với bất kỳ lý do nào thì tiết kiệm trong nhân dân cũng huy động một lượng vốn lớn hỗ trợ cho nền kinh tế.

Cơ cấu kinh tế hợp lý: cơ cấu 2 tầng là một đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Nhật Bản. Nét phát triển độc đáo của Nhật Bản là sự đóng góp to lớn của khu vực sản xuất truyền thống, sự tồn tại phổ biến và khả năng thích ứng của nó khi Nhật Bản đã đạt trình độ hiện đại hóa cao, thể hiện rõ ở sự tăng trưởng sau chiến tranh, phát triển mạnh trong điều kiện nền kinh tế tự do cạnh tranh. Kinh doanh nhỏ phát triển trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, cứ 73 người dân thì có 1 của hàng bán lẻ, trong đó 91% dưới 4 nhân viên. Và ngay trong các ngành công nghiệp độc quyền khống chế như sản xuất kim loại đen, kim loại màu, chế tạo máy, loại xí nghiệp rất nhỏ vẫn tồn tại và phát triển. Chúng chiếm trên 70% tổng số xí nghiệp chế biến, 16% công nhân trong ngành nhưng chỉ cung cấp 6% sản phẩm. Nếu tính cả xí nghiệp nhỏ và vừa từ 1 đến 100 công nhân thì bộ phận này đến cuối những năm 60 vẫn cung cấp trên 50% sản phẩm công nghiệp chế biến, gần 50% giá trị xuất khẩu và 1 lượng ngoại tệ lớn tài trợ nhập khẩu máy móc thiết bị công nghệ cho các xí nghiệp lớn hơn. Trong nông nghiệp sản xuất nhỏ cũng rất phổ biến, 1967 số nông hộ dưới 2ha chiếm 94,5%, trong đó dưới 1ha chiếm 69%, dưới 0,5ha chiếm 37%.

Ở Nhật Bản, sự tồn tại của khu vực sản xuất nhỏ còn tạo điều kiện cho tư bản độc quyền bóc lột lao động ở xí nghiệp lớn. Trước hết, mức thu nhập và điều kiện làm

việc quá thấp ở khu vực sản xuất nhỏ nơi thu hút bộ phận khá đông công nhân trở thành áp lực nặng nề đối với người lao động nói chung, đối với công nhân xí nghiệp lớn nói riêng, ghim mức sống chung của toàn xã hội buộc người lao động Nhật Bản phải “tự giác” học tập và trau dồi năng lực làm việc (chỉ có như vậy họ mới có cơ hội vào làm ở xí nghiệp lớn) là điều kiện có lợi cho tư bản độc quyền chọn lọc trói buộc công nhân vào khuôn pháp của xí nghiệp. Mặt khác, sự tồn tại khu vực kinh doanh nhỏ còn là điều kiện quan trọng giúp tư bản độc quyền Nhật Bản chỉ thuê công nhân lúc sung sức nhất, sau đó thải ra với khoản trợ cấp về hưu ít ỏi hoặc không có trợ cấp. Cuối cùng tư bản độc quyền lợi dụng khu vực kinh doanh nhỏ như “cái đệm” linh hoạt trong việc điều chỉnh kinh tế có lợi cho chúng. Trong điều kiện thống trị của độc quyền, khu vực kinh doanh nhỏ không thoát khỏi khống chế của tư bản. Khi kinh doanh phát triển, khu vực sản xuất nhỏ là địa bàn rộng lớn cho xí nghiệp độc quyền mở rộng bằng đặt hàng sản xuất gia công, gián tiếp bóc lột lao động rẻ của xí nghiệp nhỏ mà không phải bỏ vốn cố định; đồng thời còn là nguồn bổ sung nhân công có trình độ nhất định cho công nghiệp lớn. Đứng trên góc độ này thì lịch sử “thần kỳ về kinh tế Nhật Bản” là lịch sử bóc lột người lao động trong những xí nghiệp nhỏ và vừa bằng mọi thủ đoạn nghiệt ngã như thời kì đầu của chủ nghĩa tư bản, là lịch sử biến các xí nghiệp nhỏ và vừa thành vật nhỏ hy sinh. Tiền lương của công nhân Nhật thấp nhất trong các nước tư bản công nghiệp phát triển, bằng 1/7 của Hoa Kì, 1/3 của Anh và ½ của CHLB Đức trong khi đó thuế khóa lại nặng nề nhất, mỗi gia đình bình quân hàng năm phải nộp 13,5 % thu nhập vào các khoản thuế ( Hoa Kì, Pháp khoảng 4%). Ngoài ra những chỉ tiêu của Nhật Bản về mục tiêu xã hội và bảo hiểm lao động cũng kém nhất.

Chính sách mở cửa và phát triển khoa học kỹ thuật: Sự tiếp nhận các tri thức, thành tựu khoa học kĩ thuật phương Tây được phân tích chọn lọc kĩ lưỡng. Các tri thức đem lại kết quả thiết thực cho phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện cụ thể, những tri thức được vận dụng sáng tạo trong điều kiện kinh tế xã hội. Việc nhập khẩu kĩ thuật nước ngoài để đổi mới kĩ thuật trong nước diễn ra hết sức mạnh mẽ trong suốt 40 năm sau chiến tranh. Đó là nguyên nhân quyết định giúp nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng chưa từng thấy.

Con người Nhật Bản: Tinh thần cộng đồng, lòng kính trọng những bậc cao niên gần như một biểu tượng tôn giáo. Tâm lý cộng đồng được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ và thể hiện như triết lý trong lao động và sinh hoạt để tạo ra sự hợp tác và nhất trí trong tập thể, người lao động sẵn sàng gạt sang một bên cái tôi để cho cái chúng ta tồn tại và phát triển, tinh thần cộng đồng thể hiện ở sự bình đẳng, chan hòa giữa những người quản lý và các nhân viên của công ty, mọi người cùng tạo ra mối quan hệ lao động hài hòa. Tinh thần cộng đồng đã tạo ra một hệ thống trật tự thứ và đang là tiềm năng to lớn của dân tộc Nhật Bản. Lòng trung thành, coi trọng lễ nghĩa và khuyến khích tiết kiệm là những phẩm hạnh cần phải có ở những người thuộc tầng lớp dưới, những người lao động. Lòng trung thành điều phối hành vi của con người trong các quan hệ thứ bậc rõ ràng theo địa vị trong xã hội và các quan hệ máu thịt trong gia tộc cũng như tuổi tác. Mọi người trung thành với mục tiêu phát triển kinh tế, dốc lòng dốc sức học tập nghiên cứu lao động học tập để đạt được kết quả.

Năm 1966, vượt Pháp, 1967 vượt Anh, 1968 vượt CHLB Đức, vươn lên đứng thứ hai sau Hoa Kì. Chỉ trong vòng hơn 20 năm (1950 – 1971) tổng sản phẩm quốc dân của Nhật Bản tăng lên hơn 11 lần. Tốc độ tăng trung bình công nghiệp của Nhật là 13,5%, năm 1950 giá trị sản lượng công nghiệp của Nhật là 4,1 tỉ USD (bằng 1/28 của Hoa Kì), thì đến năm 1969 đã vượt lên tới 56,4 tỉ USD, vượt tất cả các nước Tây Âu chỉ thua Hoa Kì với tỉ lệ ¼. Đầu những năm 70, Nhật Bản đứng đầu thế giới tư bản chủ nghĩa về sản lượng tàu biển trên 50%, xe máy, máy khâu, máy ảnh, vô tuyến truyền hình, đứng thứ 2 về thép.

Về nông nghiệp, những năm 1967, 1969, nhà nước chỉ nhập thêm 17% là đủ thỏa mãn nhu cầu, tự lực 2/3 nhu cầu thịt sữa, riêng đánh cá rất phát triển chỉ đứng sau Pêru. Về ngoại thương, chỉ trong 21 năm (1950 -1971) tổng ngạch ngoại thương tăng 25 lần, từ 1,7 tỉ USD tăng 43,6 USD, xuất khẩu tăng 30 lần, nhập khẩu tăng 21 lần.

Hoàn thành đường hầm ngầm dưới biển dài 53,8km nối liền đảo Hônsu và Hôccaiđô, xây dựng chiếc cầu đường bộ dài 9,4 km nối liền đảo Xicôcư với Hônsu, xây dựng các trung tâm công nghiệp, các thành phố mới trên mặt biển, đóng những tàu chở dầu 1 triệu tấn.

Chi phí quốc phòng ít: Chi phí cho ngân sách phòng thủ không đáng kể, năm 1950 là 3,3%, đến 1960 chỉ chi 1% tổng thu nhập quốc dân, và kéo dài đến 1988 giữ mức 1%. Nhật Bản dốc toàn lực cho phát triển tái kiến thiết nền kinh tế.

Trong chính sách đối ngoại, Nhật Bản đẩy mạnh việc liên minh với các thế lực quân phiệt quốc tên “liên minh Mỹ Nhật”. Nhật Bản chính thức biến thành căn cứ chiến lược của Hoa Kì, trên đất nước Nhật có 179 căn cứ quân sự Hoa Kì, Nhật bị đặt dưới “ô bảo vệ hạt nhân” của Hoa Kì. Bước đi đầu tiên trong chính sách ngoại giao kinh tế là Nhật Bản “bồi thường chiến tranh” bằng hàng hóa thiết bị cho Philipin, Miến Điện 1954, Inđônêxia 1958, chính quyền Sài Gòn 1959 để xâm nhập kinh tế và mở rộng thị trường xuất khẩu của Nhật Bản. - Năm 1956, Nhật Bản bình thường hoá quan hệ với Liên Xô và tham gia Liên hợp quốc.

- Năm 1973, Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam và bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc. Năm 1978, Hiệp ước Hòa bình và Hữu nghị Nhật – Trung được kí kết.

- Tháng 8/1977, với học thuyết Phucưđa, đánh dấu sự “trở về” châu Á của Nhật Bản. - Năm 1991, Nhật Bản đưa ra “Học thuyết Kaiphu” là tiếp tục phát triển “Học thuyết Phucưđa” trong hoàn cảnh lịch sử mới nhằm củng cố mối quan hệ về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á.

Một phần của tài liệu Bài giảng châu âu và châu á (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w