0
Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Mở các lớp đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI XÍ NGHIỆP IN BÁO NHI ĐỒNGUUI (Trang 37 -37 )

II. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại xí

3. Mở các lớp đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Như ta đã biết, việc đào tạo người lao động trong xí nghiệp còn mang tính đối phó, chưa thực sự chuyên sâu. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng việc đào tạo nghiệp vụ không chính quy hiện nay tại các trường ĐH, CĐ, hay các trường dạy nghề khác còn rất lơi lỏng, tạo điều kiện cho các học viên không cảm thấy cần phải học một cách nghiêm túc. Kinh phí đào tạo còn hạn hẹp cộng thêm những khó khăn do đặc thù của xí nghiệp là: sản xuất nhiều loại hàng khác nhau trên nhiều lĩnh vực và tâm lý trông chờ vào cấp trên. Vấn đề này phải nhanh chóng được khắc phục.

Đề nghị là tăng kinh phí cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Sau đó là nên đa dạng hoá các phương pháp đào tạo.

* Các phương pháp đào tạo và phát triển cán bộ quản lý:

Cho dù ta có lý luận thế nào đi chăng nữa, tương lai của xí nghiệp chủ yếu vẫn nằm trong tay cấp quản lý, đó là nhân tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Dĩ nhiên ta không phủ nhận vai trò của người công nhân, bởi vì không có họ thì cho dù người quản lý có giỏi đến đâu cũng không làm gì được. Nhưng ngược lại, công nhân có tay nghề giỏi đến đâu, nếu không có ban lãnh đạo giỏi thì sớm hay muộn gì cũng sẽ đi đến phá sản. Như vậy đào tạo cấp quản lý là một nhu cầu thiết yếu của xí nghiệp hiện nay. Xí nghiệp cần liên tục phát triển kỹ năng và mở rộng tầm nhìn cho cán bộ quản lý.

Xí nghiệp đã thực hiện việc đào tạo cán bộ quản lý bằng cách gửi cán bộ đi học các khoá đào tạo ở các trường Đại học, hoặc mời các chuyên gia đến giảng dạy tại xí nghiệp về các lĩnh vực như: Marketing, nghiệp vụ quản lý kinh tế, kế toán. ….

*Các phương pháp đào tạo tay nghề cho công nhân viên.

Công nhân sản xuất là người trực tiếp có ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm của xí nghiệp. Việc đào tạo đối với công nhân sản xuất tương đối đơn giản hơn so với việc đào tạo cán bộ quản lý. Mặt khác, bản thân người công nhân luôn có mong muốn được nâng cao tay nghề, phần vì họ mong muốn có thu nhập cao hơn, phần vì họ là người dễ bị đào thải nhất trong những cuộc cách mạng về máy móc, thiết bị và công nghệ. Xí nghiệp cần giải quyết tốt giữa đào tạo và đào tạo lại (khi có một công việc hay một kỹ năng không cần thiết nữa) đối với công nhân nhằm giúp họ thích ứng với những đổi mới về phương tiện sản xuất, cần kết hợp giữa đào tạo tay nghề với đào tạo họ thành những người công dân tốt, bao hàm cả thái độ, nhân cách tốt.

Để khắc phục tình trạng đối phó khi tham gia các khoá đào tạo, cần phải có những cuộc kiểm tra trực tiếp đối với những kiến thức mới được tiếp nhận, ưu tiên những người có kết quả tốt bằng các quyết định khen thưởng. Mặt khác cần cho họ thấy rõ tầm quan trọng của việc đào tạo đối với chính bản thân họ. Đặc điểm của con người là lấy lợi ích của mình làm trung tâm để suy nghĩ và hành động. Nếu biết được rằng chỉ có cách là bổ sung kiến thức thực sự mới giúp họ đứng vững trong một môi trường liên tục biến động như hiện nay, và sự hiểu biết thực sự sẽ đem lại lợi ích nhiều hơn là việc trông chờ vào chế độ thì công tác đào tạo có thể dễ dàng hơn.

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một công việc cần được tiến hành thường xuyên, liên tục và phải chấp nhận bỏ vào đó một chi phí lớn, bởi đầu tư cho con người bao giờ cũng là công việc lâu dài và quan trọng nhất.

Đào tạo nguồn nhân lực cũng là biện pháp có hiệu quả nhất nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên công tác này hiện nay vẫn còn gặp những khó khăn về kinh phí, hơn nữa số lượng hàng kinh tế vẫn còn ít, mức độ tham gia cạnh tranh thấp... Trong thời gian tới lãnh đạo xí nghiệp cần phải tìm thêm việc làm, nghiên cứu mở rông thị trường, phát triển sản xuất. Do đó việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong xí nghiệp cũng phải được tiến hành song song.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI XÍ NGHIỆP IN BÁO NHI ĐỒNGUUI (Trang 37 -37 )

×