KHU VỰC TÂY NA MÁ VÀ TRUNG Á

Một phần của tài liệu Bài giảng châu âu và châu á (Trang 67)

Chương 2: Địa lí các khu vực và các nước Châ uÁ 2.1.Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên

2.3.2. KHU VỰC TÂY NA MÁ VÀ TRUNG Á

2.3.2.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Tây Á bao gồm bán đảo Ả Rập, đồng bằng Lưỡng Hà, các sơn nguyên Tiểu Á, Acmêni và Iran. Là khu vực kẹp giữa lục địa Phi và Á Âu, diện tích khoảng 7,2 triệu km2 trên các vĩ độ nhiệt đới và cận nhiệt đới nên quanh năm chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch và các khối khí lục địa. Tác động của biển xung quanh rất yếu, vai trò của hoàn lưu hành tinh (gió mậu dịch) át hẳn các yếu tố địa phương. Với vị trí đó, Tây Á nằm chủ yếu trong miền khí hậu khô hạn nên cảnh quan thiên nhiên gồm các đới hoang mạc và bán hoang mạc.

Địa hình có thể chia làm 3 miền:

Miền Bắc có những cao nguyên rộng lớn (Anatôli có độ cao 800 -1000m), các dãy núi Pôngtich ở phía bắc, dãy Tôruyt phía Nam ngăn cao nguyên với Địa Trung Hải. Giữa

các dãy núi là các thung lũng có thể đi lại thông với nội địa, cao nguyên Apganixtan có chiều dài 2.000km, rộng 500 km, độ cao trung bình 1200m, phía Bắc có dãy Enbuôc cao 3000m, ven núi có dải đồng bằng ven biển rộng 30km, giữa 2 cao nguyên là những vùng núi cao và nhiều núi lửa, một số vẫn đang hoạt động.

Miền Tây và Nam là bán đảo Arập có diện tích gần 3 triệu km2, phía Đông Nam bán đảo có nhiều hoang mạc lớn: Nôphut lớn, Nôphu, Nêphunhơ và Rupaukhali, xung quanh có nhiều dãy núi chạy ven bờ biển và bao bọc bởi một vùng hoang mạc rộng lớn, con người chỉ sống ở các ốc đảo.

Miền giữa là đồng bằng Lưỡng Hà, do con sông Tigơrơ và Ơphơrat bồi đắp, đất đai mày mỡ phát triển nông nghiệp, phần phía bắc là vùng đồi núi, đất đai khô cằn nên khó khăn cho phát triển nông nghiệp.

Sông ngòi ít, các sông đều bắt nguồn từ vùng núi và cao nguyên phía Bắc, chỉ có 2 con sông Tigơrơ và Ơphơrat chảy được đến biển, các con sông khác ít nước, thường chỉ có nước vào mùa mưa.

Khu vực có hồ nước ngọt Tibêriat (giữa Xiri và Ixaren) và có nhiều hồ nước mặn, hồ nước mặn lớn nhất là hồ Van ở dodọ cao 1665m

Khu vực giàu khoáng sản dầu mỏ, chiếm 50% trữ lượng dầu mỏ thế giới (500tỷ thùng). Ngoài ra còn có than đá, quặng sắt, kim loại màu, khí tự nhiên, muốn vàng nhưng trữ lượng không nhiều

Hệ thống thực động vật ở đây nghèo nàn, thực vật tự nhiên chủ yếu là cây bụi gai, động vật chỉ có các loài bò sát gặm nhấm nhỏ. Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt độ cao nhất (°C) 23.8 24.6 28.6 33.4 38.4 39.6 42 41.5 40.1 35.8 30.6 25.7 Nhiệt độ thấp nhất (°C) 11.8 13.2 15.8 19.1 22.8 24.8 27.6 28.7 25.6 21.8 17.5 14.1 Lượng mưa tb (mm) 3.9 42 24.8 7.3 0 0 0 0.1 0 0 1.8 9 Số ngày mưa 0.8 3.5 3.9 1.4 0 0 0 0.1 0 0 0.2 2.1

Bảng Các chỉ số khí hậu của Abu Đabi (thủ đô của Các tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất)23

Lượng mưa trung bình năm chỉ 88,9mm. Nhiệt độ trung bình năm 270C. Chênh lệch nhiệt độ cao giữa tháng nóng nhất 33.70C và tháng lạnh nhất là 20,20C.

Trung Á là bộ phận nằm phía Tây Châu Á, nhưng lại vào vị trí trung tâm của lục địa Á Âu, có diện tích khoảng 5,6 triệu km2. Toàn bộ phần này có những đặc điểm nổi bật sau đây: Do vị trí nằm sâu trong nội địa xa các đại dương và bị hệ thống núi bao bọc xung quanh nên khí hậu ở đây mang tính chất lục địa gay gắt. Về mùa đông thời tiết khô và lạnh, nhiệt độ trung bình tháng 1 dứoi 00C, mùa hạ khô nóng, nhiệt độ trung bình tháng 7 từ 250C trở lên. Lượng mưa hàng năm ít, không nơi nào vượt quá 300mm. Mưa ít nhưng khả năng bốc hơi lớn làm thiếu ẩm gay gắt, do thiếu ẩm nên phần lớn có cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc, ở đây có những hoang mạc cát nổi tiếng như Caracum, Cưdưncum, Muniun và Tacla Macan. Các cảnh quan hoang mạc không những phát triển ở đồng bằng mà còn leo lên các sườn núi tới 900m (Thiên Sơn) đến 4100m – 4200m (Pamia và Alai). Trung Á là xứ sở của các hiện tượng tự nhiên tương phản nhau rất độc đáo, bên cạnh các hệ thống núi và sơn nguyên cao còn có các đồng bằng và bồn địa thấp như Turan, Tarim, Tuôcphan… Trên các đỉnh núi cao băng tuyết bao phủ trong khi ở các đồng bằng và bồn địa lại là vùng khô hạn. Giữa các đồng bằng bồn địa khô hạn lại có các con sông và hồ lớn, dọc theo thung lũng sông và ven các hồ có đất đai tốt, cây cối xanh tươi, cư dân đông đúc. Ở đây tuy điều kiện khí hậu, nước, đất đai không thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất nhưng có một số khoáng sản phong phú như đồng, chì, kẽm, dầu mỏ, khí đốt, sắt, thủy ngân, các loại kim loại hiếm, tiềm năng lớn về thủy điện.

Trên các núi cao có rừng, thảo nguyên, núi và đồng cỏ núi cao, là những vùng có khả năng trồng cây ăn quả và chăn nuôi rất tố. Ở Pamia cũng như Thiên Sơn có nhiều phong cảnh đẹp, nhiều suối nước nóng. Đồng bằng ven sông, hồ nhờ có nguồn nước tưới có thể trồng lúa mì, bông và các cây ăn quả có giá trị như nho, lê, táo, dưa bở.

Một phần của tài liệu Bài giảng châu âu và châu á (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w