Biện pháp rèn luyện các kỹ năng diễnđạt cụ thể

Một phần của tài liệu Rèn luyện cho học sinh kỹ năng diễn đạt kết quả thu nhận và xử lý thông tin bằng sơ đồ, bằng hệ thống trong dạy học chương I - sinh học lớp 11 - trung học phổ thông (Trang 48)

2.2.4.1. Rèn luyện kỹ năng xác định được nội dung cần diễn đạt bằng sơ đồ, bảng

Để xác định được nội dung cần diễn đạt bằng sơ đồ, bảng học sinh cần phải nắm vững một số đặc điểm đặc trưng của sơ đồ, bảng đó là:

- Bảng dùng để diễn đạt những nội dung mà đồng thời một lúc nghiên cứu được nhiều mặt khác nhau và giữa các mặt có mối quan hệ với nhau. Trong học tập, bảng thường dùng để so sánh, đối chiếu, thiết lập quan hệ giữa các kiến thức

- Sơ đồ dùng để diễn đạt những nội dung có mối quan hệ phát sinh (logic phát triển nội dung)

Biện pháp rèn luyện:

Để rèn cho HS kỹ năng trên GV cần hướng dẫn cho HS nắm vững đặc điểm đặc trưng của sơ đồ, bảng như đã nêu trên, bên cạnh đó cần sử dụng các câu hỏi gợi ý, định hướng để hướng dẫn HS….để từ đó xác định được những nội dung cần được diễn đạt bằng sơ đồ, bảng.

VD về sử dụng câu hỏi định hướng: Khi dạy bài 12: Hô hấp ở thực vật; GV có thể sử dung câu hỏi định hướng như sau:

- Đọc thông tin mục II –“ các con đường hô hấp ở thực vật” và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Kể tên các con đường hô hấp ở thực vật?

Câu 2: Hãy chỉ ra các các tiêu chí để phân biệt các con đường đó?

Câu 3: Có thể diễn đạt sự khác nhau giữa các con đường hô hấp bằng hình thức nào?

Như vậy, với các câu hỏi định hướng trên, HS có thể xác định được nội dung: sự khác nhau giữa các hình thức hô hấp ở thực vật cần được diễn đạt bằng bảng với các tiêu chí:

Các con đường hô hấp Tiêu chí so sánh

Phân giải kị khí Phân giải hiếu khí

1.Điều kiện 2. Nơi diễn ra 3.Các giai đoạn 4.Sản phẩm

2.2.4.2. Rèn luyện kỹ năng diễn đạt bằng sơ đồ, bảng

Để rèn luyện kỹ năng này, GV có thể triển khai ở 4 mức độ từ thấp đến cao như sau:

+ Mức độ thứ nhất: GV vừa lập sơ đồ, bảng; vừa giảng vừa điền vào các ô trong bảng hoặc sơ đồ. HS sẽ nghe giảng kết hợp quan sát để biết cách diễn đạt.

VD: Khi dạy bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ; GV vừa giảng vừa kẻ bảng: Sự hấp thụ ở rễ Tiêu chí so sánh Hấp thụ nƣớc Hấp thụ khoáng 1.Hình thức 2. Cơ chế

Sau khi kẻ bảng, GV yêu cầu HS nhắc lại một số kiến thức đã học, sau đó diễn đạt lại vào các ô, cột. Kết quả có bảng nội dung:

Sự hấp thụ ở rễ

Tiêu chí so sánh

Hấp thụ nƣớc Hấp thụ khoáng

1.Hình thức Thụ động Thụ động và chủ động

2. Cơ chế Thẩm thấu (từ nơi thế nước cao đến nơi thế nước thấp) Thẩm tách: +Thụ động: từ nơi nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp +Chủ động: Từ nơi nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao; cần ATP

+ Mức độ thứ hai: GV sử dụng phiếu học tập hoặc mẫu kẻ sẵn bảng; đặt tên các cột dọc – ngang; HS tự lấy thông tin diễn đạt vào các ô. Hoặc GV sử dụng phiếu học tập (bảng phụ) kẻ sẵn sơ đồ câm, yêu cầu HS hoàn thiện.

VD1: Khi dạy mục II.1 bài 8: Quang hợp ở thực vật; Gv có thể yêu cầu HS quan sát hình 8.2 - SGK để hoàn thành bảng:

Nội dung

Các bộ phận của lá

Đặc điểm cấu tạo Chức năng

Bề mặt lá Phiến lá

Lớp biểu bì dƣới Lớp cutin

Lớp tế bào mô dậu Lớp tế bào mô khuyết

VD 2: Khi dạy mục III - bài 17: Hô hấp ở động vật Gv có thể yêu cầu HS đọc thông tin mục III - SGK hoàn thiện sơ đồ câm

Sơ đồ biểu diễn các hình thức hô hấp ở động vật

+ Mức độ 3: GV hướng dẫn, HS tự xây dựng bảng, sơ đồ; tự diễn đạt vào bảng, sơ đồ.

VD: Khi dạy bài 15: Tiêu hóa ở động vật; GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II – III –IV để thiết lập bảng so sánh tiêu hóa ở các nhóm động vật.

Trên cơ sở các kỹ năng đã được rèn luyện, HS có thể lập được bảng: Nhóm ĐV

Nội dung

ĐV chưa có cơ quan tiêu hóa

ĐV có túi tiêu hóa ĐV có ống tiêu hóa

1.Đại diện ĐV đơn bào Ruột khoang, giun dẹp

ĐV có xương sống

2.Hình thức tiêu hóa

Tiêu hóa nội bào( thức ăn được thực bào và phân hủy nhờ enzim thủy phân chứa trong lizoxom)

- Tiêu hóa ngoại bào (nhờ các enzim tiết ra từ các tế bào tuyến tiêu hóa trên thành túi)

- Tiêu hóa nội bào

- Tiêu hóa ngoại bào(thức ăn được biến đổi cơ học và hóa học thành những chất đơn giản hấp thụ vào máu...) CÁC HÌNH THỨC HÔ HẤP Hô hấp qua bề mặt cơ thể: - Ví dụ: giun - Cơ chế: nhờ cơ chế khuếch tán

Một phần của tài liệu Rèn luyện cho học sinh kỹ năng diễn đạt kết quả thu nhận và xử lý thông tin bằng sơ đồ, bằng hệ thống trong dạy học chương I - sinh học lớp 11 - trung học phổ thông (Trang 48)