Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ hơn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty TNHH Phát triển Công nghệ Anh Kiệt (Trang 51)

CÔNG NGHỆ ANH KIỆT.

3.2.2.4.Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ hơn.

Kiểm soát nội bộ là những phương pháp và chính sách được thiết kế để ngăn chặn gian lận, giảm thiểu sai sót, khuyến khích hiệu quả hoạt động, và nhằm đạt được sự tuân thủ các chính sách và quy trình được thiết lập. Một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh sẽ giúp đem lại các lợi ích sau cho Công ty:

- Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo tài chính của Công ty.

- Giảm bớt rủi ro gian lận hoặc trộm cắp đối với Công ty do bên thứ ba hoặc nhân viên của Công ty gây ra

- Giảm bớt rủi ro sai sót không cố ý của nhân viên mà có thể gây tổn hại cho Công ty

- Giảm bớt rủi ro không tuân thủ chính sách và quy trình kinh doanh của Công ty, và ngăn chặn việc tiếp xúc những rủi ro không cần thiết do quản lý rủi ro chưa đầy đủ.

Cấu trúc của một hệ thống kiểm soát nội bộ gồm có 5 thành phần chính:

Môi trường kiểm soát: Là những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ và là các yếu tố tạo ra một môi trường trong đó toàn bộ thành viên của tổ chức có nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ hay không. Một môi trường kiểm soát tốt sẽ là nền tảng quan trọng cho sự hoạt đđộng hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ.

Đánh giá rủi ro: Bất kì một tổ chức nào khi hoạt động đều bị các rủi ro xuất hiện từ các yếu tố bên trong hoặc bên ngoài tác động:

 Các yếu tố bên trong: Đó là sự quản lý thiếu minh bạch, không coi trọng đạo đức nghề nghiệp. Chất lượng nhân viên thấp, sự cố hỏng hóc của hệ thống máy tính, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng. Tổ chức và cơ sở hạ tầng không thay đổi kịp với sự thay đổi, mở rộng của sản xuất. Chi phí cho quản lý và trả lwong cao, thiếu sự kiểm tra, kiểm soát thích hợp.

 Các yếu tố bên ngoài: Thay đổi công nghệ làm thay đổi quy trình vận hành, thay đổi thói quen của người tiêu dùng làm các sản phẩm và dịch vụ hiện hành bị lỗi thời. Hay sự ban hành một đạo luật hay một chính sách mới, ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức…

Để tránh những tác động nêu trên, Công ty cần thường xuyên xem xét, phân tích những ảnh hưởng của chúng để cả tần suất xuất hiện và xác định các biện pháp để quản lý và giảm thiểu tác hại của chúng.

Các hoạt động kiểm soát: là các biện pháp, quy trình, thủ tục đảm bảo chỉ thị của ban lãnh đạo trong giảm thiểu rủi ro và tạo điều kiện cho tổ chức đạt được mục tiêu đặt ra. Ví dụ kiểm tra xem tổ chức có hoạt động theo đúng chuẩn mực mà tổ chức đã quy định, theo đúng các yêu cầu của pháp luật hiện hành hay không,…

Hệ thống thông tin và truyền thông: Cần được tổ chức để đảm bảo tính chính xác, kịp thời, đầy đủ, tin cậy, dễ nắm bắt và đúng người có thẩm quyền.

Hệ thống giám sát và thẩm định: Là quá trình theo dõi và đánh giá chất lượng thực hiện việc kiểm soát nội bộ để đảm bảo nó được triển khai, được điều chỉnh khi môi trường thay đổi, khi có khiếm khuyết.

Để hệ thống kiểm soát nội bộ trong Công ty hoạt động có hiệu quả, Ban giám đốc có trách nhiệm thành lập, điều hành và kiểm soát hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp với mục tiêu của tổ chức. Để hệ thống này được vận hành tốt, cần tuân thủ một số nguyên tắc như: Xây dựng một môi trường văn hóa chú trọng đến sự liêm chính, đạo đức nghề nghiệp cùng với những quy định rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn và quyền lợi.

KẾT LUẬN

Quản lý doanh nghiệp bao gồm nhiều nội dung như quản lý sản xuất, quản lý nhân lực, quản lý nghiên cứu và phát triển, và quản lý tài chính,… Nhưng chỉ có quản lý tài chính là một lĩnh vực đòi hỏi cần có tính tổng hợp cao nhất. Hơn nữa, quản lý tài chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong công tác quản lý công ty, bao gồm lên kế hoạch sử dụng các nguồn vốn, đảm bảo việc thực hiện các dự án sản xuất và kinh doanh, theo dõi, đánh giá và điều chỉnh kịp thời kế hoạch tài chính, quản lý công nợ của khách hàng, của các đối tác để từ đó thực hiện báo cáo cho các cấp lãnh đạo…Nắm được quản lý tài chính thì mới có thể nắm bắt được trọng tâm của quản lý doanh nghiệp. Bởi vậy, để tồn tại và đứng vững trên thị trường trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp phải nâng cao hơn nữa công tác quản lý tài chính cho doanh nghiệp mình.

Với đề tài “ Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài

chính tại Công ty TNHH Phát triển Công nghệ Anh Kiệt” em đã làm rõ những nội dung cơ bản về quản lý tài chính doanh nghiệp và thực trạng công tác quản lý tài chính của Công ty. Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng của Công ty cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo và các anh chị trong Công ty em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến riêng của bản thân để nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở Công ty Anh Kiệt.

Do đề tài nghiên cứu của em là một đề tài rộng rãi, hơn nữa trình độ chuyên môn còn hạn chế nên bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy giáo – PGS.TS Nguyễn Văn Duệ và các thầy cô trong khoa, cùng các anh chị trong Công ty để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty TNHH Phát triển Công nghệ Anh Kiệt (Trang 51)