Phân tích hiệu quả kinh doanh của nhà hàng Á:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh ăn uống của nhà hàng Á tại khách sạn Bảo Sơn – Hà Nội (Trang 27)

Dưới đây là bảng phân bổ nguồn vốn kinh doanh cho nhà hàng Á của khách sạn Bảo Sơn:

Đơn vị: Nghìn đồng

Năm 2008 2009 2010 2011

Nguồn vốn 990.000 1.337.000 2.405.000 1.616.000

(Nguồn:Báo cáo tổng kết năm của phòng kế toán-Khách sạn Bảo Sơn)

a. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp

Đây là chỉ tiêu hiệu quả kinh tế cơ bản nhất, cho chúng ta biết nếu ta bỏ ra một đồng chi phí thì sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu.

Áp dụng công thức :

H1 = Tổng doanh thu/Tổng chi phí . Trong đó: H1 là hiệu quả kinh tế

Áp dụng công thức và từ số liệu bảng 2.9 ta có:

Bảng 1.7: Hiệu quả kinh tế của nhà hàng Á giai đoạn 2008-2011

Đơn vị: Nghìn đồng, lần

STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1 Tổng doanh thu 4.344.000 4.985..000 5.539.000 5.889.000 2 Tổng chi phí 2.645.000 2.684.000 2.954.000 3.538.000 3 Hiệu quả kinh tế 1,642 lần 1,857 lần 1,824 lần 1,667 lần

(Nguồn: Tác giả chuyên đề)

Qua các con số trên có thể thấy nhà hàng kinh doanh tốt theo từng năm. Trong đó năm 2009 và năm 2010 là hai năm kinh doanh có lãi nhất của nhà hàng, năm 2010 hiệu quả kinh doanh có lớn hơn năm 2009 nhưng chỉ là rất nhỏ. Từ năm 2008 đến năm 2011 nhà hàng Á đều kinh doanh có lãi do nhà hàng khi bỏ ra một đồng chi phí đều thu được trên 1,5 đồng doanh thu.

b. Chỉ tiêu lợi nhuận, doanh lợi:

* Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí: Sử dụng các công thức:

H2 = (L/C)*100

Trong đó: + H2 là doanh lợi theo chi phí + L: tổng lợi nhuận trong kỳ

+ C: tổng chi phí trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả kinh kinh doanh của doanh nghiệp từ một đồng giá thành sản phẩm giá thành hàng hoá sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Áp dụng công thức và từ số liệu bảng 2.9 ta có:

Bảng 1.8: Chỉ tiêu doanh lợi tính theo chi phí giai đoạn 2008-2011

Đơn vị: Nghìn đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1 Tổng lợi nhuận trong kỳ 1.698.000 2.301.000 2.405.000 2.360.000 2 Tổng chi phí trong kỳ 2.645.000 2.684.000 2.954.000 3.538.000 3 Doanh lợi 64,19% 85,73% 81,41% 66,70%

(Nguồn: Tác giả chuyên đề)

Nhận xét: lợi nhuận của nhà hàng Á qua các năm đều lớn và mức độ tận dụng chi phí để tạo ra lợi nhuận của nhà hàng trong quá trình kinh doanh cũng khá tốt. Lợi nhuận của nhà hàng đạt từ 65% đến trên 80% chi phí và tương đối đồng đều qua các năm.

* Tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh: H’2 = (L/V)*100

Trong đó +H’2 là doanh lợi theo vốn + V: vốn kinh doanh trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp: một đồng vốn kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Bảng 1.9: Chỉ tiêu doanh lợi tính theo vốn kinh doanh giai đoạn 2008-2011 Đơn vị: Nghìn đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1 Tổng lợi nhuận trong kỳ 1.698.000 2.301.000 2.405.000 2.360.o00 2 Vốn kinh doanh trong kỳ 990.000 1.337.000 1.419.000 2.360.000 3 Doanh lợi 171,42% 172,02% 169,41% 142,65%

(Nguồn: Tác giả chuyên đề)

Nhận xét: Từ năm 2008 đến năm 2011 nhà hàng đã sử dụng nguồn vốn

đạt hiệu quả khá cao khi đầu tư 1 đồng vốn thu về khoảng 1,7 lần lợi nhuận, chỉ có duy nhất năm 2011, do bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như là cuộc khủng hoảng kinh tế và việc đầu tư vào trang thiết bị nên lợi nhuận bị giảm đi đáng kể nhưng vẫn ở mức cao.

c. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn

Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất, phản ánh kết quả chung nhất của hiệu quả sử dụng vốn và được sử dụng để so sánh hiệu quả đầu tư giữa các đơn vị khác nhau trong cùng một môi trường kinh doanh.

* Tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh: Công thức tính: H3A= L/V

Trong đó: + H3A: là hiệu quả sử dụng vốn tính theo lợi nhuận + L: tổng lợi nhuận trong kỳ

+ V: tổng vốn

Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp: một đồng vốn kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Áp dụng công thức và từ số liệu bảng 2.9 và 2.10 ta có:

Bảng 1.10: Hiệu quả sử dụng vốn tính theo tổng lợi nhuận giai đoạn 2008-2011

Đơn vị: Nghìn đồng,lần

1 Tổng lợi nhuận trong kỳ 4.890.500 5.843.550 5.993.700 6.356.500 2 Tổng vốn 990.000 1.337.000 1.419.000 1.616.000 3 Hiệu quả sử dụng vốn 1,7142 lần 1,7202 lần 1,6941 lần 1,4265 lần

(Nguồn: Tác giả chuyên đề)

Nhận xét: nhà hàng Á có hiệu quả sử dụng vốn khá cao và ổn định. Vào hai năm 2008 và năm 2009, nhà hàng đầu tư 1 đồng vốn đã thu về gần gấp đôi đồng lợi nhuận (hơn 1,7 đồng lợi nhuận). Đến năm 2010 và năm 2011 có sự sụt giảm do trên thị trường cạnh tranh gay gắt nhưng lợi nhuận vẫn ở mức cao trên 1,4 lần so với 1 đồng vốn đầu tư.

* Tỷ suất doanh thu theo vốn kinh doanh: được tính bằng doanh thu trên vốn kinh doanh.

H3B= D/V

Trong đó: + H3B: là hiệu quả sử dụng vốn theo tổng doanh thu + D: Tổng doanh thu trong kỳ

+ V: tổng vốn

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh bỏ ra sẽ tạo được bao nhiêu đồng vốn doanh thu.

Bảng 1.11: Hiệu quả sử dụng vốn tính theo tổng doanh thu giai đoạn 2008-2011 Đơn vị: Nghìn đồng, lần

STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1 Tổng doanh thu trong kỳ 4.344.000 4.985.000 5.359.000 5.889.000 2 Tổng vốn 990.000 1.337.000 1.419.000 1.616.000 3 Hiệu quả sử dụng vốn 4,3878 3,7284 3,7766 3,650

(Nguồn: Tác giả chuyên đề)

Nhận xét: năm 2008 đạt hiệu quả sử dụng vốn dựa trên doanh thu là lớn nhất khi nhà hàng đầu tư 1 đồng thu được trên 4 đồng doanh thu nhưng chi phí năm 2008 là khá lớn. Các năm còn lại tuy hiệu quả sử dụng vốn dựa trên doanh thu có giảm nhưng vẫn ở mức cao khi đầu tư 1 đồng vốn thu vế trên 3,5 đồng doanh thu.

Nhìn từ hai bảng số liệu trên, dễ dàng nhận thấy một điều là hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh của nhà hàng Á theo tổng doanh thu là khá lớn. Tuy nhiên tính hiệu quả sử dụng vốn theo lợi nhuận giảm đi nhiều và không theo một tỷ lệ, hay một chiều nhất định.. Điều đó cho thấy doanh thu của nhà hàng có tăng nhưng chưa chắc nhà hàng đã có hiệu quả trong sử dụng vốn.

d. Chỉ tiêu hiệu quả lao động

* Mức năng suất lao động bình quân:

H4 = D/N

Trong đó: H4: năng suất lao động bình quân D: Tổng doanh thu

N: số lao dộng bình quân

Chỉ tiêu này cho biết một lao động sẽ tạo ra bao nhiêu giá trị kinh doanh cho doanh nghiệp.

Đơn vị: Người

Năm 2008 2009 2010 2011

Tổng lao động 19 20 21 21

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của phòng nhân sự khách sạn Bảo Sơn)

Áp dụng công thức và số liệu bảng 2.16, ta có:

Bảng 1.13: Năng suất lao động bình quân giai đoạn 2008-2011

Đơn vị: Nghìn đồng,Nghìn đồng/ người

STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1 Tổng doanh thu 4.344.000 4.985.000 5.359.000 5.889.000 2 Tổng số lao động (người) 19 20 21 21

3 Năng suất lao động BQ

228.631,579 249.250 255.190,476 280.428,571

(Nguồn: Tác giả chuyên đề)

Nhận xét: hiệu quả lao động của nhà hàng Á đạt mức khá cao. Trong đó, năng suất lao động bình quân đạt hơn 200 triệu đồng đến gần 300 triệu đồng trên 1 lao động. Từ bảng số liệu chúng ta cũng nhận thấy năng suất lao động bình quân của nhà hàng tăng dần từ năm 2008 và đến năm 2011 thì đạt mức cao nhất. Điều này có thể là do mỗi năm nhà hàng luôn có sự đổi mới về cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ nhằm hoàn thiện và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nhân viên làm việc.

* Hiệu quả bình quân mỗi lao động: H’4= L/N

Trong đó: H’4: Hiệu quả lao động bình quân L: tổng lợi nhuận

Chỉ tiêu này cho chúng ta biết lợi nhuận bình quân trên tổng số lao động của nhà hàng, hay một lao động thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận . Chỉ tiêu này cũng dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của

nhà hàng và so sánh giữa hai kỳ phân tích.

Hiệu quả lao động bình quân của nhà hàng Á từ năm 2008 đến năm 2011 được tính theo công thức như sau:

Bảng 1.14: Hiệu quả lao động bình quân giai đoạn 2008-2011

Đơn vị: Nghìn đồng, nghìn đồng/ người

STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2008 Năm 2011

1 Tổng lợi nhuận 1.698.000 2.301.000 2.405.000 2.360.000 2 Tổng số lao

động (Người)

19 20 21 21

3 Hiệu quả lao động BQ

88.894,736 115.050 114.523,809 112.380,952

(Nguồn: Tác giả chuyên đề)

Nhận xét: hiệu quả lao động bình quân của nhà hàng qua các năm khá cao và tương đối đồng đều. Một lao động trong nhà hàng mỗi năm làm ra bình quân trên 100 triệu lợi nhuận. Năm 2009 và năm 2010, hiệu quả lao động là cao nhất và hiệu quả thấp nhất là vào năm 2008 tuy nhiên chúng ta chưa thể khẳng định hiệu quả lao động bình quân và năng suất lao động bình quân là biến đổi cùng chiều hay cùng tỷ lệ bởi vì nó cũng chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố khác, đặc biệt là chi phí.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh ăn uống của nhà hàng Á tại khách sạn Bảo Sơn – Hà Nội (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w