CÔNG NGHỆ ANH KIỆT.
3.2.2.3. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên.
Nhân lực là yếu tố then chốt đối với sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên các doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa đánh giá đúng được tầm quan trọng của yếu tố này, nhất là vấn đề đào tạo và phát triển nhân lực. Đào tạo góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng nhân lực cho Công ty, hơn nữa quá trình đào tạo sẽ giúp cho Công ty phát hiện ra những tài năng mới. Đào tạo kông chỉ trang bị cho các nhân viên những kĩ năng chuyên môn và nghề nghiệp cần thiết mà nó còn cho thấy Công ty đang đầu tư cho nhân viên và quan tâm tới họ, vì vậy để hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển thì Công ty cần quan tâm hơn tới công tác đào tạo nhân viên.
Đối với công nhân lắp đặt thiết bị nên mở các lớp đào tạo để nâng cao trình độ tay nghề của họ bằng cách thường xuyên tổ chức các lớp nâng cao trình độ kỹ thuật và phương pháp lắp đặt hiện đại.
Đối với nhân viên văn phòng nên cho nhân viên đi học các lớp nâng cao kỹ năng sử dụng máy vi tính và các nghiệp vụ khác liên quan. Đào tạo cho nhân viên mới: Việc định hướng và huấn luyện cho nhân
viên mới cũng rất quan trọng trong công tác đào tạo nhân viên, nó quyết định đến hiệu quả làm việc của nhân viên, giúp nhân viên cảm thấy tự tin khi hòa nhập với môi trường mới, nhanh chóng thích nghi với công việc và để giữ họ lại lâu dài với doanh nghiệp.
Đối với nhà quản lý: Luôn lắng nghe ý kiến phản hồi của nhân viên để biết những điểm yếu cũng như những thế mạnh họ.
Để quá trình đào tạo đạt được kết quả như mong muốn thì Giám đốc nên thường xuyên theo dõi quá trình đào tạo nhân viên, sau một thời gian Giám đốc có thể kiểm tra xem phương pháp đào tạo của mình có hiệu quả không. Nếu thấy hiệu quả thì nên khuyến khích thêm công tác đào tạo.
Ngoài đào tạo bên ngoài thì Công ty cũng nên lựa chọn phương án trực tiếp huấn luyện nhân viên dưới hai hình thức: Nhà quản lý trực tiếp kèm cặp hoặc cử nhân viên có kinh nghiệm hướng dẫn những người chưa có kinh nghiệm.
Quá trình đào tạo nhân viên của Công ty nên diễn ra theo trình tự:
- Xác định công việc: Căn cứ vào từng bộ phận, mỗi bộ phận sẽ ứng với một bài huấn luyện mà Giám đốc giao.
- Hướng dẫn lý thuyết: Khi cung cấp kiến thức về lý thuyết thì nhà quản lý nên lồng vào đó kinh nghiệm riêng của mình và tuyền cho nhân viên. - Làm mẫu: người hướng dẫn cần làm thử trước khi cho nhân viên xem để giúp họ hình dung lý thuyết được áp dụng vào thực tiễn ra sao, giải đáp những thắc mắc của họ trước khi để họ làm thử. Cần theo sát để uốn nắn người học.
- Thực hiện: Giai đoạn này nhân viên phải tự thực hiện công việc để tích lũy kinh nghiệm cho mình.
- Thảo luận: Thảo luận để lắng nghe những băn khoăn, thắc mắc của nhân viên, xem xét lại quá trình học tập và luyện tập, qua đó kích thích sáng tạo và động viên người học.