CÔNG NGHỆ ANH KIỆT.
3.2.2.1. Xây dựng dựng chính sách bán chịu, trả góp hợp lý nhằm tăng doanh thu.
doanh thu.
Bán chịu là một xu thế phát triển tất yếu của thị trường bởi các lợi ích mang lại. Ngoài lợi ích cho người bán thì bán chịu mang lại lợi ích cho người mua. Người bán thì tạo dựng được hình ảnh đẹp và uy tín trên thương trường, thu hút được lợi thế bán hàng về mình và quan trọng là tạo uy tín mở rộng
được nhiều mối quan hệ khách hàng. Người mua thì nhận được những gì ưu ái nhất: được tạo điều kiện tốt để mua hàng, được sử dụng vốn của bạn hàng. Có thể nói hầu hết các Công ty hiện nay đều phát sinh các khoản phải thu từ bán chịu nhưng với mức độ khác nhau. Kiểm soát khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Nếu không bán chịu hàng hóa thì sẽ mất đi cơ hội bán hàng, do đó mất đi lợi nhuận. Còn nếu bán chịu quá nhiều thì chi phí cho khoản phải thu tăng có nguy cơ phát sinh những khoản nợ khó đòi, do đó để đảm bảo tình hình tài chính của mình thì doanh nghiệp phải xây dựng cho mình chính sách bán chịu phù hợp. Để làm được điều đó thì Công ty cần phải quan tâm đến các vấn đề như:
Tiêu chuẩn bán chịu: Công ty nên hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu đến mức có thể chấp nhận được, sao cho lợi nhuận tạo ra do gia tăng doanh thu vượt quá mức chi phí phát sinh do bán chịu.
Điều kiện bán chịu: Chính sách bán chịu không chỉ liên quan đến tiêu chuẩn bán chịu mà còn liên quan đến điều khoản bán chịu. Thay đổi điều khoản bán chịu lại liên quan đến thay đổi thời hạn bán chịu và làm thay đổi tỷ lệ chiết khấu.
Việc bán chịu ngoài các lợi ích mang lại còn có nhiều các tác hại khi việc bán chịu và các khoản nợ ngoài vòng kiểm soát. Từ đó doanh nghiệp dễ dẫn tới mất khả năng tài chính. Như vậy để chính sách bán chịu thực sự có hiệu quả và tránh được các rủi ro có thể xảy ra thì Công ty nên chú ý tới các vấn đề sau:
Xác định rõ đối tượng rồi mới bán chịu: Người ta thường nói “chọn mặt gửi vàng”, Công ty nên lựa chọn khách hàng, tìm hiểu về họ trước khi quyết định bán chịu cho họ. Nguyên tắc này giúp cho doanh nghiệp hạn chế được rủi ro một cách đáng kể.
Xác nhận nợ bằng văn bản: Các khoản nợ không nên chỉ thông qua lời nói hay là sổ sách nói chung, mà hãy văn bản hóa các khoản nợ cùng chữ ký của người nợ. Điều này có tính chất ràng buộc người nợ về mặt tâm lý và tránh những rủi ro tài chính cho doanh nghiệp
Khống chế số nợ: Công ty nên khống chế số nợ theo từng thời điểm, từng trường hợp.