Xây dựng chiến lược

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hoạch định tại Doanh nghiệp tư nhân sản xuất ván sàn tre Việt Linh (Trang 33)

Trong việc hoạch định chiến lược, doanh nghiệp đã nghiên cứu các nhân tố bên ngoài và phân tích nội lực bên trong doanh nghiệp:

Nghiên cứu thị trường cho sản phẩm của mình, sản phẩm của doanh nghiệp tồn tại trong thị trường như thế nào? có tiềm năng hay không? giá cả?chất lượng sản phẩm?, doanh nghiệp cũng xem xét sản phẩm có phù hợp với thị hiếu của khách hàng?. Sản phẩm ván sàn tre của doanh nghiệp phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người Việt, giá cả hợp lý, với công nghệ sản xuất hiện đại thì sản phẩm chất lượng cao, ván sàn tre của Bamboo Việt Linh có tiềm năng xâm nhập sâu vào thị trường hiện tại và phát triển ở thị trường mới

Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng từ 4.77 (năm 2011) lên 5.4% (năm 2012) là cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất cũng như có lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp..

Trong khi đó, nhân tố tự nhiên và văn hóa xã hội lại là cơ hội cho doanh nghiệp thực hiện chiến lược của mình. Với nguồn nguyên liệu tre dồi dào, vị trí địa lý thuận lợi và sản phẩm tre của Bamboo Việt Linh lại mang giá trị truyền thống nên phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, dễ dàng trong việc vận chuyển mang lại chi phí thấp cho Doanh nghiệp.

Tiếp đến, doanh nghiệp nghiên cứu đến các đối thủ cạnh tranh: là một ngành với nguồn nguyên liệu dồi dào, giá thấp có rất nhiều gia nhập tiềm năng và đối thủ hiện tại có nguồn lực mạnh hơn so với BamBoo Việt Linh, sức hấp dẫn của ngành là rất cao. Nhưng, nhà cung ứng của doanh nghiệp lại rất nhiều, doanh nghiệp ít khi sợ thiếu nguyên liệu hay mua nguyên liệu với giá cao.

Bên cạnh những nhân tố bên ngoài tác động đến hoạch định chiến lược của doanh nghiệp, thì doanh nghiệp cũng đã đi sâu vào phân tích tiềm lực bên trong của doanh nghiệp, những yếu tố tác động đến việc lựa chọn và thực hiện chiến lược của mình:

Bảng 2.8: Số lượng, chất lượng lao động tại Doanh nghiệp TNSXVST Việt Linh

(Đơn vị: Người)

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%)

Tổng số 233 100 258 100 324 100 Đại học 10 4,29 10 3,86 13 4,01 Cao đẳng 13 5,6 18 6,98 26 9.26 Trung cấp 170 73 184 71,3 220 69,75 Công nhân 40 17,2 46 17,8 65 20.06 ( Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự)

Nhìn chung tốc độ lao động trong 3 năm vừa qua đều tăng lên, trong đó chủ yếu là tốc độ tăng của lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp và lao động trực tiếp. Như vậy, doanh nghiệp có xu hướng tăng cường lực lượng lao động có trình độ tay nghề trong việc sản xuất các sản phẩm đem lại hiệu quả sản xuất cao, củng cố thêm lao động để mở rộng quy mô sản xuất, đây là chủ trương có ý nghĩa chiến lược của doanh nghiệp.

- Nguồn Tài chính: ổn định, khả năng huy động vốn thông qua hệ thống ngân hàng và mối quan hệ của doanh nghiệp khá tốt. Vì kinh doanh có hiệu quả,đảm bảo uy tín nên được ngân hàng cho vay với lãi suất thấp.

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt. Hiệu quả giải quyết hàng tồn kho của doanh nghiệp chưa tốt. Hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp bình thường. Doanh nghiệp kiểm soát khá tốt các hoạt động kinh doanh của mình, vẫn duy trì thu nhập giữ lại để tái đầu tư nhưng không lớn vì khả năng sinh lời ít nên việc thực hiện các chiến lược dài hạn hay dự án lớn là rất khó.

Ảnh hưởng của vấn đề lạm phát và lãi suất nên hiện nay công ty đang giải quyết với bài toán nguồn vốn huy động để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh

Nguồn vốn năm 2012 tăng 261.470 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng với tỷ lệ tăng là 73,06% do nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu tăng. Điều đó cho thấy quy mô của doanh nghiệp tăng lên một phần là do Doanh nghiệp đã chiếm dụng vốn của các đơn vị khác.Tuy nhiên nợ phải trả của Doanh nghiệp tăng với mức cao hơn nguồn vốn chủ sở hữu. Vì vậy mà Doanh nghiệp có kế hoạch để tăng nguồn vốn CSH lên cao hơn nữa và có kế hoạch giảm các khoản nợ phải trả làm tình hình tài chính của doanh nghiệp được cải thiện.

Từ những cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp, doanh nghiệp đã lựa chọn cho mình những phương án chiến lược phù hợp với doanh nghiệp. Quy trình xây dựng phương án của doanh nghiệp từ dưới lên trên, từ cụ thể đến tổng quát, các phương án của doanh nghiệp được thông qua văn bản thủ tục, quy tắc, chính sách, ngân sách,.. gửi tới các trưởng phòng, các trưởng phòng thông báo và hướng dẫn rõ ràng, chính xác với từng nhân viên, từng phòng. Các phương án được thực hiện bởi nhân viên dưới sự giám sát của quản lý của mỗi bộ phận.

Tuy nhiên, Doanh nghiệp vẫn chưa có một quy trình cụ thể, rõ ràng cho việc xây dựng chiến lược. DN mới chỉ phân tích một số nhân tố môi trường như kinh tế, văn hóa xã hội,..tác động đến việc xây dựng chiến lược mà chưa nghiên cứu đến các nhân tố như công nghệ, chính trị pháp luật,...hay một số nhân tố môi trường ngành và môi trường ngành khác. Cùng với sự điều tra qua phiếu điều tra có 80% cho rằng công tác xây dựng chiến lược của DN còn sơ sài:

Bảng 2.9: Đánh giá công tác xây dựng chiến lược của DN TNSXVST Việt Linh

STT Các chỉ tiêu Số phiếu Tỷ lệ (%)

1 Tốt 4/20 20

2 Sơ sài 16/20 80

3 Yếu 0/20 0

( Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra trắc nghiệm)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hoạch định tại Doanh nghiệp tư nhân sản xuất ván sàn tre Việt Linh (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w