Chi phí kinh doanh là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của mọi doanh nghiệp, càng giảm được chi phí bao nhiêu thì lợi nhuận của nhà hàng càng tăng lên bấy nhiêu. Tuy nhiên thực hiện việc tiết kiệm chi phí không có nghĩa là cắt giảm một cách tùy tiện mà là cắt, giảm đến mức tối thiểu những khoản chi phí không hợp lý hoặc không cần thiết. Do đó, nhà hàng Á phải thường xuyên theo dõi và kiểm soát chi phí để nâng cao trách nhiệm và ý thức tiết kiệm của nhân viên, đồng thời ban lãnh đạo phải phân tích tình hình kinh doanh từ đó đưa ra những quyết định về chi phí cho hợp lý nhất.
2.2.1.1 Quản lý nguồn năng lượng:
- Tắt hoặc ngưng các thiết bị nhà bếp khi không sử dụng.
- Sau mỗi lần chế biến thức ăn, nhân viên nhà bếp cần kiểm tra lại việc tắt các thiết bị để tránh hỏa hoạn, đồng thời tiết kiệm năng lượng
- Tắt bếp trước khi món ăn chín được vài phút, bếp sẽ vãn còn đủ nóng để hoàn thành món ăn
- Đối với quạt thông gió: thường xuyên chùi rửa các bộ lọc, lưới chắn và cánh quạt, đảm bảo hiệu quả hút gió cao nhất. Bảo đảm lắp đặt và lựa chọn đúng công suất của các quạt hút gió cũng như tắt quạt thông gió khi không cần thiết.
- Phải kiểm tra định kì tất cả các thiết bị để duy trì hiệu suất của chúng, khi thấy có vấn đề cần báo ngay cho bộ phận sửa chữa về tình trạng của thiết bị (nhiệt độ trong kho lạnh, lò nướng…)
- Trong nhà hàng, các công tắc điện, điều hòa cần được điều chỉnh cho hợp lý. Ví dụ: thời gian vắng khách hoặc không có khách như lúc dọn buffet thì cần tắt bớt đèn và điều hòa ở những khu vực không cần thiết
2.2.1.2 Quản lý nguồn nước
- Mở vòi nước khi nào cần dùng và không để nước chảy thừa
- Do chức năng của bếp là nơi chế biến món ăn nên đòi hỏi phải luôn gọn gang, sạch sẽ. Hơn nữa, bếp luôn ngăn nắp sẽ giảm được lượng nước cần thiết để lau rửa vào cuối ngày
Để tăng hiệu quả của giải pháp tiết kiệp nguồn năng lượng, nguồn nước, khách sạn Bảo Sơn có thể kêu gọi sự tham gia của khách thông qua các bảng hoặc biển đặt tại phòng vệ sinh của khách
2.2.1.3 Quản lý chi phí đồ ăn:
Ngoài việc tiết kiệm nguồn năng lượng và nguồn nước nói trên, căn cứ vào thực trạng hoạt động kinh doanh của nhà hàng Á như đã phân tích ở trên, ta thấy có hai vấn đề nhỏ về chi phí cho đồ ăn có thể khắc phục được là:
- Lượng đồ ăn cho một xuất ăn hơi nhiều, khách thường không ăn hết xuất ăn của mình
- Một số món ăn buffet rất ít khách dùng nên thừa nhiều
Như vậy người bếp trường và quản lý nhà hàng cần tính toán lại lượng đồ ăn cho một xuất ăn sao cho phù hợp với khách. Việc tính toán này cần sự giúp đỡ của nhân viên phục vụ bàn vì họ là người phục vụ khách trực tiếp nên có thể quan sát được khách hàng tốt nhất.
Thêm vào đó, một số món ăn buffet có rất ít khách dùng như cháo, cá…Thay vì để các món ăn thừa nhiều như vậy, nhà hàng có thể thay đổi món khác. Điều này sẽ giảm được lượng thức ăn thừa và còn làm phong phú thêm thực đơn buffet cho nhà hàng Á.
Ngoài ra, nhà hàng Á nên thay đổi thực đơn theo mùa để tránh tăng chi phí cho việc mua nguyên vật liệu trái mùa.
Tóm lại, tiết kiệm nguồn năng lượng và nguồn nước không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn là biện pháp góp phần bảo vệ môi trường.Việc
điều chỉnh đồ ăn và thay đổi một số món ăn trong thực đơn buffet không những làm giảm chi phí cho đồ ăn thừa mà còn tăng thêm sự lựa chọn cho khách hàng.